6. Ý nghĩa của luận văn tại đơn vị nghiên cứu:
5.5 Giải pháp hoàn thiện về giám sát:
Công tác sau kiểm tra, kiểm soát là khâu cuối cùng và không thể thiếu của một hoạt động kiểm tra, KSNB, nó có vai trị quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả các hoạt động nghiệp vụ của KBNN. Mục đích của cơng tác sau kiểm tra, kiểm sốt nhằm chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, thiếu sót, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả các hoạt động chun mơn nghiệp vụ. Vì vậy để nâng cao chất lượng cơng tác sau thanh tra, kiểm tra cần phải có những giải pháp cụ thể như sau:
Tại KBNN Bình Phước: Đầu năm căn cứ kế hoạch kiểm tra có chia ra hàng quý kiểm tra nghiệp vụ công tác chuyên môn, công tác tổ chức cán bộ, công tác
phịng chống tham nhũng… Tùy theo tình hình thực tế của đơn vị, căn cứ theo nội dung kiểm tra sẽ kiểm tra theo nội dung đã đề ra và kiểm tra đột xuất nếu thấy cần thiết. Sau kiểm tra Phịng Thanh tra- kiểm tra sẽ có báo cáo kết quả kiểm tra và sẽ theo dõi việc khắc phục sau kiểm tra.
Đối với KBNN cần xây dựng và ban hành mới quy trình xử lý sau thanh tra, kiểm tra thay thế quy trình ban hành theo Quyết định số 1540/QĐ-KBNN, cần phải nghiên cứu xây dựng Quy trình thanh tra kiểm tra cụ thể ở từng lĩnh vực, từng đối tượng.
Ngoài việc thiết kế, vận hành hệ thống KSNB để CBCC thực hiện các mục tiêu chung của đơn vị nó cịn có chức năng giám sát giữa các CBCC với nhau, giữa các bộ phận lẫn nhau. Tuy nhiên Ban lãnh đạo cũng cần phải thường xuyên kiểm tra, giám sát các công việc hàng ngày trong phạm vi quản lý qua đó cũng sẽ phát hiện được những điểm chưa hợp lý, bất cập của hệ thống và có biện pháp điều chỉnh kịp thời để phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị. Ban lãnh đạo đơn vị cũng cần phải quan tâm đến việc tiếp nhận các ý kiến phản hồi của các đơn vị giao dịch để điều chỉnh và giữ uy tín cho đơn vị.
+ Định kỳ Ban lãnh đạo cần phải tham gia xây dựng hệ thống, cùng nhau phân tích và đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống có phù hợp với điều kiện hiện tại của đơn vị hay không và đơn vị đã thực hiện tốt chưa.
- Giải pháp đề ra cho nguyên nhân do nhận thức của CBCC chưa được đúng mức, cịn xem nhẹ cơng tác tự kiểm tra, kiểm tra chéo: CBCC phải đề cao tính tự giác trong việc tự kiểm tra, rà soát hồ sơ, chứng từ hạch tốn. Xem xét có bị hạch tốn nhầm tiểu mục, nhầm tài khoản, kiểm tra việc số tiền bằng chữ và bằng số có khớp nhau trong chứng từ của đơn vị hay khơng. Để CBCC có nhận thức nhiều hơn trong công tác tự kiểm tra cũng như kiểm tra chéo chứng từ thì Ban lãnh đạo cũng không được xem nhẹ. Các chuyên gia đã đưa ra một số giải pháp dưới đây đứng trên góc độc là lãnh đạo đơn vị.
- Đối với công tác tự kiểm tra nội bộ, kiểm tra chéo là một trong những khâu quan trọng của quá trình quản lý các hoạt động KBNN, Ban lãnh đạo mà không
kiểm tra hoặc xem nhẹ khâu kiểm tra thì khơng thể nắm được diễn biến của quá trình quản lý, khơng thể đánh giá được khâu ban hành và tổ chức thực hiện quyết định của quá trình quản lý và từ đó khơng thể đạt được các mục tiêu mà công tác quản lý đã đề ra. Để khắc phục những hạn chế trên, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tự kiểm tra các chuyên gia đã đưa ra một số biện pháp sau:
+ Ban lãnh đạo cần phải quán triệt và thực hiện nghiêm túc từ việc xây dựng kế hoạch đến tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, thường xuyên theo dõi, đôn đốc các bộ phận nghiệp vụ, các CBCC trong đơn vị thực hiện tốt công tác tự kiểm tra.
+ Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tự kiểm tra hàng quý, năm. Kế hoạch kiểm tra phải có tính “động”, nghĩa là ngồi quy định cứng về nội dung, đối tượng bắt buộc phải được kiểm tra, cần có bổ sung, điều chỉnh khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm, hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng đơn vị. Trên cơ sở quy trình tự kiểm tra, đơn vị cần chủ động lựa chọn hình thức tự kiểm tra, nội dung kiểm tra sao cho phù hợp với đặc điểm tình hình của đơn vị mình. Phải coi đây là nhiệm vụ thường xuyên giống như hoạt động nghiệp vụ. Ví dụ: lãnh đạo phịng kiểm sốt chi NSNN có thể phân cơng nhiệm vụ cho một CBCC hoặc một nhóm CBCC tại phịng làm công tác tổng hợp, thực hiện báo cáo, người này sẽ xem xét lấy dữ liệu báo cáo, phát hiển các lỗi sai trong quá trình nhập chứng từ chi NSNN của các CBCC khác trong phòng.
+ Về nội dung kiểm tra, do những sai phạm hiện nay khá đa dạng và có xu hướng xảy ra ở hầu hết các lĩnh vực nghiệp vụ trong công tác chi NSNN, nhưng với thời gian có hạn do đó chúng ta cần phải tăng cường kiểm tra chuyên đề và luôn chú ý lại việc khắc phục những sai sót qua kiểm tra.
+ Kết quả tự kiểm tra của từng phòng, từng KBNN huyện, từng cá nhân phải được phản ảnh đầy đủ, trung thực, chính xác, đánh giá một cách khách quan, được phổ biến cơng khai trong phạm vi tồn đơn vị để mọi người cùng rút kinh nghiệm và phòng tránh. Gắn kết quả công tác kiểm tra với trách nhiệm của mỗi CBCC trong việc thực hiện kiểm tra về tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ chứng từ đã kiểm tra.
Những lỗi thiếu sót qua tự kiểm tra có thể được xem xét, coi là một tiêu thức bình xét kết quả thi đua khen thưởng hàng quý, năm.
Kết luận chương 5:
Kết hợp với cơ sở lý luận về hệ thống KSNB nói chung và thực trạng đã nghiên cứu tại KBNN Bình Phước nói riêng, mục đích của chương này là đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện năm bộ phận của hệ thống KSNB tại KBNN Bình Phước. Những giải pháp dựa trên cơ sở thực tế công tác cũng như qua trao đổi thảo luận với chuyên gia là những cơng chức đang cơng tác tại KBNN Bình Phước. Tuy những giải pháp trên cịn hạn hẹp nhưng nó cũng góp phần khơng nhỏ trong cơng tác chi NSNN tại KBNN Bình Phước đó là hạn chế các rủi ro sai sót, gian lận trong q trình hạch tốn, đảm bảo thơng tin kế tốn chính xác và đáng tin cậy, tăng cường việc bảo vệ tài sản của nhà nước nói chung và của KBNN Bình Phước nói riêng qua đó thúc đẩy việc quản lý quỹ ngân sách nhà nước hiệu quả.
KẾT LUẬN Tóm tắt kết quả nghiên cứu:
Trong quá trình vận hành và hoạt động của Nhà nước thì Ngân sách Nhà nước luôn được xem là nguồn tài chính quan trọng. Việc kiểm sốt cơng tác chi Ngân sách Nhà nước cũng là một bài tốn khó đối với Chính Phủ và Bộ Tài chính. Vì thế, việc kiểm sốt cơng tác chi NSNN góp phần lớn trong việc sử dụng NSNN một cách hợp lý, tiết kiệm, phịng, chống lãng phí. Để cơng tác kiểm sốt chi NSNN được hiệu quả thì việc có một hệ thống KSNB hữu hiệu sẽ là một công cụ đắc lực trong việc hạn chế những rủi ro, sai sót xảy ra. Hệ thống KSNB phải được thiết lập, duy trì đối với hoạt động của đơn vị, tăng cường kiểm sốt đối với hoạt động nghiệp vụ có rủi ro cao. Hệ thống KSNB là công cụ quản lý. Do đó hệ thống KSNB khơng thể tách rời với sự phát triển của nền kinh tế đặc biệt là với khu vực cơng. Vuan đến tính Luận văn đã tìm ra vấn đề tồn tại trong hệ thống KSNB đối với công tác chi NSNN tại KBNN Bình Phước, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với cơng cụ phỏng vấn và thảo luận nhóm để đưa ra nhận định về vấn đề, cũng như kiểm chứng lại vấn đề, kiểm chứng lại ngun nhân đã được dự đốn trước đó.
Kết quả nghiên cứu dựa vào quá trình thực hiện tham khảo ý kiến của chuyên gia, qua cách tác giả xem xét quan sát thực tế tại đơn vị đã tìm ra được một số những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB đối với công tác chi NSNN tại KBNN Bình Phước. Hồn thiện hệ thống KSNB tại KBNN Bình Phước chính là góp một phần lớn trong cơng cuộc phát triển Đất nước.
Những giải pháp cho việc hoàn thiện hệ thống KSNB đối với công tác chi NSNN tại KBNN Bình Phước:
- Đề xuất được những giải pháp từ các giải pháp trước mắt đến giải pháp lâu dài, từ giải pháp tổng quát đến cụ thể. Điều này được đưa ra do việc dựa trên những kinh nghiệm rút ra được từ quá trình thực thi nhiệm vụ của đơn vị, những hạn chế rủi ro đã được phỏng vấn, khảo sát từ CBCC của KBNN cũng như các đơn vị giao dịch.
- Giải pháp đặt ra về mơi trường kiểm sốt đối với cơng tác chi NSNN: u cầu CBCC phải có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cho những CBCC làm nghiệp vụ để nâng cao trình độ chun mơn, kỹ năng nghiệp vụ. Đơn vị KBNN Bình Phước cần phải có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cho những CBCC làm nghiệp vụ để nâng cao trình độ chun mơn, kỹ năng nghiệp vụ. Thường xuyên tổ chức các cuộc thi kiến thức về nghiệp vụ nhằm tạo cho CBCC có tinh thần học tập, lao động sáng tạo trong công tác.
- Giải pháp đặt ra về đánh giá rủi ro đối với công tác chi NSNN: Trong lĩnh vực chi NSNN thường xảy ra những rủi ro do đó định kỳ cần phải tổ chức rà sốt, kiểm tra cơng tác kiểm sốt chi khơng những theo nội dung trong khung quản lí rủi ro, sai sót mà cịn nội dung đã ban hành, đề nghị đơn vị KBNN Bình Phước đưa nội dung đó vào kiểm tra định kỳ. Các rủi ro sai sót trong cơng tác chi NSNN phải được đánh giá, tìm ra nguyên nhân thêm vào đó là phải chấn chỉnh, tránh sai phạm lặp lại. - Giải pháp đặt ra về hoạt động kiểm sốt đối với cơng tác chi NSNN: Ban lãnh đạo ln quan tâm đến hoạt động kiểm sốt của đơn vị, kiểm tra thường xuyên các hoạt động nghiệp vụ thơng qua báo cáo tài chính, báo cáo quản trị của đơn vị. CBCC chấp hành chế độ hạch toán kế tốn kịp thời, đảm bảo thơng tin tài chính,tình hình tn thủ trong đơn vị một cách kịp thời nhằm phục vụ cho công tác quản trị, điều hành có hiệu quả. Sự phân cấp xét duyệt của từng CBCC được rõ ràng, công khai, minh bạch. Trong quá trình kiểm sốt hoạt động của đơn vị nếu phát hiện những dấu hiệu vi phạm có thể xảy ra rủi ro phải báo cáo kịp thời cho Ban lãnh đạo hoặc CBCC làm công tác kiểm tra, giám sát để xử lý kịp thời ngăn chặn những rủi ro trong công tác chi NSNN.
- Giải pháp đặt ra về thông tin và truyền thông đối với công tác chi NSNN: Tăng cường công tác về thông tin, CBCC phải nắm bắt thông tin về văn bản chế độ mới một cách nhanh nhất, thường xuyên tra cứu trên các trang văn bản của KBNN Bình Phước, lưu sao văn bản một cách hợp lý để có cách hợp lý khi tra cứu văn bản. Thông tin báo cáo đến Ban Lãnh đạo kịp thời, số liệu báo cáo cung cấp nhanh. Về
trao đổi thông tin với đơn vị rõ ràng dễ hiểu, tránh gây hiểu nhầm, gây khó khăn trong cơng tác chi NSNN.
- Giải pháp đặt ra về giám sát đối với công tác chi NSNN: Tăng cường cơng tác giám sát trong đơn vị KBNN Bình Phước. Đánh giá việc tự kiểm tra, kiểm tra chéo thường xuyên, nâng cao trách nhiệm của CBCC trong công tác kiểm tra. Tăng cường cho CBCC thấy được tầm quan trọng của công tác tự kiểm tra.
Những hạn chế trong quá trình nghiên cứu:
Hạn chế thứ nhất là luận văn mới chỉ tập trung vào tìm hiểu hệ thống KSNB theo 5 thành phần từ đó thấy được vấn đề tồn tại, nguyên nhân và giải pháp đối với cơng tác chi NSNN tại KBNN Bình Phước.
Hạn chế thứ hai, luận văn có phạm vi nghiên cứu nhất định là tại công tác chi NSNN, chưa đi vào phân tích cụ thể ở tất cả các hoạt động nghiệp vụ tại KBNN ở phạm vi rộng hơn, bao quát hơn.
Hạn chế thứ ba là luận văn chỉ thực hiện trong phạm vi tại KBNN Bình Phước. Trong khi đó, khu vực cơng cịn bao gồm các cơ quan hành chính nhà nước, các đơn vị sự nghiệp… Do đó, các nghiên cứu trong tương lai có thể khai thác các lĩnh vực khác nhau trong khu vực công.
Hạn chế thứ tư là luận văn chỉ dừng lại ở việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với cơng cụ phỏng vấn chun gia và thảo luận nhóm chưa mở rộng ra các phương pháp nghiên cứu khác như phương pháp định lượng. Vì thời gian nghiên cứu và việc quan sát của tác giả chưa được nhiều, nên chưa phát hiện ra nhiều vấn đề hơn nữa của hệ thống KSNB đối với công tác chi NSNN tại KBNN Bình Phước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài Chính, Chuẩn mực Kiểm tốn số 315 Ban hành theo thơng tư số 214/2012/TT – BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012.
2. Bộ Tài chính, Quyết định 1357/QĐ-BTC ngày 19 tháng 7 năm 2017 – “Sửa đổi bổ sung điều 3 của Quyết định số 1399/QĐ-BTC ngày 15/7/2015 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”.
3. Bộ Tài chính, Quyết định 1399/QĐ-BTC ngày 15 tháng 7 năm 2015 – “Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”.
4. Bộ Tài chính, Thơng tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10 tháng 01 năm 2013 – “Về việc Hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS)”.
5. Bộ Tài Chính, Thơng tư số 39/2016/TT-BTC ngày 01 tháng 03 năm 2016 – “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Bộ Tài Chính Quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi Ngân sách nhà nước Qua Kho bạc Nhà Nước”.
6. Bùi Thanh Huyền, 2011. Hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ tại Kho bạc Nhà nước Quận 10 Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sĩ kinh tế chuyên
ngành kế toán. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2011.
7. Chính phủ, Quyết định số 26/2015/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ -“Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính”.
8. Kho bạc Nhà nước, Quyết định số 208/QĐ-KBNN ngày 09 tháng 4 năm 2011 – “Về việc ban hành tạm thời Khung kiểm sốt quản lý rủi ro trong cơng tác
kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua Kho bạc Nhà nước” 9. Lâm Chí Dũng, 2008. Nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước, NXB Tài chính,
kiểm sốt chi ngân sách tại cơ sở tài chính Phú Yên. Luận văn thạc sĩ chuyên
ngành Kế toán, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, tháng 10 năm 2013.
11. Lê Văn Thắng, 2013. Hồn thiện kiểm sốt nội bộ chi thường xun NSNN qua
KBNN Đồng Nai. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Lạc Hồng.
12. Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Hà Nội: Nhà Xuất bản Lao Động – Xã Hội, Thành phố Hồ Chí Minh