7. Kết cấu của Luận văn
3.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quản lý xuất nhập cảnh
quốc tế và tồn cầu hóa địi hỏi mỗi quốc gia phải phát triển hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật trong QL XNC nói riêng để tạo ra sự tương thích, hài hịa trong chính sách kiểm sốt XC, NC với các nước trong khu vực và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Xuất phát từ nhu cầu địi hỏi của bối cảnh tình hình nước ta hiện nay trong quá trình giao lưu, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế; và từ đòi hỏi phải nâng cao hiệu lực và hiệu quả của hành chính nhà nước trong lĩnh vực XC, NC trong tình hình mới, có thể nói nhu cầu hồn thiện pháp luật nói chung và pháp luật trong QL về XC, NC nói riêng là một địi hỏi mang tính tất yếu khách quan và cấp thiết.
3.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quản lý xuất nhập cảnh cảnh
Quá trình đổi mới đất nước theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN và xây dựng xã hội XHCN ở nước ta đã và đang đặt ra những yêu cầu, đòi
hỏi đối với việc xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật trong QLXNC nói riêng. Quán triệt những quan điểm của Đảng và qua kết quả nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển của pháp luật trong QL XNC. Xuất phát từ những yêu cầu khách quan cùng những đòi hỏi về tiêu chuẩn, nguyên tắc trong quá trình hồn thiện pháp luật của Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, chúng tơi cho rằng xu hướng tiếp tục đổi mới và hồn thiện pháp luật trong QL về XNC có thể diễn ra theo những định hướng sau:
Một là, đẩy mạnh việc nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, nhằm đánh
giá chính xác thực trạng pháp luật hiện nay trong lĩnh vực XC, NC; đánh giá chính xác nhu cầu điều chỉnh hiện nay đối với các quan hệ xã hội trong lĩnh vực XC, NC. Từ đó, xác định được những mục tiêu, nhiệm vụ điều chỉnh pháp luật trong QL về XNC trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo; đánh giá sự tương thích giữa pháp luật trong QL về XC, NC với tính chất và trình độ phát triển kinh tế xã hội; đồng thời đánh giá sự tương thích giữa pháp luật trong QL về XC, NC với các lĩnh vực điều chỉnh pháp luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Trên cơ sở những đánh giá đó, để loại bỏ những quy định đang cản trở tiến trình hội nhập và những yêu cầu bảo đảm quyền XC, NC của công dân.
Hai là, xác định chính xác đối tượng điều chỉnh, nhu cầu điều chỉnh trong
lĩnh vực XC, NC. Trên cơ sở đó có chiến lược, có chủ trương và lộ trình cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật trong QL về XC, NC phù hợp với quan hệ điều chỉnh và nhu cầu điều chỉnh trong lĩnh vực này.
Ba là, đổi mới QL về XC, NC; đơn giản quá trình quản lý nhằm tạo lập một
mơi trường pháp lý phù hợp cho sự quản lý trong tình hình mới, từng bước tạo ra môi trường pháp lý chung cho các hoạt động XC, NC, phù hợp với sự phát triển của đất nước và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; làm cho pháp luật về XC, NC và cư trú tương thích với pháp luật về XC, NC của khu vực và các thông lệ quốc tế.
Bốn là, xây dựng pháp luật trong QL về XC, NC với các quy phạm pháp luật theo hướng bảo hiến và hợp hiến; tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc bảo
đảm chủ quyền, ANQG và TTATXH; đồng thời thực hiện và bảo đảm quyền con người, quyền XC, NC của cơng dân có sự kiểm tra, giám sát quyền lực.
Năm là, xây dựng pháp luật trong QL về XC, NC trên cơ sở lựa chọn đúng
chính sách có lợi cho quốc gia và đại đa số nhân dân lao động; đồng thời tích cực chuyển hóa các quy phạm điều ước quốc tế có liên quan vào pháp luật trong QL về XNC. Coi các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, là bộ phận của pháp luật quốc gia nói chung và pháp luật trong QL về XC, NC nói riêng. Xu hướng này là kết quả của sự nỗ lực trong việc tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lập pháp về XC, NC nhằm xây dựng sự tương thích trong hình thức và nội dung pháp luật trong QL về XC, NC giữa nước ta với các nước trên thế giới trong bối cảnh hội nhập quốc tế và tồn cầu hóa.
Sáu là, hồn thiện pháp luật trong QL về XC, NC phải được tiến hành trên
cơ sở củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy cán bộ về QL XC, NC; đổi mới phương pháp quản lý, ứng dụng có hiệu quả các thành tựu tiên tiến của khoa học - công nghệ.
3.3. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quản lý xuất nhập cảnh