Giải pháp hoàn thiện về đánh giá rủi ro trong công tác chi NSNN:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với công tác chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước bình phước (Trang 63 - 68)

6. Ý nghĩa của luận văn tại đơn vị nghiên cứu:

5.2 Giải pháp hoàn thiện về đánh giá rủi ro trong công tác chi NSNN:

- Giải pháp cho nguyên nhân về nhận định xảy ra rủi ro trong quá trình thanh tra chuyên ngành cũng như thanh tra nội bộ trong cơng tác chi NSNN thì cần phải nhận dạng các yếu tố tác động, những rủi ro, mà nếu chúng xảy ra sẽ là mục tiêu bị ảnh hưởng để có các biện pháp đối phó, ngăn ngừa hoặc làm giảm thiểu tác hại gây ra. Để nhận dạng các rủi ro cần phải rà soát lại những nguy cơ tiềm ẩn của hoạt động nghiệp vụ kế toán chi NSNN. Việc lấy kết luận thanh tra KBNN, thanh tra chuyên ngành, thanh tra nội bộ, công chức KSC lấy đó làm cơ sở để khắc phục những sai sót, tăng cường cơng tác chi NSNN.

KBNN Bình Phước đang trong giai đoạn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC, nâng cao chất lượng công việc bằng cách tăng cường cơ sở

vật chất, trang thiết bị, máy tính làm việc hiện đại đáp ứng nhu cầu làm việc của các công chức trong công tác chi NSNN.

+ Hiện nay quy trình giám sát chặt chẽ và kế hoạch đối phó với các rủi ro trong cơng tác kiểm sốt chi trong các trường hợp có sự thay đổi về các chế độ chính sách, về cơ cấu tổ chức. Việc tăng cường cơ chế giám sát chặt chẽ sẽ góp phần thúc đẩy giảm thiểu rủi ro trong công tác chi NSNN một cách thấp nhất.

- Giải pháp cho việc đánh giá rủi ro trong q trình hạch tốn kế tốn hiện nay cịn mang tính chủ quan, chuyên gia nhận định cụ thể các biện pháp hạch toán kế toán như sau:

- Cơng chức KSC đóng vai trị quan trọng trong việc ghi chép, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin liên quan đến các số liệu chi ngân sách phục vụ cho việc quản lý và điều hành ngân sách các cấp.

+ Để nhập đầy đủ các yếu tố của chứng từ trên chương trình TABMIS địi hỏi cơng chức KSC tập trung cao độ. Một chứng từ có rất nhiều nội dung chi nhưng về phân đoạn mã tự nhiên, mã quan hệ ngân sách, mã địa bàn hành chính là cố định riêng chỉ thay đổi mã chương, mã nội dung kinh tế, mã ngành kinh tế. Ví dụ như bút tốn chi lương của ngân sách xã thông thường khoảng 20 đến 25 dòng, như vậy sau khi cơng chức KSC tập trung nhập chính xác mã mục lục ngân sách thì đồng thời cũng phải nhập lại 20 đến 25 lần cùng một mã địa bàn hành chính, mã quan hệ ngân sách. Như vậy trong q trình tác nghiệp địi hỏi sự tập trung cao độ của công chức KSC, nhưng cũng rất dễ dàng xảy ra sai sót. Vì vậy chương trình cần phải cài đặt mã địa bàn hành chính, mã nguồn ngân sách tự sinh ra mặc nhiên khi dùng phím Tab sang dịng tương tự như đoạn mã trên vừa nhập. Ví dụ như khi công chức KSC gõ tại dòng thứ nhất là 8123.4.1036707, mã địa bàn hành chính 22969, mã nguồn ngân sách 0212 thì khi dùng phím Tab sang dịng thứ hai các đoạn mã đó mặc nhiên đã được hiển thị, cơng chức KSC chỉ cần nhập nội dung thông tin của mục lục ngân sách, số tiền … Nếu được như vậy thì sẽ hạn chế rủi ro nhập sai mã địa bàn hoặc sai mã quan hệ ngân sách.

+ Đối với chương trình thanh tốn điện tử Kho bạc: Với những bút toán thanh tốn liên kho bạc ngoại tỉnh ra ngồi hệ thống, hiện nay sau khi chọn KBNN nhận và chọn thanh tốn ra ngồi hệ thống thì chương trình liệt kê toàn bộ danh sách các tổ chức ngân hàng, tín dụng trên tồn quốc, do đó cơng chức KSC rất mất thời gian để chọn mã ngân hàng nhận và dễ sai sót. Mặc khác thì tên tổ chức ngân hàng, tín dụng trong danh sách liệt kê là tên đầy đủ, nhưng thực tế trên chứng từ khách hàng gửi cho Kho bạc có nhiều tên viết tắt do vậy mà cơng việc tìm kiếm đúng ngân hàng nhận rất mất thời gian. Theo tác giả thì nên tổ chức lại danh sách các tổ chức ngân hàng, tín dụng trong thanh tốn liên kho bạc ngoại tỉnh theo hướng chỉ cho xuất hiện trong hộp thoại tên tổ chức ngân hàng, tín dụng trong phạm vị địa bàn của KBNN nơi nhận và viết kèm theo tên viết tắc của tổ chức ngân hàng, tín dụng đó. Nếu làm được như vậy sẽ hỗ trợ cho thanh toán viên giảm đáng kể thời gian xác định ngân hàng nhận và hạn chế thấp nhất những sai sót do chọn sai mã ngân hàng nhận.

- Dưới đây là một số giải pháp thực tế mà các chuyên gia đưa ra trong quá trình kiểm sốt nhập chứng từ chi đối với cơng tác chi NSNN.

+ Giải pháp phịng tránh rủi ro do hạch toán sai các phân đoạn mã: Chương trình TABMIS chưa kiểm soát phân đoạn mã địa bàn hành chính, nhưng khi chi ngân sách có kiểm sốt dự tốn sẽ tạo khó khăn khi tác nghiệp dẫn đến nhầm lẫn địa bàn chi ngân sách, xác định sai tồn quỹ ngân sách, rủi ro sẽ khơng kiểm sốt được tồn quỹ ngân sách. Hoặc do sơ suất hay có thể do cố ý người dùng có thể thay thế bất kỳ đoạn mã nào loại trừ mã Kho bạc, điều này có nghĩa là khoản hạch tốn của Kho bạc hay đơn vị sử dụng ngân sách, hay đối tượng nộp thuế ở địa bàn này có thể hồn tồn được hạch tốn cho đơn vị hay đối tượng ở Kho bạc khác. Đây thực sự là một nguy cơ rủi ro trong công tác kế toán trên hệ thống TABMIS. Để hạn chế những tồn tại này bản thân tác giả xin đưa ra giải pháp như sau: Hàng ngày phải in liệt kê chứng từ phát sinh và công chức chấm lại các chứng từ phát sinh đảm bảo khớp đúng.

+ Trong q trình hạch tốn thanh tốn, các chun gia cho ý kiến là ý thức chấp hành chính sách chế độ về chi NSNN của một số đơn vị sử dụng ngân sách chưa nghiêm. Trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách chưa cao; trình độ cán bộ làm cơng tác kế tốn đơn vị cịn hạn chế, chưa nắm vững nghiệp vụ, khả năng nhận thức về luật và các văn bản chế độ còn hạn chế, chưa hiểu hết những hướng dẫn của cán bộ KSC khi có phát sinh. Gây ra nhiều khó khăn cho CBCC KSC khi hạch tốn kiểm sốt chứng từ chi NSNN. Do đó cần phải đưa ra các giải pháp để thực hiện như “Sổ tay hướng dẫn” nhằm giúp cho CBCC KBNN và kế toán đơn vị sử dụng ngân sách tra cứu để thực hiện việc thanh toán các khoản chi NSNN. Chứng từ kế toán ngồi việc quy định phải đúng mẫu cịn phải quy định như đối với văn bản đó là phải đúng thể thức. Cần phải xây dựng phần mềm áp dụng thuận tiện cho các đơn vị sử dụng ngân sách. Đối với những đơn vị có điều kiện cần có quy định bắt buộc sử dụng phần mềm chương trình kế tốn trong cơng tác kế tốn nói chung và chứng từ kế tốn nói riêng. Các đơn vị sử dụng NSNN phải có trách nhiệm trong công tác lập, quản lý và sử dụng chứng từ kế toán nhất là đối với người đứng đầu và kế toán trưởng các đơn vị cần phải được đề cao.

+ Trong công tác hướng dẫn đơn vị, cần cụ thể rõ ràng. KBNN Bình Phước chưa có bảng thông báo quy định cụ thể để hướng dẫn cho các đơn vị vậy nên cần có những bảng điện tử hướng dẫn chỉ dẫn cho các đơn vị khi đến giao dịch tại KBNN Bình Phước.

Thêm vào đó, hiện nay KBNN đang triển khai chương trình Dịch vụ cơng Trực tuyến, nên giải pháp đặt ra là công chức KSC cần phải tích cực vận động các đơn vị sử dụng ngân sách tham gia vào chương trình Dịch vụ công trực tuyến (https://dvc.vst.mof.gov.vn/) để gửi chứng từ giao dịch qua Kho bạc mà không phải đưa chứng từ giấy. Ưu điểm của chương trình Dịch vụ cơng trực tuyến là kế tốn đơn vị khơng phải đến Kho bạc như trước mà chỉ cần thực hiện tại máy tính đơn vị mình, điều này giảm bớt thời gian và chi phí đi lại cho kế toán đơn vị cũng giảm bớt thời gian nhập liệu cũng như việc sai sót trong q trình nhập chứng

từ của cơng chức KSC. Chương trình Dịch vụ cơng trực tuyến hiện nay đem lại lợi ích cao, hướng tới mục tiêu phát triển “ Kho bạc điện tử” của Chính Phủ và Bộ Tài chính.

+ Theo chuyên gia cho biết theo như ngun nhân dự đốn đưa ra thì KBNN Bình Phước chưa có biện pháp xử lý nghiêm khoản thanh tốn khơng đúng quy định do sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chỉ yêu cầu các đơn vị sử dụng ngân sách bổ sung hoàn thiện đầy đủ hồ sơ, thủ tục, điều kiện thanh toán. Ngồi ra chun gia cịn cho biết thêm việc các đơn vị viện đủ lý do công việc cá nhân muốn thanh toán trước rồi bổ sung sau chứng từ, gây khó khăn cho CBCC kiểm sốt chi NSNN. Biện pháp đặt ra. Giải pháp đặt ra: Đề ra các hình thức xử lý nghiêm các khoản chi sai chế độ, tiêu chuẩn định mức.

+ Đối với nguyên nhân một số đơn vị chưa chú trọng đúng mức việc kiểm tra hồ sơ chứng từ trước khi gửi đến Kho bạc và thường dựa vào kết quả kiểm sốt chi của Kho bạc để hồn chỉnh hồ sơ. Từ đó ảnh hưởng đến cơng tác kiểm sốt chi của KBNN, ngoài ra, việc chấp hành chế độ, tiêu chuẩn định mức của một số đơn vị sử dụng ngân sách chưa tốt.

+ Việc ban hành quy định tạm thời khung quản lý rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ tại KBNN cần phải sinh hoạt thường xuyên để CBCC trong đơn vị nắm vững. Định kỳ phải có sự kiểm tra, đánh giá và rút kinh nghiệm để có biện pháp phịng ngừa, khắc phục.

+ Bên cạnh đó, lãnh đạo kho bạc phải thường xuyên kiểm tra và kịp thời phát hiện rủi ro trong các nghiệp vụ chuyên môn của công chức để hạn chế rủi ro xảy ra.

+ Trong lĩnh vực chi NSNN thường xảy ra những rủi ro do đó định kỳ cần phải tổ chức rà sốt đối với cơng tác chi NSNN khơng những theo nội dung trong khung quản lý rủi ro mà qua thực tế sẽ có những sai sót ngồi những nội dung đã ban hành đề nghị đơn vị đưa vào những nội dung đó. Ví dụ như định kỳ cần đưa ra bảng câu hỏi để rà soát các hoạt động nghiệp vụ kiểm soát chi tại đơn vị để tham khảo ý kiến cũng như tìm ra hướng xử lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với công tác chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước bình phước (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)