Bởi vì tại Sacombank nhân viên được xem là nòng cốt cho sự phát triển của ngân hàng, vì vậy yếu tố con người là vơ cùng quan trọng, là chủ thể của tất cả mọi giao dịch, mọi hoạt động tại Sacombank. Vì vậy muốn quản lý rủi ro hoạt động ngày càng hồn thiện, ngày càng phát triển thì trước hết phải có đội ngũ thực hiện được đào tạo bài bản, hiểu rõ về sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng, hiểu rõ các quy địn, quy trình. Đặc biệt là phải có đạo đức nghề nghiệp trong cơng viêc. Do đó
cơng tác tun truyền kiến thức quy trình là vơ cùng quan trọng để đảm bảo nhân viên có thể hiểu và tự nhân diện được rủi ro hoạt động trong quá trình thực hiện để giảm thiểu, phịng ngừa rủi ro hoạt động có thể xảy ra.
Đối với lãnh đạo cấp cao và cấp trung tại các đơn vị: Đây là đội ngũ nhân sự
nịng cốt, có chức năng truyền tải thơng tin cũng như có khả năng tác động mạnh mẽ đến cách thức làm việc của các nhân viên vì vậy cần tập trung đào tạo kiến thức cũng như đạo đức trong quản lý RRHĐ đối với nguồn nhân sự này. Trung tâm quản lý rủi ro cần tổ chức các khóa tập huấn cao cấp về RRHĐ cho cán bộ cấp cao và cấp trung, đảm bảo họ nắm vững tầm quan trọng của công tác quản lý rủi ro, thấu hiểu vai trò và trách nhiệm của bản thân, của đơn vị mà họ phụ trách trong việc giảm thiểu RRHĐ cho Sacombank.
Đối với cán bộ thừa hành những người trực tiếp làm công tác nghiệp vụ: Đây
là lực lượng tiếp xúc với khách hàng, nhận chứng từ và làm giao dịch nếu không hiểu rõ về quy trình, nghiệp vụ sản phẩm rất dễ dàng gây ra những hậu quả tổn thất khôn lường cho ngân hàng. Vì vậy cần phải chú trọng thường xuyên đào tạo cán bộ nghiệp vụ, kỹ năng làm việc đến tồn thể nhân viên có thể hiểu và làm việc hiệu quả, tránh trường hợp đào tạo cho có, hình thức, đảm bảo nhân viên thơng thạo quy trình, quy chế để tuân thủ. Các chi nhánh tự chủ động thực hiện tự đào tạo ngay tại chi nhánh, cấp phòng, phổ biến những quy trình, quy định mới, những sự cố rủi ro đã xảy ra tại Việt Nam và trên thế giới, những tình huống rửa tiền, để rút kinh nghiệm và nâng cao cảnh giác trong quá trình hoạt động.
Lãnh đạo cần kiên quyết quán triệt từ cấp trên xuống cấp dưới khơng vì chạy theo kế hoạch chỉ tiêu, mà bỏ qua việc tuân thủ đúng quy trình quy định. Hầu như các ngân hàng nói chung, và các chi nhánh hiện nay đang vì việc phục vụ khách hàng quan trọng, làm vừa lịng nhóm khách hàng này, tạo thuận lợi cho khách hàng, khách hàng không cần đến ngân hàng để giao dịch, nên giao dịch viên thường giao dịch trước khi có chữ ký khách hàng và sau đó đến tận nơi của khách hàng để hoàn thiện chứng từ kế toán. Điều này đã dẫn tới một số cán bộ đã lợi dụng sự tin tưởng của khách hàng, cũng như việc lơ là trong quản lý của lãnh đạo để thực hiện các
hành vi sai trái của mình như giả chữ ký để rút tiền của khách hàng, điều này ảnh hưởng cực kỳ quan trọng đến uy tín, hình ảnh của ngân hàng.
Đối với cán bộ nhân viên phụ trách về quản lý rủi ro: cần tham gia thường
xun các khóa đào tạo nghiệp vụ tín dụng, giao dịch, thanh tốn quốc tế... tại ngân hàng nhằm nâng cao kiến thức hỗ trợ tốt hơn cho các đơn vị khác trong công tác quản lý RRHĐ. Cần tham gia các buổi hội thảo của NHNN về quản lý rủi ro, chương trình đào tạo từ những đơn vị chuyên gia bên ngoài để bổ sung kiến thức trong công tác giảng dạy cũng như tác nghiệp, cập nhật thường xuyên xu hướng, diễn biến mới về RRHĐ trong nước và trên thế giới để có những cảnh bảo sớm, chuẩn xác đối với RRHĐ. Ngoài ra ngân hàng cần phải xây dựng các tiêu chuẩn khi bố trí cán bộ làm ở vị trí chun viên Quản lý rủi ro như: có kinh nghiệm làm cơng tác tín dụng/ quan hệ khách hàng hoặc hoạt động tối thiểu 01 năm.
Phát huy truyền thống của ngân hàng, mỗi cán bộ công nhân viên cần chuẩn mực trong xử lý công việc, luôn hướng đến cái mới, sẵn sàng đổi mới, hiện đại và văn minh. Từ đó nâng cao ý thức về chấp nhận và ứng xử đối với rủi ro, nâng cao tinh thần tự giác của cán bộ trong việc thống kê, báo cáo rủi ro hoạt động phát sinh tại bộ phận mình một cách đầy đủ và minh bạch, giúp cho công tác quản lý RRHĐ của hiệu quả hơn.