Chính sách, quy định về rủi ro hoạt động tại Sacombank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý rủi ro hoạt động theo BASEL II tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 58 - 60)

1.2 .1Khái quát về ủy Ban Basel

1.2.4 .2Tác động tiêu cực

2.2 Thực trạng công tác quản lý rủi ro hoạt động tại Sacombank

2.2.2 Chính sách, quy định về rủi ro hoạt động tại Sacombank

Sacombank đã không ngừng đổi mới để hội nhập, nắm bắt kịp thời xu hướng phát triển của thị trường. Đẩy nhanh tiến trình thực hiện dự án Basel II với mục tiêu hoàn thành vào năm 2019 theo lộ trình cam kết với NHNN, song song với việc triển khai thành công các dự án công nghệ thông tin như nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi (T24) và phiên bản mới Internet banking, Mobile banking, xây dựng hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM); thực hiện phần mềm khởi tạo, phê duyệt và quản lý cấp tín dụng (LOS); ra mắt ứng dụng quản lý tài chính Sacombank Pay... nhằm gia tăng năng lực quản trị rủi ro cũng như mang đến các giải pháp tài chính trọn gói và ưu việt cho khách hàng. Được tổ chức định mức tín nhiệm Moody’s nâng mức đánh giá triển vọng từ “tiêu cực” lên “ổn định”. Theo sau đó là việc nâng cao việc xây dựng, cập nhật và cải tiến các quy trình, quy định quản lý rủi ro hoạt động nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn và phù hợp hơn với thực tiễn.

Thực tế trong những năm gần đây, những sự kiện rủi ro hoạt động thường xuyên xảy ra trên cả hệ thống ngân hàng nói chung và cả Sacombank nói riêng với mức độ ảnh hưởng cao, làm xấu đi hình ảnh của hệ thống ngân hàng, mất đi niềm

tin của khách hàng. Do đó, Sacombank cũng cần có những thay đổi để hoàn thiện hơn nữa hệ thống quản lý cũng như kiểm soát tốt, chặt chẽ và có hiệu quả hơn trong hoạt động kinh doanh của mình thơng qua hệ thống văn bản nội bộ chuẩn như sau: Chính sách về quản lý rủi ro hoạt động của Sacombank theo quyết định số 465/2012/QĐ-HDQT ngày 30/08/2012 với đầy đủ các nội dung theo quy định của Basel II về nguyên tắc quản lý rủi ro rủi ro hoạt động, cơ cấu, chiến lược, mơ hình 3 trụ cột và khung quản lý RRHĐ, quy trình phát hiện, đánh giá và kiểm sốt rủi ro hoạt động cùng với các phương pháp, chỉ số tính tốn phù hợp … Đây là dấu hiệu cho thấy việc quản lý rủi ro hoạt động đã thật sự được quan tâm, chú trọng trong hệ thống Sacombank.

Triển khai và ban hành hướng dẫn sử dụng chương trình quản lý dữ liệu rủi ro hoạt động theo quyết định số 1621/2016/QĐ-QLRR từ ngày 01/06/2016 nhằm mục đích thống kê các dấu hiệu sự cố RRHĐ tại Hội Sở Chính, Chi nhánh, Phịng giao dịch để đảm bảo về việc xây dựng kho dữ liệu sự kiện quá khứ để phòng trách rủi ro trong tương lai cho các lỗi tương tự và để đảm bảo việc kiểm soát, giám sát các báo cáo RRHĐ hiệu quả hàng tháng, hàng quý và hàng năm.

Ngoài các văn bản chính về rủi ro hoạt động, hệ thống các văn bản quy trình nội bộ hỗ trợ cho hoạt động quản lý RRHĐ như Quy chế hoạt động của Uỷ ban Quản lý rủi ro nhằm nâng cao năng lực quản trị hệ thống của HĐQT thông qua việc thiết lập và phát huy đầy đủ vai trị, vị trí của các Ủy ban thuộc HĐQT theo thông lệ quốc tế và quy định của Pháp luật; các quy định về cập nhập thông tin khách hàng lên hệ thống; Thông báo về chấn chỉnh nhập liệu thông tin khách hàng trên hê thống corebanking; chấn chỉnh quy trình vận hành và cung cấp thông tin; quy định về đánh giá mức lãi lỗ dự kiến; quy định về quản lý các chỉ số rủi ro trong hoạt động; quy định về các loại rủi trong trong hoạt động giao dịch tại quầy, ủy nhiệm chi, chuyển tiền; quy định về xử lý trách nhiệm đối với cá nhân, tập thể trong hoạt động nhằm tăng cường khả năng quản trị, hạn chế rủi ro hoạt động trong kinh doanh, góp phần đảm bảo giao dịch tại Sacombank ln an tồn và hiệu quả; tăng cường trách

nhiệm của cá nhân, tập thể trong hệ thống, góp phần thực hiện chuẩn mực văn hoá quản lý rủi ro hoạt động và nâng cao ý thức tuân thủ quy định trong các hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý rủi ro hoạt động theo BASEL II tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)