Ban hành Luật xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về quản lý xuất nhập cảnh từ thực tiễn tại tỉnh ninh thuận (Trang 84 - 86)

7. Kết cấu của Luận văn

3.3.3. Ban hành Luật xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam

Thời gian qua, để đáp ứng yêu cầu của thực tế, nhiều quy định mới được ban hành, sửa đổi, bổ sung có liên quan đến việc XC, NC của cơng dân (Bộ Luật tố tụng hình sự, Bộ Luật hàng hải, Luật quốc tịch, Luật quản lý thuế, Luật NC, XC, QC, CT của NNN tại Việt Nam …). Do đó, việc xây dựng Luật XC, NC của cơng dân Việt Nam nhằm giảm bớt văn bản hướng dẫn thi hành, bảo đảm tính tương thích, đồng bộ của hệ thống pháp luật Việt Nam.

Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định: “1. Ở nước CHXHCNVN, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật; 2. Quyền con người, quyền cơng dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, ANQG, TTATXH, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Điều 23 quy định: “Cơng dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngồi và từ nước ngồi về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.

Tuy nhiên, các quyền về XC, NC của cơng dân chưa được luật hóa, mà mới được quy định tại Nghị định của Chính phủ, Thơng tư của các Bộ (ban hành trước khi Hiến pháp được bổ sung, sửa đổi). Do đó, để phù hợp với quy định của Hiến

pháp và đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong công tác QL XNC của công dân Việt Nam, đáp ứng yêu cầu cải cách TTHC, phục vụ yêu cầu hội nhập, phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới thì việc xây dựng Luật XNC của công dân Việt Nam là cần thiết.

Việc xây dựng Luật XC, NC của cơng dân Việt Nam phải đảm bảo 03 chính sách và các nội dung cụ thể như sau:

Thứ nhất, Thể chế hóa các quy định của Hiến pháp nước CHXHCNVN về

quyền và việc thực hiện quyền XC, NC của công dân Việt Nam, gồm các vấn đề sau: Quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của công dân trong lĩnh vực XNC; Quy

định cụ thể các đối tượng được cấp giấy tờ có giá trị XC, NC; điều kiện XC của

công dân Việt Nam; Quy định cụ thể các trường hợp tạm hoãn XC, chưa được cấp giấy tờ có giá trị XC, NC; hủy giá trị sử dụng của giấy tờ có giá trị XC, NC vào trong Luật để bảo đảm tính cơng khai, minh bạch, tôn trọng quyền cơ bản của công dân Việt Nam về XNC được ghi nhận trong Hiến pháp.

Thứ hai, Minh bạch hóa các quy định về QL XC, NC để đảm bảo quyền XC,

NC của cơng dân. Trong đó bao gồm các quy định cụ thể về hình thức giấy tờ; điều kiện cấp; thẩm quyền cấp; trình tự, thủ tục cấp. Đồng thời, Luật cũng quy định các trường hợp công dân được miễn một số thủ tục XNC.

Quy định thống nhất trong Luật XC, NC của công dân Việt Nam về hình thức, nội dung giấy tờ XC, NC dựa trên cơ sở kế thừa các loại giấy tờ đã được quy định tại Nghị định 136/2007/NĐ-CP và bổ sung quy định về hộ chiếu điện tử; Quy định cụ thể trình tự, thủ tục cấp giấy tờ có giá trị XC, NC cho cơng dân Việt Nam ở trong nước: (1) Bộ Ngoại giao cấp Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ cho cán bộ thuộc diện được cấp Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ; (2) Bộ Công an cấp Hộ chiếu phổ thông và các loại giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh khác; (3) Bỏ quy định về trình tự, thủ tục cấp Hộ chiếu thuyền viên và Giấy thông hành hồi hương; Quy định các trường hợp công dân được miễn một số thủ tục XC, NC.

Thứ ba, Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh

dựng Cơ sở dữ liệu về XNC trong Luật nhằm tạo cơ sở pháp lý để bảo đảm thực hiện quyền công dân theo quy định của Hiến pháp, phù hợp với thông lệ quốc tế và xu hướng CCHC của Việt Nam hiện nay; Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ vào việc làm thủ tục cấp giấy tờ XNC, sản xuất hộ chiếu để tạo điều kiện thuận lợi cho công dân Việt Nam trong việc XC, NC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về quản lý xuất nhập cảnh từ thực tiễn tại tỉnh ninh thuận (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)