Một số hành vi vi phạm pháp luật phổ biến trong lĩnh vực xuất nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về quản lý xuất nhập cảnh từ thực tiễn tại tỉnh ninh thuận (Trang 57 - 63)

7. Kết cấu của Luận văn

2.3. Một số hành vi vi phạm pháp luật phổ biến trong lĩnh vực xuất nhập

cảnh trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, sự giao lưu hợp tác giữa các quốc gia ngày càng rộng mở và phát triển. Việc mở cửa, tăng cường giao lưu, hội nhập quốc tế đã tạo điều kiện cho công dân Việt Nam XC thăm thân, du lịch, lao động, tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập…, giảm gánh nặng thất nghiệp ở trong nước. Xu hướng công dân Việt Nam trong tỉnh Ninh Thuận XC ra nước ngồi học tập, cơng tác ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước. Theo số liệu của Phịng QL XNC Cơng an tỉnh Ninh Thuận từ năm 2016 đến tháng 6/2019 có 24. 382 lượt cơng dân Việt Nam trên địa bàn tỉnh XC đi các nước với nhiều mục đích khác nhau 46 (xem biểu đồ 2.1 tại phụ lục).

Số lượt NNN từ nhiều quốc gia đến tỉnh Ninh Thuận ngày càng nhiều với những mục đích khác nhau (tham quan, du lịch, hợp tác, đầu tư, làm việc, lao động và thăm thân…). Theo số liệu của Phịng QL XNC Cơng an tỉnh Ninh Thuận, từ

năm 1996 đến tháng 6 năm 2019 có 1.051 lượt NNN nhập cảnh đến tỉnh Ninh Thuận47 (xem biểu đồ 2.2 tại phụ lục).

Chính vì vậy, địi hỏi cơng tác cấp thị thực phải ngày càng đơn giản hơn, tạo thuận lợi cho công dân Việt Nam và NNN xin cấp thị thực NC, XC Việt Nam. Hiện nay, công tác cấp, đổi, gia hạn thị thực ở tỉnh Ninh Thuận đã được thực hiện tương đối hiệu quả, nhanh chóng. Mặc dù thị thực được phân thành 20 loại tương ứng với các điều kiện bảo lãnh xin cấp thị thực nhưng pháp luật đã có sự phân biệt rõ ràng về mục đích nhập cảnh, xuất cảnh được thể hiện qua từng loại ký hiệu khác nhau. Điều này tạo thuận lợi cho công tác QL về XNC của từng nhóm đối tượng. Đây cũng là căn cứ để các cơ quan chức năng xử lý trong trường hợp người Việt Nam và NNN hoạt động khơng đúng mục đích XNC.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, xin chỉ đề cập đến tình trạng VPPL trong QL XNC trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Qua kết quả công tác điều tra, thống kê của Phịng QL XNC Cơng an tỉnh Ninh Thuận, cho thấy những hoạt động VPPL về XNC thường diễn ra dưới các dạng sau:

Trong năm 2018, các cơ quan chức năng đã xử phạt 05 doanh nghiệp với số tiền là 179,5 triệu đồng với hành vi vi phạm sử dụng lao động nước ngồi chưa có giấy phép lao động; khơng khai báo, báo cáo với cơ quan quản lý lao động khi lao động nước ngoài đến làm việc 48.

* Một số hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến thị thực của người nước ngoài (xem biểu đồ 2.3 tại phụ lục):

Thứ nhất, tại Khoản 3 Điều 17 Luật XNC năm 2014 quy định: “…3. Người

đứng đầu cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực có giá trị khơng q 30 ngày cho NNN có nhu cầu NC Việt Nam khảo sát thị trường, du lịch, thăm người thân, chữa bệnh thuộc các trường hợp sau đây: Người có quan hệ cơng tác với cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực Việt Nam ở nước ngoài và vợ, chồng, con của họ hoặc người có văn bản đề nghị của cơ quan có thẩm

quyền Bộ Ngoại giao nước sở tại; Người có cơng hàm bảo lãnh của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự các nước đặt tại nước sở tại”. Tuy nhiên, việc cấp

thị thực ký hiệu “SQ” tồn tại nhiều hạn chế.

Như đã trình bày ở phần trên, theo Luật XNC năm 2014 thì việc cấp thị thực ký hiệu “SQ” do cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài cấp cho NNN vào Việt Nam trong thời hạn 30 ngày mà không cần cơ quan, tổ chức trong nước bảo lãnh. Quy định này vơ hình trung tạo ra sự dễ dãi quá mức cho NNN nhập cảnh vào Việt Nam. Bởi lẽ, không qua công tác xét duyệt về nhân sự nên khơng thể biết trước được NNN đó có nhân thân như thế nào, thuộc thành phần nào, tiền án tiền sự ở nước ngoài như thế nào. Việc cấp thị thực ký hiệu “SQ” với thủ tục quá đơn giản rất dễ phát sinh tiêu cực, phức tạp, ảnh hưởng đến việc bảo đảm ANQG.

Thực tế chứng minh rằng chính những NNN được cấp thị thực ký hiệu “SQ” mới là những đối tượng dễ VPPL nhất trên lãnh thổ Việt Nam. Trong năm 2016, Phịng QL XNC Cơng an tỉnh Ninh Thuận đã xử phạt 11 NNN vi phạm hành chính, trong đó có 07 NNN mang quốc tịch các nước châu Phi, được cấp thị thực ký hiệu “SQ” 49. Bên cạnh đó, NNN được cấp thị thực ký hiệu “SQ” đa phần là người khơng có nguồn tài chính, thu nhập khơng ổn định, khơng có người bảo lãnh nên khi bị xử phạt, rất nhiều đối tượng khơng có khả năng hoặc cố tình khơng thi hành quyết định phạt tiền. Trong những trường hợp này, các cơ quan nhà nước gặp rất nhiều khó khăn trong việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC. Đó là chưa kể đến những hệ lụy về công sức, tiền bạc, kinh phí rất lớn để giải quyết sự việc và đưa những đối tượng này về nước.

Thứ hai, tại Khoản 8 Điều 8 Luật XNC năm 2014 quy định: “DN - Cấp cho

người vào làm việc với doanh nghiệp tại Việt Nam”.

Tuy nhiên việc cấp thị thực ký hiệu “DN” đang bị nhiều đối tượng lợi dụng, trục lợi cá nhân. Cụ thể là chúng lợi dụng sự thơng thống của pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp, thành lập một lúc nhiều doanh nghiệp nhưng lại không tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh mà tập trung vào việc bảo lãnh cho NNN xin thị

thực ký hiệu “DN”. Chỉ cần có giấy chứng minh nhân dân, mua một bộ hồ sơ và kê khai sơ yếu lý lịch, vốn pháp định, ngành nghề kinh doanh là đã thành lập được một doanh nghiệp. Ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ muốn đăng ký bao nhiêu tùy thích, chỉ cần vài triệu đồng là xong thủ tục thành lập doanh nghiệp và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Bằng cách đó, các “cơng ty ma” mọc lên ngày càng nhiều. Thông thường, những người mang danh “giám đốc” của các “công ty ma” thuê những văn phịng nhỏ, đầu tư một ít về thiết bị, nội thất, khơng th nhân viên; thậm chí có khi đó chỉ là hộp thư giao dịch tại một tòa nhà văn phòng hoặc đặt trụ sở ngay tại một văn phòng luật sư đã “lo” việc cấp giấy phép cho các “cơng ty ma” này. Với vẻ bề ngồi như thế những công ty này đã qua mắt được sự kiểm tra của cơ quan chức năng. Khi được xác định có địa chỉ cụ thể, họ có quyền tiến hành bảo lãnh cho NNN để được cấp thị thực ký hiệu “DN”. Hiện nay, các doanh nghiệp chỉ cần có “bảo bối” này trong tay là đã có thể kiếm được “doanh thu” rất lớn. Kết quả của việc làm này là doanh nghiệp thu được những khoản lợi bất chính và NNN nhập cảnh vào Việt Nam làm những cơng việc khơng đúng với mục đích của thị thực. Điều này càng gây khó khăn cho các cơ quan nhà nước trong việc quản lý NNN.

Ở góc độ khác, theo quy định của Luật XNC 2014 thì NNN muốn nhập cảnh vào Việt Nam để lao động thì phải có thị thực ký hiệu “LĐ”. Nhưng việc cấp thị thực ký hiệu “LĐ” hiện nay rất khó khăn. Bởi vì NNN muốn chứng minh mục đích vào Việt Nam lao động thì phải có giấy phép lao động (Working Permit) theo quy định

của Bộ luật Lao Động. Tuy nhiên, thủ tục và điều kiện xin Giấy phép lao động được pháp luật quy định rất phức tạp, nếu khơng muốn nói là rất khó khăn. Chính vì vậy, nhiều cá nhân, tổ chức tại Việt Nam lợi dụng sự thơng thống của pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp đã tiến hành thành lập doanh nghiệp và bảo lãnh NNN nhập cảnh với mục đích “làm việc với doanh nghiệp Việt Nam” thay vì nhập cảnh với mục đích “lao động”.

Trên cơ sở đó, NNN vào “làm việc với doanh nghiệp Việt Nam” sẽ được cấp thị thực với ký hiệu “DN” và nhằm bảo đảm sự phù hợp với thời hạn của thị thực ký

hiệu “DN”, NNN chỉ làm việc trong khoảng 12 tháng tại Việt Nam. Sau đó, họ xuất cảnh và tiếp tục nhập cảnh cũng với tư cách trên mà không cần phải xin Giấy phép lao động. Trong những trường hợp nói trên, mặc dù NNN phải XC rồi mới nhập cảnh lại Việt Nam nhưng lại đạt được mục đích là lao động tại Việt Nam với thủ tục dễ dàng, nhanh gọn mà họ khó có thể đạt được nếu làm thủ tục để được cấp thị thực ký hiệu “LĐ”.

Như vậy, thực tế cho thấy quy định cấp thị thực ký hiệu “DN” rất dễ dàng và đang bị lợi dụng vào mục đích bất hợp pháp. Hệ quả là các cơ quan nhà nước rất khó khăn trong việc quản lý cư trú, quản lý lao động. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền rất khó phát hiện loại lao động dạng này, bởi không thể kiểm tra hết mọi trường hợp, thậm chí có kiểm tra cũng khơng xuể. Đây cũng là mảnh đất “màu mỡ” cho các loại công ty muốn thuê mướn lao động nước ngồi ngắn hạn mà khơng phải xin giấy phép lao động cho NNN.

Điển hình là trong năm 2018, Công an tỉnh Ninh Thuận đã phát hiện 03 trường hợp NNN phối hợp với các doanh nghiệp tiến hành bảo lãnh cho NNN xin cấp thị thực ký hiệu “DN” để NC Việt Nam với điều kiện là mỗi NNN phải nộp “chi

phí” từ 800 - 1000 USD 50. Những NNN này chỉ cần xin thị thực “DN” nhập cảnh

Việt Nam là có thể tự do giảng dạy ngoại ngữ hay làm hướng dẫn viên du lịch với thù lao lên đến 2000 - 3000 USD/ tháng. Chính vì vậy, nhiều NNN chấp nhận đầu tư 1000 USD cho một lần bảo lãnh nhập cảnh để đạt được “siêu lợi nhuận” là 3000 USD/ tháng. Có cầu ắt có cung, đó là lý do nhiều cá nhân, tổ chức ở Ninh Thuận chấp nhận bảo lãnh cho NNN để được cấp thị thực ký hiệu “DN”. Mặc dù pháp luật quy định hành vi “cá nhân, tổ chức ở Việt Nam khai không đúng sự thật khi bảo lãnh, mời hoặc làm thủ tục cho NNN nhập cảnh, xin cấp thị thực” bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng (Khoản 5 Điều 17 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP) nhưng dường như mức tiền phạt này không đủ sức răn đe. Bởi như đã trình bày, chỉ cần một lần bảo lãnh “trót lọt”, cá nhân, tổ chức đã kiếm lợi bất chính được 1000 USD (tương đương 23 triệu đồng Việt Nam). Do đó, nếu bị phát

hiện và bị xử phạt thì cũng khơng phải là một vấn đề đáng lo ngại đối với các cá nhân, tổ chức này.

Thứ ba, theo quy định thì thị thực ký hiệu “DL” (du lịch) phải do doanh

nghiệp lữ hành quốc tế bảo lãnh xin duyệt nhân sự, xin thị thực nhập cảnh để đi du lịch. Tuy nhiên, trên thực tế đã xuất hiện tình trạng một số doanh nghiệp lữ hành quốc tế tuy có chức năng tổ chức tham quan, du lịch cho NNN nhưng lại không tiến hành hoạt động này mà chỉ tập trung lo việc bảo lãnh cho khách NC. Sau khi lo việc bảo lãnh cho khách NC thì các doanh nghiệp lữ hành quốc tế này hoàn toàn bỏ mặc khách tự du lịch tại Việt Nam hoặc đẩy toàn bộ hành khách cho các cá nhân, tổ chức khác. Thực tế đã chứng minh, nhiều NNN nhập cảnh vào Việt Nam bằng cách thức này đã trở thành những người lao động trái phép, hoạt động không đúng mục đích NC.

Chẳng hạn trong năm 2018, trên địa bàn của tỉnh Ninh Thuận đã xuất hiện tình trạng một số doanh nghiệp lữ hành quốc tế bảo lãnh cho NNN tham quan Việt Nam theo diện thị thực ký hiệu “DL” nhưng thật ra là chỉ bảo lãnh khâu NC chứ không tổ chức các chuyến tham quan, du lịch. Mặc dù mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm này là từ 15 triệu đến 25 triệu đồng (khoản 5 Điều 17 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP) nhưng nhiều doanh nghiệp lữ hành quốc tế lợi dụng sự quản lý chưa chặt chẽ của cơ quan QL XNC, và chấp nhận vi phạm, chấp nhận bị phạt nếu bị cơ quan QL XNC kiểm tra, phát hiện. Do đó, trên thực tế có rất nhiều NNN sử dụng thị thực du lịch, ký hiệu “DL” để đi lao động trái phép. Trong số các trường hợp NNN bị Phòng QL XNC Cơng an tỉnh Ninh Thuận xử phạt thì có 8 trường hợp NNN đến Việt Nam bằng thực ký hiệu “DL” để lao động trái phép 51.

Thứ tư, miễn thị thực song phương hoặc đơn phương cũng trở thành một

“điểm nghẽn” trong quản lý NNN. Cụ thể việc NNN nhập cảnh theo diện miễn thị thực song phương hoặc đơn phương thường NC Việt Nam trong thời gian ngắn hạn (từ 14 đến 30 ngày) mà không cần thị thực cũng là điều kiện dễ dàng cho NNN lao động không phép tại Việt Nam, số này thường nhập cảnh ngắn hạn từ 14 đến 30

ngày không cần thị thực. Sau khi NC, những đối tượng này có thể làm việc cho những đơn vị cần lao động NNN như dạy ngoại ngữ, làm hướng dẫn viên du lịch, làm phiên dịch, giúp việc nhà, làm ca sĩ, khám chữa bệnh theo yêu cầu ngắn hạn của các bệnh viện… Trong số những NNN áp dụng cách làm này thì đơng đảo nhất là người Philippines và Malaysia, Trung Quốc. Vì diện miễn thị thực khơng được phép gia hạn nên khi gần đến hết thời hạn thị thực, họ sẽ XC qua các cửa khẩu biên giới đường bộ, sau đó nhập cảnh trở lại Việt Nam bằng thị thực du lịch để tiếp tục lao động. Cái “vòng lặp bất tận” này đã được NNN triệt để sử dụng để lao động tự do tại Việt Nam (chủ yếu là số lao động phổ thông).

* Một số hành vi vi phạm pháp luật của công dân Việt Nam (xem biểu đồ

2.3 tại phụ lục):

Hoạt động VPPL về XC, NC của công dân Việt Nam trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận thường diễn ra dưới các dạng như: Qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục XNC theo quy định; Khơng thơng báo ngay với cơ quan có thẩm quyền về việc làm mất hoặc hư hỏng hộ chiếu phổ thông; Giả mạo hồ sơ giấy tờ để được cấp hộ chiếu; Khai không đúng sự thật để được cấp hộ chiếu.v.v…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về quản lý xuất nhập cảnh từ thực tiễn tại tỉnh ninh thuận (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)