Giải pháp về hỗ trợ của cấp trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao động lực làm việc của nhân viên kinh doanh công ty TNHH MTV tài chính prudential việt nam khu vực hồ chí minh (Trang 77 - 79)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA

1. Một số khái niệm cơ bản

3.2.3 Giải pháp về hỗ trợ của cấp trên

+ Nội dung giải pháp

Cấp trên là những người đi tiên phong, dẳn dắt các thành viên trong nhóm đi đúng hướng, và luôn mong muốn các nhân viên của mình làm việc tích cực, có hiệu quả.

Tuy nhiên, khơng phải vì thế mà cấp trên ln áp đặt cho nhân viên của mình mà cấp trên nên có cách ứng xử hợp lý hơn, khơng nên trách cứ, chỉ trích, gây áp lực cho nhân viên khi không đạt chỉ tiêu đề ra, mà ngược lại cấp trên nên thay đổi cách ứng xử để cho nhân viên không cảm thấy bị ép buộc, căng thẳng mà đổi lại họ sẽ tự nguyện làm những điều đó một cách tích cực, sau đây là một số đề nghị của tác giả:

- Nói lời thơng cảm và động viên nhân viên: Là trưởng nhóm trong kinh doanh sẽ chịu áp lực doanh số từ cấp trên, trưởng nhóm đã trải qua những áp lực như vậy thì khơng nên bắt nhân viên phải chịu những áp lực như mình, mà thay vào đó hãy nói những lời thơng cảm và động viên nhân viên của mình, các nhân viên thay vì bị áp lực, chán nản cơng việc sẽ cố gắng làm việc hơn nữa, bởi vì họ có người trưởng nhóm biết thơng cảm và sẻ chia.

- Nói ra những mong đợi về kết quả công việc: Hàng tháng các trưởng nhóm thường tổ chức các cuộc họp để áp đặt doanh số cho nhân viên, tháng này nhiệm vụ của nhân viên phải đạt bao nhiêu hồ sơ giải ngân và số tiền giải ngân là bao nhiêu,.. những việc này sẽ làm cho nhân viên cảm thấy bị ép buộc, đưa họ vào tâm thái không thoải mái, nhiều nhân viên sẽ cảm thấy doanh số đưa ra cao và khó thực hiện từ đó sẽ gây ra những suy nghĩ tiêu cực cho nhân viên. Thay vì áp đặt như vậy, cấp trên nên đưa ra những lời đề nghị và kết quả mà cấp trên mong đợi,khi nhân viên đạt được những mốc doanh số nhất định thì cấp trên nên khích lệ và khen ngợi nhân viên để họ cố gắng hơn nữa.

- Cung cấp hỗ trợ cảm xúc: Sẽ có những lúc cấp trên cần phải hỗ trợ cho các nhân viên về mặt tinh thần, các nhân viên làm việc siêng năng, tích cực, tuy nhiên, vận may chưa đến với họ, ai cũng cho rằng các nhân viên này bất tài, và dần dần những nhân viên này cũng có những suy nghĩ như vậy, cấp trên nên là người hỗ trợ cho họ, đôi khi chỉ cần cấp trên lắng nghe những gì họ chia sẽ, động viên họ cũng làm cho nhân viên nhẹ nhõm rất nhiều.

- Đặt niềm tin vào nhân viên: Khi một người thân của mình mong mỏi mình làm một việc gì đó và đặt niềm tin vào mình, thì hiển nhiên mình sẽ khơng bao giờ muốn người thân của mình thất vọng. Trong cơng việc cũng vậy, khi một người quản lý tạo thiện cảm với nhân viên và luôn đặt niềm tin vào nhân viên của mình thì những nhân viên này sẽ nỗ lực khơng ngừng để cấp trên của mình càng tin tưởng hơn nữa.

+ Lợi ích của giải pháp:

Giúp nhân viên có tâm trạng thoải mái, kích thích tinh thần làm việc cho nhân viên.

+Nguồn lực thực hiện giải pháp

Nhân sự: Trưởng nhóm kinh doanh, người quản lý trực tiếp nhân viên. Ngân sách thực hiện: Khơng phát sinh.

+ Tính khả thi của giải pháp

Giải pháp được đánh giá có tính khả thi cao vì dễ dàng triển khai thực hiện và khơng phát sinh chi phí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao động lực làm việc của nhân viên kinh doanh công ty TNHH MTV tài chính prudential việt nam khu vực hồ chí minh (Trang 77 - 79)