6. Ý nghĩa của luận văn tại đơn vị nghiên cứu:
3.2 Dự đoán nguyên nhân tác động:
Qua kết quả phỏng vấn chuyên gia để kiểm chứng vấn đề tồn tại. Tác giả đã lọc lại còn 7 vấn đề được xem là tồn tại đối với hệ thống KSNB trong công tác chi
NSNN theo như đánh giá của chuyên gia cộng với việc qua quá trình thực tế làm việc tại KBNN Bình Phước tác giả dự đốn một số nguyên nhân tác động gắn với 5 thành phần của hệ thống KSNB.
3.2.1 Dự đốn ngun nhân về mơi trường tác động đối với công tác chi NSNN:
- Vấn đề: “Chất lượng đội ngũ CBCC của đơn vị KBNN Bình Phước cịn nhiều bất cập, một số cán bộ còn hạn chế về nghiệp vụ, thiếu kiến thức tin học, thao tác nghiệp vụ chậm. Có thể gây một số sai sót khơng đáng có trong cơng tác chi NSNN”.
Nguyên nhân dự đoán đưa ra:
+ Do CBCC chưa thay đổi tư duy trau dồi thêm những kiến thức về tin học hay cập nhật văn bản mới.
+ Do CBCC (Trung bình nằm trong độ tuổi từ 35 -40 tuổi) nên suy nghĩ theo lối mòn, làm việc theo kinh nghiệm, năm sau cứ theo năm trước mà làm, người đi sau theo người đi trước mà thực hiện, chưa nắm bắt cơ chế, chế độ mới, giải quyết cơng việc cịn chưa đảm bảo quy trình, chậm về thời gian theo quy định so với quy trình kiểm sốt chi NSNN.
+ Do KBNN chưa mở thường xuyên các lớp thi nâng ngạch để nâng ngạch công chức từ Sơ cấp, Trung cấp lên chuyên viên. (Ngạch Chuyên viên tương ứng với trình độ Đại học).
- Về vấn đề: “Số lượng CBCC vẫn cịn thiếu hụt biên chế so với dự tốn được giao gây khó khăn trong cơng tác kiểm sốt chi NSNN tại KBNN Bình Phước”.
Nguyên nhân dự đoán:
+ Do KBNN Bình Phước thực hiện theo Nghị quyết Trung ương 6 và 7 khóa XII của Đảng về tinh giản bộ máy biên chế, dù thiếu bên chế nhưng không được tuyển dụng thêm.
+ Do một số CBCC KBNN Bình Phước xin nghỉ theo nguyện vọng hoặc luân chuyển từ KBNN Bình Phước chuyển về gần gia đình để tiện cơng tác.
3.2.2 Dự đoán nguyên nhân về đánh giá rủi ro đối với công tác chi NSNN:
- Về vấn đề: “Nhận diện rủi ro từ hoạt động Thanh tra- Kiểm tra nội bộ, thanh tra chuyên ngành đến kiểm tra chuyên đề, từ kiểm tra định kỳ đến kiểm tra đột xuất, vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập trong quá trình nhận diện rủi ro. Hầu hết các vi phạm được mô tả diễn biến nhưng chưa đề cập hoặc đề cập sơ sài để nói về nguyên nhân và điều kiện phát sinh của rủi ro”.
Dự đoán nguyên nhân:
+ Do chưa xây dựng quy trình giám sát chặt chẽ các rủi ro và có kế hoạch đối phó trong các trường hợp có sự thay đổi về các chế độ chính sách chế độ, về cơ cấu tổ chức.
+ Do việc đánh giá rủi ro trong quá trình hạch tốn kế tốn hiện nay cịn mang tính chủ quan.
+ Do ý thức chấp hành chính sách chế độ về chi NSNN của một số đơn vị sử dụng ngân sách chưa nghiêm. Trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách chưa cao; trình độ cán bộ làm cơng tác kế tốn đơn vị cịn hạn chế, chưa nắm vững nghiệp vụ, khả năng nhận thức về luật và các văn bản chế độ còn hạn chế, chưa hiểu hết những hướng dẫn của cán bộ kiểm sốt chi khi có phát sinh.
+ Do KBNN Bình Phước chưa có biện pháp xử lý nghiêm khoản thanh tốn khơng đúng quy định do sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chỉ yêu cầu các đơn vị sử dụng ngân sách bổ sung hoàn thiện đầy đủ hồ sơ, thủ tục, điều kiện thanh toán.
+ Do một số đơn vị chưa chú trọng đúng mức việc kiểm tra hồ sơ chứng từ trước khi gửi đến Kho bạc và thường dựa vào kết quả kiểm soát chi của Kho bạc để hồn chỉnh hồ sơ. Từ đó ảnh hưởng đến cơng tác kiểm sốt chi của KBNN, ngoài ra, việc chấp hành chế độ, tiêu chuẩn định mức của một số đơn vị sử dụng ngân sách chưa tốt.
3.2.3 Dự đoán nguyên nhân về hoạt động kiểm sốt đối với cơng tác chi NSNN:
Vấn đề: “Kiểm tra tính chính xác của báo cáo hay việc kiểm tra dữ liệu đầu vào hiện nay cịn nhiều hạn chế do các thơng tin được tổng hợp từ các phần mềm riêng
lẻ. Việc nâng cấp hệ thống còn nhiều bất cập và thường xảy ra lỗi hệ thống, nhất là vào thời điểm cuối năm khi lượng chứng từ của các đơn vị giao dịch nhiều”.
Nguyên nhân dự đoán:
+ Việc kiểm tra dữ liệu đầu vào cịn hạn chế do kế tốn đơn vị thường tạm ứng trước, cuối năm mới tất toán, thanh toán các khoản chi nên có hiện tượng dồn chứng từ vào cuối tháng hoặc cuối năm. Một phần là do số lượng chứng từ nhiều, các đơn vị thường dồn vào cuối năm mới thanh toán.
+ Việc kiểm tra tính chính xác của báo cáo cịn hạn chế do khối lượng dữ liệu xử lý trên hệ thống nhiều, toàn bộ CBCC thuộc ngành Kho bạc đều thực hiện thao tác cùng một hệ thống chung từ KBNN Trung ương đến địa phương (KBNN Bình Phước) nên khơng thể tránh khỏi việc hệ thống xử lý chậm, tốn nhiều thời gian. + Do thông tin được tổng hợp riêng lẻ từ các phần mềm khác nhau, thường xuyên xảy ra lỗi hệ thống dẫn đến việc cung cấp báo cáo lên Thủ trưởng đơn vị còn chậm trễ.
3.2.4 Dự đốn ngun nhân về thơng tin và truyền thơng đối với công tác chi NSNN: NSNN:
Vấn đề: “Thông tin về văn bản mới hiện hành được truyền đến chưa kịp thời đến tất cả nhân viên của Kho bạc. Cán bộ cơng chức tìm hiểu và nghiên cứu văn bản từ lãnh đạo phịng chưa tìm hiểu thêm trên mạng và hệ thống văn bản đi đến của kho bạc”.
Nguyên nhân dự đoán:
+ Do CBCC chỉ khi được lãnh đạo phòng, lãnh đạo đơn vị KBNN huyện triển khai mới tìm kiếm đọc khơng vận dụng tìm kiếm thêm các văn bản khác nữa trên trang EdocTC của KBNN Bình Phước.
+ Do thơng tin về các văn bản vẫn có sự chồng chéo, chưa có sự rạch rịi gây khó khăn trong cơng tác chi NSNN của CBCC KBNN Bình Phước.
3.2.5 Dự đốn nguyên nhân về giám sát:
- Đối với vấn đề: “Việc chấn chỉnh các sai phạm sau khi thành lập biên bản kiểm tra khơng được kiểm sốt lại hoặc sửa chữa qua loa. Điều này làm công tác sau thanh tra kém hiệu quả”.
Dự báo nguyên nhân:
+ Chưa có chế tài cụ thể để chấn chỉnh các sai phạm trong công tác chi NSNN. + Chưa chú trọng công tác sau kiểm tra. Thường được khắc phục đơn giản hoặc chỉnh sửa qua loa để hoàn thiện.
- Đối với vấn đề: “Công tác tự kiểm tra, kiểm tra chéo tại đơn vị còn hạn chế chưa phát huy hiệu quả”.
Dự đoán nguyên nhân:
+ Do nhận thức của CBCC chưa được đúng mức, cịn xem nhẹ cơng tác tự kiểm tra, kiểm tra chéo.
+ Do ban lãnh đạo phòng, KBNN huyện chưa quan tâm đến công tác kiểm tra, kiểm tra chéo tại đơn vị.
Kết luận chương 3:
Chương này tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với cơng cụ là phỏng vấn 3 chuyên gia là Giám đốc và Phó Giám đốc là những người đứng đầu của đơn vị để tìm ra các vấn đề theo năm thành phần của hệ thống KSNB: Mơi trường kiểm sốt, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm sốt, thơng tin và truyền thông, giám sát. Từ các vấn đề đã được kiểm chứng, tác giả đã đưa ra một số nguyên nhân theo ý kiến của chuyên gia cũng như quan điểm của tác giả trong q trình cơng tác thực tế tại đơn vị. Chương tiếp theo tác giả thực hiện kiểm chứng nguyên nhân thực sự tác động đến năm thành phần của hệ thống KSNB đối với công tác chi NSNN.
CHƯƠNG 4 KIỂM CHỨNG NGUYÊN NHÂN 4.1 Phương pháp kiểm chứng nguyên nhân
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với cơng cụ là thảo luận nhóm và phân tích để thực hiện kiểm chứng những nguyên nhân đã đưa ra trong 5 yếu tố của hệ thống kiểm sốt nội bộ đối với cơng tác chi ngân sách nhà nước tại Kho Bạc Nhà Nước Bình Phước, nhằm kiểm định các nguyên nhân thông qua việc thảo luận nhóm với chuyên gia (15 chuyên gia) hiện đang làm việc tại Kho Bạc Nhà Nước Bình Phước. Bao gồm các ơng bà có tên danh sách theo phụ lục 3.
Trước khi thực hiện một buổi gặp mặt với 15 chuyên gia để thảo luận nhóm, trong thời gian từ 01/05/2019-10/05/2019 tác giả liên hệ gặp mặt trực tiếp riêng với 15 chun gia, sau đó trình bày ý kiến muốn nhờ các chun gia tham gia vào buổi thảo luận nhóm để tác giả xin ý kiến cho việc nghiên cứu đề tài luận văn: “Hoàn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ đối với cơng tác chi ngân sách nhà nước tại Kho Bạc Nhà Nước Bình Phước”. Sau khi được sự đồng ý của 15 chuyên gia. Tác giả
xin phép được ấn định ngày tổ chức thảo luận nhóm là 17h00 chiều ngày thứ 6 nhằm ngày 17/05/2019 tại KBNN Bình Phước toạ lạc tại 488, Quốc lộ 14, phường Tân Phú, Thành phố Đồng xồi, tỉnh Bình Phước. Lý do tác giả chọn ngày, giờ như trên là tạo sự thuận tiện cho các chuyên gia sau khi tan ca vào ngày cuối tuần, các chuyên gia có thời gian để thảo luận nhóm.
Cuộc thảo luận nhóm được tổ chức tại phịng họp của KBNN Bình Phước lúc 17h20 phút, các chuyên gia đã có mặt đầy đủ.
Nội dung của thảo luận với 15 chuyên gia được chia thành 2 nội dung chính: Trước khi đi vào nội dung chính tác giả giới thiệu cho các chuyên gia biết những dự đoán nguyên nhân trong phần 3.2 đã trình bày để các chuyên gia nắm sơ lược về nguyên nhân tác động của các vấn đề đối với 5 thành phần của hệ thống KSNB, những ảnh hưởng của hệ thống KSNB với công tác chi NSNN.
Tác giả đưa ra bảng câu hỏi theo phụ lục 4 (gồm 18 câu hỏi- tương ứng với 18 nguyên nhân) phát trực tiếp cho các chuyên gia để tiện theo dõi.
Sau khi các chuyên gia đọc bảng câu hỏi đều thống nhất với những vấn đề đã đưa ra. Các nguyên nhân được những chuyên gia xem xét một cách kỹ lưỡng, bàn luận sôi nổi thu được kết quả của cuộc thảo luận như phần trình bày 4.2 về kết quả kiểm chứng nguyên nhân dưới đây
4.2 Kết quả kiểm chứng nguyên nhân:
4.2.1 Kết quả kiểm chứng nguyên nhân về môi trường tác động:
Theo kết quả của cuộc thảo luận các chuyên gia đưa ra nhận định:
- Về vấn đề: “Chất lượng đội ngũ CBCC của đơn vị KBNN Bình Phước cịn nhiều bất cập, một số cán bộ còn hạn chế về nghiệp vụ, thiếu kiến thức tin học, thao tác nghiệp vụ chậm.. có thể gây một số sai sót về nghiệp vụ khơng đáng có trong cơng tác chi NSNN”.
+ Các chuyên gia đều đồng ý tán thành 100% với nguyên nhân thứ nhất là do CBCC chưa thay đổi tư duy, trau dồi thêm những kiến thức về tin học hay cập nhật văn bản mới. Các chuyên gia cho hay việc trau dồi kiến thức là phải thực hiện thường xuyên định kỳ và hằng ngày, với KBNN đang hướng đến mục tiêu xây dựng “Kho bạc điện tử” thì việc thiếu kiến thức về tin học gây ảnh hưởng rất lớn trong công tác cũng như giải quyết công việc, thao tác chậm chạm gây ùn tắc chứng từ chi NSNN.
+ Nguyên nhân thứ hai việc CBCC (Có độ tuổi trung bình từ 35 -40 tuổi) suy nghĩ theo lối mịn, làm việc theo kinh nghiệm, năm sau cứ theo năm trước mà làm, người đi sau theo người đi trước mà thực hiện, chưa nắm bắt cơ chế, chế độ mới, giải quyết cơng việc cịn chưa đảm bảo quy trình, chậm về thời gian theo quy định so với quy trình kiểm sốt chi NSNN. Các chuyên gia nhận định, vấn đề làm việc theo lối mòn đang ngày càng lan rộng, đây thật sự là nguyên nhân gây nguy hiểm trong cơng tác kiểm sốt chi. Chun gia Phạm Văn Tuyển cho hay: “Qua công tác chi NSNN, ông đã thấy việc CBCC chi lương cho một số đơn vị trong đó bảng lương gửi cho Kho bạc ghi thêm cột Phụ cấp khác cho một số công chức của đơn vị. KBNN Bình Phước đã kiểm tra thì phát hiện cột Phụ cấp khác là cơng chức đó
khơng được hưởng. Sau đó lập tức điều chỉnh thu hồi kịp thời. Đây là ví dụ điển hình trong q trình kiểm soát thanh toán chi lương, CBCC nhận bàn giao từ cơng chức kiểm sốt chi trước cứ theo tiếp đó mà làm, khơng kiểm tra tính hợp lý gây sai lệch số chi NSNN với thực tế chi”. Theo đánh giá các chuyên gia và bản thân tác giả đều đồng ý với nguyên nhân này.
- Về vấn đề: “Số lượng CBCC vẫn còn thiếu hụt biên chế so với dự toán được giao gây khó khăn trong cơng tác kiểm soát chi NSNN tại KBNN Bình Phước”.
+ Đối với vấn đề này nguyên nhân do KBNN Bình Phước thực hiện theo Nghị quyết Trung ương 6 và 7 khóa XII của Đảng về tinh giản bộ máy biên chế, dù thiếu bên chế nhưng không được tuyển dụng thêm. Theo chuyên gia đây là việc phải thực hiện theo chỉ thị của Đảng, nên đây cũng không phải là nguyên nhân của vấn đề thiếu hụt biên chế. Các chuyên gia không đồng ý với nguyên nhân này.
+ Theo chuyên gia do một số CBCC KBNN Bình Phước xin nghỉ theo nguyện vọng hoặc luân chuyển từ KBNN Bình Phước chuyển về gần gia đình để tiện cơng tác nên gây ra tình trạng thiếu hụt cơng chức. Đây cũng là điều dễ hiểu, vì đối với CBCC thì việc cơng tác gần gia đình là để xây dựng gia đình. Góp phần n tâm trong công tác chi NSNN, thực hiện tốt nhiệm vụ của Đảng và nhà nước giao phó. Đây mới chính ngun nhân của vấn đề thiếu hụt cơng chức kiểm sốt chi gây khó khăn trong cơng tác chi NSNN.
+ Ngoài ra theo chuyên gia thì việc CBCC cơng tác gần gia đình là điều tất nhiên, có 7 chuyên gia đồng ý và 8 chuyên gia không đồng ý với nguyên nhân trên, do đó các chuyên gia đưa ra một nguyên nhân khác là số lượng CBCC nghỉ hưu tăng trong một số năm gần đây, do đa phần CBCC thuộc hệ thống KBNN là những công chức lớn tuổi. Một số cơng chức bị bệnh dài ngày hoặc có chuyện cá nhân, gia đình, vì thời gian nghỉ dài nên không thể đảm bảo công tác theo đúng kế hoạch. (Theo thống kê của Phòng Tổ chức cán bộ, năm 2018 có 4 CBCC nghỉ hưu, 2 CBCC bị bệnh hiểm nghèo).
Theo như tác giả được biết thì qua quá trình làm việc cũng như tình hình chung của đơn vị thì những năm vừa qua số lượng CBCC của KBNN Bình Phước có sự chuyển đổi mạnh về vị trí việc làm cũng như việc thiếu hụt biên chế, những ý kiến của các chuyên gia đưa ra đều đúng với thực trạng trên. Việc thiếu hụt biên chế cũng là việc đáng quan tâm tại đơn vị. Số lượng công việc nhiều nhưng biên chế không đủ để đáp ứng nhiệm vụ gây ra một số cơng việc khơng hồn thành đúng như kế hoạch đề ra.
Đối với việc KBNN chưa mở thường xuyên các lớp thi nâng ngạch để nâng ngạch công chức từ Sơ cấp, Trung cấp lên chuyên viên. Đây cũng là vấn đề bất cập hiện nay. Ngạch chuyên viên tương đương với trình độ Đại học, qua một số trao đổi với CBCC của đơn vị cho biết là dù đã có bằng Đại học từ lâu nhưng số lượng CBCC vẫn phải hưởng mức lương ở ngạch Cán sự- tương đương trình độ trung cấp, cao đẳng. Việc mở lớp là do Vụ Tổ chức cán bộ của KBNN do đó mức lương và chế độ hưởng lương cũng theo ngạch bậc chức vụ.
4.2.2 Kiểm chứng nguyên nhân về đánh giá rủi ro:
- Về vấn đề: “Nhận diện rủi ro từ hoạt động Thanh tra- Kiểm tra nội bộ, thanh tra