.7Mơ hình quản lý rủi ro tại ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý rủi ro hoạt động theo BASEL II tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 29)

Mỗi ngân hàng sẽ lựa chọn cho chính ngân hàng đó một mơ hình hoạt động, linh hoạt theo các thay đổi của thị trường cùng với các quy trình quản lý rủi ro cụ thể riêng biệt.

Bảng 1.1: Quy trình quản lý rủi ro của các ngân hàng nước ngoài Basel II Barclays JP Morgan

Chase UBS Nhận biết và đánh giá rủi ro Đánh giá (xác định, phân tích và đo lường) Xác định rủi ro Đo lường rủi ro

Xác định rủi ro Đo lường rủi ro có thể định lượng Các hoạt động

kiểm soát và phân chia nghĩa vụ

Kiểm soát Giám sát, Kiểm soát rủi ro Thiết lập các chính sách rủi ro Kiểm sốt Thơng tin và truyền đạt thông tin

Báo cáo Báo cáo rủi ro Báo cáo rủi ro

Giám sát các hoạt động và sửa chữa những thiếu sót Quản lý và thách thức Giám sát, Kiểm

soát rủi ro Kiểm soát

(Ghi chú: UBS: Universal bank in Switzerland, một ngân hàng lớn của Thụy sỹ) Việc thiết lập, áp dụng mơ hình quản lý rủi ro trong ngân hàng nói chung ban đầu chỉ đơn giản như là chức năng kiểm soát. Tuy nhiên trong thời gian gần đây và một phần là do tác động của Basel II, đã có một xu hướng phát triển theo hướng gọi là "Quản lý rủi ro tích hợp". Việc định nghĩa, giải thích, áp dụng cũng như thuật ngữ được dùng để miêu tả quy trình và mơ hình quản lý rủi ro rất khác nhau ở các ngân hàng thương mại.

Theo Bảng 1.1, các bước quản lý rủi ro luôn tương ứng với các yếu tố trong khuôn khổ của Basel. Các điểm cần lưu ý là các ngân hàng đều có xu hướng sử dụng các thuật ngữ "xác định” và “đo lường” hơn là “nhận biết” và “đánh giá” rủi ro trong hoạt động kinh doanh, các hoạt động giám sát luôn là một phần của các hoạt động kiểm sốt phịng ngừa và phát hiện các rủi ro, hoạt động kiểm tra, kiểm sốt nội bộ đóng vai trị quan trọng trong hoạt động giám sát rủi ro của ngân hàng.

Mơ hình quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại thể hiện ở mơ hình dưới đây:

Hình 1.5: Mơ hình hóa quản lý rủi ro phổ biến của các ngân hàng nước ngoài

“Nguồn: KPMG International, 2007” Theo hình 1.5 quy trình cụ thể được tiến hành như sau: (i) Đưa ra chiến lược, phân khúc (khẩu vị) về rủi ro ngưỡng chấp nhận, từ chối hoặc giảm thiểu RRHĐ, vaii trò, trách nhiệm của các bên liên quan trong hệ thống mỗi ngân hàng từ Hội đồng quản trị (HĐQT), đến ban điều hành, từ hội sở chính đến các chi nhánh và

phịng giao dịch, từ chính sách đến các quy trình, nghiệp vụ cụ thể. (ii) Đưa ra chính sách, định hướng, mục tiêu Quản lý rủi ro (QLRR): phù hợp với chiến lược kinh doanh, đưa ra cơ chế để nhận diện, đo lường và giám sát các rủi ro hoạt động trọng yếu, phải được Hội đồng quản trị phê duyệt, được cụ thể hóa trong điều hành và thực thi ở các cấp khác nhau của mỗi NHTM. (iii) Đưa ra phương pháp luận và phương pháp đo lường được các rủi ro trong hoạt động kinh doanh, dựa trên khả năng xảy ra và mức độ thiệt hại dự tính, các chốt kiểm sốt, các khâu giám sát rủi ro, khả năng ngăn chặn kịp thời hay ứng phó khẩn cấp, cả về công nghệ, thanh khoản. (iv) Xác định các bước cụ thể, xác định quy trình để nhận diện, đánh giá, quản lý và giảm thiểu rủi ro trong các hoạt động kinh doanh, phân chia trách nhiệm rõ ràng của cá nhân trong hệ thống mỗi NHTM, kết nối với Ngân hàng trung ương để đảm bảo giám sát theo yêu cầu và theo quy định. (v) Thực hiện các vấn đề về Con người, nhân lực và hệ thống trong quản lý rủi ro. (vi) Báo cáo cho ban lãnh đạo và các đơn vị kinh doanh tổng kết tình hình rủi ro trong hoạt động kinh doanh của toàn bộ hệ thống NHTM, cũng như toàn bộ cán bộ, nhân viên của mỗi ngân hàng, mỗi đơn vị ngân hàng. Trên cơ sở đó NHTM báo cáo cho ngân hàng trung ương, cơ quan quản lý theo yêu cầu và theo quy định về quản lý Nhà nước.

1.2 Tổng quan chung về Basel II 1.2.1 Khái quát về ủy Ban Basel 1.2.1 Khái quát về ủy Ban Basel

Ủy ban Basel về giám sát nghiệp vụ ngân hàng (Basel Committee on Banking Supervision – BCBS) là một ủy ban được thành lập năm 1974 bởi nhóm các ngân hàng trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước phát triển (G10) tại thành phố Basel, Thụy Sỹ. Sau việc phá sản hàng loạt các ngân hàng trong thập niên 1980, Ủy ban Basel đã nghiên cứu và ban hành hiệp ước về an tồn vốn có tên là hiệp ước Basel nhằm giúp các ngân hàng áp dụng sẽ được đảm bảo an tồn, ứng phó và giảm thiểu các loại rủi ro (bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường …)

Hiệp ước Basel đã trải qua các giai đoạn hoàn thiện, bổ sung và phát triển như sau: Năm 1998 ban hành hiệp ước Basel I, năm 1999 đề ra 25 nguyên tắc cơ bản về

thanh tra giám sát ngân hàng hữu hiệu, năm 2004 ban hành hiệp ước Basel II và năm 2010 là hiệp ước Basel III.

Bảng 1.2. Quá trình hình thành ủy ban Basel và sự ra đời của Basel I. II, III

BIS

- Bank for International Settlement –Ngân hàng Thanh toán Quốc tế.

- Thành lập: 1930 ở Basel –Thụy Sỹ là một tổ chức quốc tế của các ngân hàng trung ương, thậm chí có thể nói nó là ngân hàng trung ương của các ngân hàng trung ương trên thế giới.

- Hoạt động của BIS được thực hiện bởi các tiểu ban, ban thư ký của nó và bởi hội nghị tồn thể các thành viên được tổ chức hàng năm.

- BIS cũng cung ứng các dịch vụ ngân hàng, nhưng chỉ cho ngân hàng trung ương, hoặc các tổ chức quốc tế tương tự nó.

BCBS

- Uỷ ban Basel về Giám sát Ngân hàng – Thành lập: 1974 ở Basel – Thụy Sỹ bởi ngân hàng trung ương của 10 nước phát triển (G10). Hiện nay số nước thành viên BCBS là gần 30.

- BCBS tiến hành chuẩn hóa các quy định về vốn, đo lường vốn trong ngành ngân hàng.

Basel I

- 1988, BCBS ban hành “hệ thống đo lường vốn và rủi ro tín dụng, trong đó yêu cầu các ngân hàng hoạt động quốc tế phải nắm giữ một mức vốn tối thiểu để có thể đối phó với những rủi ro có thể xảy ra. Tiêu chuẩn an toàn vốn tối thiểu (tỷ lệ vốn bắt buộc tính trên tổng tài sản điều chỉnh theo hệ số rủi ro -CAR) là 8%”.

- Văn bản này được gọi là “Hiệp ước về vốn của Basel (Basel I), áp dụng trong các nước thành viên G10 kể từ năm 1992, nhưng sau đó có rất nhiều nước khác trên thế giới tự nguyện tuân thủ”.

Basel II

- 2004 BCBS ban hành phiên bản mới (Basel II) sau cuộc khủng hoảng ngân hàng những năm 1990, hiệu lực từ tháng 1/2007 và được thực hiện theo một lộ trình đến hết 2009, sau đó thực hiện

đầy đủ kể từ 2010.

- “Tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu vẫn là 8% của tổng tài sản có rủi ro, nhưng rủi ro được tính tốn theo 3 yếu tố chính mà ngân hàng phải đối mặt gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành (hay rủi ro hoạt động), rủi ro thị trường và trọng số rủi ro bao gồm nhiều mức, từ 0% đến 150% hoặc hơn. Theo đó, phần mẫu số để tính CAR có một số thay đổi đáng kể”.

Basel III

- 2010, chuẩn mực vốn Basel III được BCBS đưa ra trong bối cảnh các cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra trên phạm vi toàn cầu những năm 2007 -2010, nhằm bổ sung, khắc phục những hạn chế của Basel II, chủ yếu về quản lý thanh khoản, yêu cầu vốn đệm theo chu kỳ của nền kinh tế, giới hạn tỷ lệ đòn bẩy vốn.

- Basel III có hiệu lực từ năm 2013 và được thực hiện theo một lộ trình đến hết năm 2018, sau đó thực hiện đầy đủ kể từ 1/1/2019.

“Nguồn: được tác giả tổng hợp từ Basel II, III”

1.2.2 Vì sao thế giới thực hiện Basel III mà Việt Nam mới bắt đầu Basel II

Kết quả thực hiện Basel III mới nhất của BIS vừa được công bố do ủy ban Basel tiến hành vào 30/06/2014 là các quy định cuối cùng của Basel III đã hồn tồn có hiệu lực. Các ngân hàng lớn trên thế giới đều đã đáp ứng yêu cầu vốn tối thiểu theo Basel III và chuẩn bị áp dụng triệt để Basel III. Và điều đó như là một điều tất yếu trong quản trị rủi ro, điều này cũng đang tạo nên những áp lực và sức ép trong việc tuân thủ của các ngân hàng Việt nam.

Cũng không thể phủ nhận ngành ngân hàng trên thế giới đã phát triển và ra đời rất lâu, đạt đến một mức phát triển gấp nhiều lần tại Việt Nam. Vì vậy vốn dĩ Basel đi cùng với sự phát triển của ngành ngân hàng, bắt buộc họ phải luôn vận động và không ngừng phát triển. Khi đã hồn thành lộ trình của Basel II rồi thì tất yếu sẽ tiếp tục hướng tời những quy định an toàn hơn, tốt hơn mới mẻ hơn. Việt Nam ngành ngân hàng còn non trẻ, chúng ta vừa mới bước vào các chuẩn mực quốc tế theo lộ trình của Basel I. Cũng khơng nằm ngồi sự phát triển và bước tới một giai

đoạn mới chắc chắn chúng ta cũng phải tuân thủ các chỉ tiêu quốc tế đang sử dụng. Nhưng phải phù hợp theo một lộ trình tất yếu khơng thể nhảy qua mà tiến đến Basel III. Thấy thế giới đã hoàn thành và áp dụng Basel III chúng ta giết chết giai đoạn để hướng tới chuẩn cao hơn mà khơng có một bước nền vững chắc. Đó là một sự lựa chọn không phù hợp với tiến trình phát triển của ngân hàng. Ngồi ra Basel I, II, III là một tổng thể liên kết và là những bước đệm của quá trình. Những phiên bản sau là những phiên bản hỗ trợ và tăng cường dựa trên nền móng của những phiên bản trước. Vì vậy để có thể áp dụng đến chuẩn mực mới nhất. Tất yếu Việt Nam phải hoàn thành Basel II như một nền móng để tiến tới áp dụng Basel III. Đó là lý do vì sao thế giới đã tiến tới chuẩn Basel III và sắp IV mà chúng ta vẫn theo lộ trình của Basel II.

1.2.3 Giới thiệu về Basel II

Năm 1998, BCBS đã giới thiệu một khung rủi ro tín dụng (Basel I) xác định các tiêu chuẩn về vốn để hạn chế rủi ro kinh doanh của các ngân hàng và tăng cường hệ thống tài chính. Để đáp ứng các yêu cầu của phát triển liên tục trong ngành ngân hàng, các quy định này đã được sửa đổi và vào tháng sáu năm 2004, một hiệp ước về vốn mới (Basel II) được ban hành.

Mục tiêu của Basel II: “Nâng cao chất lượng và sự ổn định của hệ thống ngân hàng, tạo lập và duy trì một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng hoạt động trên bình diện quốc tế, đẩy mạnh việc chấp nhận các thông lệ nghiêm ngặt hơn trong lĩnh vực quản lý rủi ro”.

Do Việt Nam đang trong giai đoạn đầu tiếp cận thực hiện Basel II nên tác giả sử dụng mơ hình cấu trúc khung chính “Ba trụ cột” được đề cập trong Basel II.

a. Trụ cột thứ I: Vốn tối thiểu

Trụ cột I của Hiệp ước Basel II quy định tỷ lệ vốn tối thiểu mà các ngân hàng thương mại phải dự phịng là đáp ứng CAR >= 8% và nó được xác định một cách tổng quát dựa trên 3 loại hình rủi ro cơ bản mà ngân hàng thường đối mặt đó là rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường.

Quy trình kiểm tra, kiểm sốt của cơ quan chủ quản bao gồm các nguyên tắc cơ bản của việc kiểm tra, kiểm soát hướng dẫn quản lý rủi ro, quản lý tính minh bạch, độ tin cậy của hoạt động kiểm tra, kiểm sốt. Quy trình này khơng chỉ nhằm đảm bảo rằng các ngân hàng có đủ vốn để chống đỡ lại tất cả các rủi ro trong hoạt động kinh doanh mà cịn khuyến khích các ngân hàng phát triển và sử dụng các kỹ thuật quản lý rủi ro tốt hơn trong việc kiểm soát và quản lý các rủi ro.

Quy trình cho thấy trách nhiệm của ban quản trị điều hành ngân hàng trong việc xây dựng một quy trình đánh giá nguồn vốn nội bộ và xây dựng các mục tiêu về vốn phù hợp với đặc điểm về rủi ro và mơi trường hoạt động của ngân hàng.

Về phía các cơ quan chủ quản cần có trách nhiệm đánh giá xem các ngân hàng đang ước tính nhu cầu vốn tương ứng với rủi ro của họ như thế nào, với chất lượng hiệu quả ra sao, đồng thời có biện pháp can thiệp khi cần thiết. Ủy ban Basel ghi nhận có mối quan hệ giữa vốn ngân hàng với chất lượng hiệu quả của công tác quản lý rủi ro. Tuy nhiên, ủy ban Basel cũng khuyến cáo không nên coi lượng vốn tăng thêm là biện pháp đối phó với rủi ro tăng thêm của ngân hàng (có một số biện pháp khác như đẩy mạnh quản lý rủi ro, áp dụng các hạn mức nội bộ, tăng dự phòng, nâng cao năng lực quản lý nội bộ …)

Bốn nguyên tắc chính về kiểm tra, kiểm soát như sau (i) Ngân hàng nên có quy trình đánh giá tổng quan mức độ an toàn vốn trong mối liên hệ với các đặc điểm về rủi ro ngân hàng và có một chiến lược để duy trì vốn. Năm thuộc tính của một quy trình chặt chẽ gồm: Giám sát của hội đồng quản trị và ban điều hành, ước tính mức vốn hợp lý, đánh giá toàn diện các rủi ro, giám sát và báo cáo, đánh giá hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ. (ii) Cơ quan chủ quản cần kiểm tra và đánh giá các chiến lược và công tác đánh giá mức an toàn vốn nội bộ của ngân hàng, cũng như khả năng của các ngân hàng trong việc giám sát và đảm bảo sự tuân thủ các quy định về các tỷ lệ vốn. Các cơ quan chủ quản cần phải có động thái xử lý phù hợp nếu họ khơng hài lịng với kết quả của quy trình đánh giá. (iii) Các cơ quan chủ quản nên yêu cầu các ngân hàng duy trì các chỉ số an tồn vốn ở mức cao hơn các tỷ lệ vốn tối thiểu. (iv) Cơ quan chủ quản cần phải có biện pháp can thiệp ngay

ở giai đoạn đầu tiên để ngăn không cho mức vốn bị rớt xuống thấp hơn mức tối thiểu để giải quyết những thuộc tính rủi ro của một ngân hàng nhất định và cần hành động giải quyết tức thì nếu vốn khơng duy trì hoặc khơi phục được.

Hình 1.6 Ba trụ cột của Basel II

“Nguồn: Basel 2004”

c. Trụ cột thứ III: Nguyên tắc thị trường

Nguyên tắc thị trường bao gồm một tập hợp các yêu cầu về công bố thông tin cho phép người tham gia thị trường đánh giá những thơng tin chính yếu về quy mơ áp dụng, vốn, mức độ rủi ro, q trình đánh giá rủi ro. Thơng tin được công bố phải phù hợp khơng mâu thuẫn với chuẩn mực kế tốn, tương tác với cơng bố kế tốn; thông tin được công bố định kỳ, nội dung cần được thiết lập theo chuẩn mực quy định, đảm bào tính chính yếu, thơng tin độc quyền và bí mật.

1.2.4 Các tác động của Basel II đến hệ thống ngân hàng thương mại 1.2.4.1 Tác động tích cực 1.2.4.1 Tác động tích cực

Hỗ trợ ngân hàng tăng thêm tính an tồn bền vững hơn trong sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu của ngân hàng. Thơng qua các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn vốn và thanh khoản sẽ giúp ngân hàng hoạch định chiến lược hoạt động và kinh doanh an

toàn hơn, tích cực hơn. Thơng qua chiến lược nhận định rõ ràng hơn mục đích, hướng đi trong tương lai, giúp ngân hàng nắm bắt và tận dựng được thời cơ, chủ động ứng phó với những bất ổn, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý rủi ro hoạt động theo BASEL II tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)