Đẩy mạnh cải cách bộ máy, cơ chế quản lý, đội ngũ cán bộ công chức để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về quản lý xuất nhập cảnh từ thực tiễn tại tỉnh ninh thuận (Trang 86 - 110)

7. Kết cấu của Luận văn

3.3.4. Đẩy mạnh cải cách bộ máy, cơ chế quản lý, đội ngũ cán bộ công chức để

chức để thực hiện tốt pháp luật về quản lý xuất nhập cảnh

3.3.4.1.Về bộ máy quản lý

Một là, cần xây dựng quy định mới điều chỉnh cơ cấu bên trong lực lượng

QLXNC theo hướng: tách chức năng quản lý nhà nước về việc cấp phép XC, NC với chức năng kiểm soát việc thực hiện pháp luật về XC, NC tại các cửa khẩu quốc tế. Theo đó, cơ cấu lại bộ máy về QL XNC và quản lý các cửa khẩu quốc tế sao cho hợp lý, tương xứng với chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của mỗi cơ quan; định rõ tính chất và các loại hình tổ chức trực thuộc để tham mưu và thực thi pháp luật về XC, NC nói chung và về kiểm sốt XC, NC nói riêng.

Hai là, cần xây dựng quy định mới nhằm cải tiến phương thức, lề lối làm

việc trong bộ máy QL XNC. Cụ thể là: Xác định rõ các nguyên tắc làm việc và quy chế phối hợp; gắn phân công, phân cấp công việc với phân cấp về tài chính, tổ chức và cán bộ; loại bỏ những việc làm hình thức, khơng có hiệu quả thiết thực, giảm hội họp, giảm giấy tờ hành chính; tăng cường trách nhiệm và năng lực của các cơ quan đơn vị trực tiếp thi hành nhiệm vụ khi giải quyết thủ tục XC, NC của cá nhân và tổ chức.

3.3.4.2. Về cơ chế quản lý

Trước hết, việc áp dụng cơ chế "một dấu, một cửa" trong quá trình thực hiện

một số TTHC trong lĩnh vực XC, NC là có triển vọng và cần được quan tâm hồn thiện. Hiện nay ở nước ta, cơ chế phối hợp dọc và phối hợp ngang để bảo đảm thực hiện tốt TTHC trong lĩnh vực XC, NC qua "một cửa, một dấu" trong thực tế chưa có cơ sở pháp lý đầy đủ. Có những diện XC hoặc NC cần giải quyết vẫn phải qua nhiều cấp, nhiều ngành cho nên không chỉ "một dấu" được; và do thiếu một hệ thống văn bản

quy phạm pháp luật quy định về TTHC nói chung, trong lĩnh vực XC, NC nói riêng ở nước ta chưa được mẫu hóa nên cơ chế mới càng khó thực hiện. Vì vậy, địi hỏi phải có một sự cải cách đồng bộ.

Thứ hai, trong cơ chế thực hiện TTHC trong lĩnh vực XC, NC ở các sở,

ngành chức năng có liên quan, cần tạo được một số sự phối hợp chặt chẽ, thơng suốt, quy định các cơ quan có thẩm quyền rõ ràng. Về nguyên tắc, cần có một cơ chế điều hành thống nhất là một yếu tố quan trọng. Chúng ta cần phải sớm khắc phục tình trạng tồn tại nhiều năm nay giữa các sở, ngành cấp tỉnh là: vừa thiếu quy định rõ ràng về trách nhiệm khi thực hiện TTHC trong lĩnh vực XC, NC lại vừa chồng chéo chức năng nên quan hệ phối hợp đem lại hiệu quả còn hạn chế. Khắc phục tình trạng này sẽ là một sự chuyển biến căn bản, góp phần hạn chế sự phiền hà cho công dân, tổ chức trong việc thực hiện quyền XC, NC; đồng thời cho phép khắc phục những sơ hở thiếu sót của hệ thống pháp luật hiện hành trong QL về XNC.

Thứ ba, Cơ chế kiểm tra, giám sát cần được xây dựng sao cho một mặt có thể

theo dõi được q trình triển khai thực hiện các văn bản pháp luật trong QL về XNC sau khi được ban hành, mặt khác có thể giúp các cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh được những bất hợp lý của các quy phạm pháp luật về TTHC một cách nhanh chóng. Do đó, bộ máy để thực hiện cơ chế này cần gọn nhẹ, có đủ thẩm quyền và điều kiện để hoạt động. Đặc biệt, cần tạo điều kiện để Nhân dân có thể tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật trong công tác QL về XNC.

Thứ tư, cần đề cao trách nhiệm của từng cơ quan trong công tác ban hành và

sửa đổi, bổ sung pháp luật trong QL về XNC; bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát huy dân chủ nhằm ban hành kịp thời, đầy đủ, bảo đảm chất lượng của các văn bản quy phạm pháp luật trong QL về XNC.

3.3.4.3. Về đội ngũ cán bộ quản lý

Trong thời kỳ thực hiện chính sách "mở cửa", lưu lượng công dân XC, NC Việt Nam ngày càng tăng. Trong khi đó đội ngũ cán bộ thực thi các TTHC trong lĩnh vực XC, NC còn hạn chế về chất lượng. Để khắc phục tình trạng này cần có quy định về đào tạo và xây dựng hoàn thiện đội ngũ cán bộ làm công tác trong lĩnh

vực này như sau: (1) Cần quy định việc tiến hành đánh giá đội ngũ CBCS của lực lượng QL XNC, nhằm xác định chất lượng của tồn lực lượng, trên cơ sở đó quy hoạch, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, quản lý đội ngũ CBCS của lực lượng QL XNC. (2) Quy định hệ thống tiêu chuẩn chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ phù hợp với thực tiễn, bảo đảm yêu cầu công tác chuyên môn của từng đối tượng quản lý. (3) Quy định việc cơ cấu cán bộ hợp lý gắn với chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị của lực lượng QL XNC (từ cơ quan Bộ đến Công an tỉnh). (4) Quy định chế độ tuyển dụng CBCS, thực hiện quy chế mới về đánh giá khen thưởng, kỷ luật đối với CBCS để nâng cao chất lượng thực thi nhiệm vụ. (5) Xây dựng quy chế tinh giảm biên chế để thực hiện thường xuyên đưa ra khỏi lực lượng QL XNC những CBCS khơng đủ năng lực trình độ, những người vi phạm đạo đức nghề nghiệp; Tạo điều kiện đổi mới trẻ hóa, nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ của CBCS. (6) Xây dựng và hoàn thiện chế định đào tạo, bồi dưỡng CBCS của lực lượng QL XNC. Đây là việc hết sức quan trọng trong việc tạo ra nhân lực thực thi pháp luật XC, NC.

3.3.5. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lập pháp về xuất nhập cảnh

Trong những năm qua, thực hiện hợp tác quốc tế với các cơ quan QL XNC trong khu vực và quốc tế đã đem lại cho cơ quan QL XNC Việt Nam những kết quả đáng kể như: trình độ, phương pháp thực thi các TTHC nhà nước về XC, NC đã được nâng lên một bước; học hỏi kinh nghiệm của các chuyên gia QL XNC các nước trong kiểm tra, phát hiện hộ chiếu, giấy tờ giả mạo đã giúp lực lượng QL XNC kịp thời ngăn chặn và triệt phá nhiều ổ nhóm tổ chức đưa người XC, NC bất hợp pháp, góp phần giữ vững chủ quyền, bảo đảm ANQG và TTATXH; ứng dụng trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ tin học hiện đại vào việc thực thi các thủ tục cấp phát hộ chiếu, thị thực của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

Quá trình hợp tác quốc tế về XNC của nước ta với các nước thực chất là một quá trình trao đổi thông tin và hỗ trợ các biện pháp trong việc xây dựng và áp dụng luật pháp vào thực tiễn QL XNC. Qua đó, giúp chúng ta học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật lập pháp về XC, NC, phương pháp hành chính nhà nước trong lĩnh vực XNC.

Mỗi quốc gia có điều kiện kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội khác nhau nên có sự khác nhau trong việc lập pháp và tổ chức thực hiện chức năng QL về XNC. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập, việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật trong QL về XNC của nước ta cần phải đáp ứng yêu cầu thu hẹp sự khác biệt về môi trường pháp lý trong lĩnh vực XC, NC với các quốc gia trong khu vực và quốc tế.

Do vậy, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lập pháp về XC, NC vừa là hoạt động thực hiện nội dung QL về XNC vừa là giải pháp nhằm thúc đẩy nhanh tiến trình chuyển hóa các điều ước quốc tế vào hệ thống pháp luật quốc gia nói chung và pháp luật trong QLXNC nói riêng, nhằm hồn thiện hệ thống pháp luật; góp phần tạo mơi trường pháp lý thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế, phát triển đất nước.

3.4. Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về xuất nhập cảnh trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Thứ nhất, để khắc phục tình trạng doanh nghiệp “ma” được thành lập nhưng

không tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh mà chỉ bảo lãnh cho NNN nhập cảnh theo diện thị thực ký hiệu “DN”, biện pháp khả thi nhất là nên thay đổi căn bản phương thức quản lý doanh nghiệp trong đó có quản lý đăng ký kinh doanh. Trước hết cần thành lập một cơ quan độc lập tổ chức thành hệ thống từ trung ương đến các tỉnh để thống nhất quản lý từ thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, quản lý vốn... Cơ quan này phải giám sát, hậu kiểm hoạt động của doanh nghiệp. Điều này sẽ khắc phục tình trạng hiện nay là việc thành lập doanh nghiệp rất tràn lan, đến khi có tiêu cực xảy ra, cơ quan nhà nước vào cuộc mới biết doanh nghiệp là “ma”. Như vậy, đẩy mạnh công tác hậu kiểm trong hoạt động đăng ký kinh doanh chính là tăng cường cơng tác kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp theo nội dung trong hồ sơ đăng ký kinh doanh. Việc kiểm tra này giúp nhà nước quản lý được hoạt động thực tế của các doanh nghiệp trên địa bàn, từ đó góp phần hạn chế đến mức tối thiểu tình trạng trục lợi của các doanh nghiệp trong việc bảo lãnh NNN theo diện ký hiệu thị thực “DN”.

Thứ hai, các cơ quan nhà nước cần thường xuyên tiến hành hoạt động thanh

tra, kiểm tra đồng thời xử phạt nghiêm minh các tổ chức, công ty du lịch không thực hiện đúng trách nhiệm bảo lãnh cho NNN tham quan Việt Nam theo diện thị thực ký hiệu “DL”. Theo đó, bất kỳ tổ chức, cơng ty du lịch nào có hành vi bảo lãnh cho NNN vào Việt Nam tham quan du lịch nhưng sau đó bỏ mặc khách tự du lịch tại Việt Nam hoặc đẩy toàn bộ hành khách cho các cá nhân, tổ chức khác cần bị xử lý nghiêm khắc bằng hình thức phạt hành chính hoặc tước giấy phép kinh doanh dịch vụ du lịch.

Thứ ba, để giải quyết vấn đề quản lý thường trú đối với NNN thì cơng tác cấp

thị thực, xem xét cho thường trú cần tiến hành chặt chẽ hơn. Trước khi xem xét cho NNN thường trú tại Việt Nam, các cơ quan có thẩm quyền cần tiến hành thẩm định, kiểm tra một cách kỹ lưỡng các điều kiện để được cho phép thường trú. Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp giữa các cấp chính quyền để quản lý và xử lý vi phạm đối với NNN thường trú tại Việt Nam. Đối với trường hợp bảo lãnh để xem xét cho thường trú, các văn bản pháp lý liên quan cần bổ sung các quy định về tiêu chí đánh giá, kiểm tra sự tự nguyện của các bên nam nữ khi đăng ký kết hơn có yếu tố nước ngồi. Các cơ quan thực hiện thủ tục đăng ký kết hơn có yếu tố nước ngồi cần đa dạng hóa các hình thức hỏi ý kiến, phỏng vấn, đánh giá để kiểm tra sự tự nguyện khi đôi nam nữ đăng ký kết hơn nhằm hạn chế tình trạng kết hơn giả tạo để được xem xét cho thường trú tại Việt Nam.

Thứ tư, nhà nước cần đầu tư, trang bị hệ thống kỹ thuật kiểm sốt QL XNC

bằng cơng nghệ “nhận dạng khuôn mặt”, “sinh trắc mống mắt”, “sinh trắc dấu vân tay”, tiến tới phổ cập hóa cấp visa điện tử là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Thị thực điện tử (hay E-visa) là giấy phép hợp pháp do người xin cấp visa tự in ra từ file email cá nhân do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của quốc gia mà NNN dự kiến NC cấp phát thơng qua việc NNN trước đó đã làm thủ tục xin cấp thị thực qua mạng Internet và thanh tốn lệ phí cần thiết theo quy định. Tại Việt Nam, từ năm 2017 đã bắt đầu thí điểm việc cấp visa thị thực điện tử bằng hình thức online trực tuyến cho NNN đủ điều kiện NC vào Việt Nam với thời hạn tối đa không quá

30 ngày. Trong thời gian đầu việc cấp visa điện tử sẽ thử nghiệm cho công dân của 40 quốc gia và vùng lãnh thổ theo quy định tại Nghị định số 07/2017/NĐ-CP ngày 25/01/2017 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho NNN nhập cảnh Việt Nam. Đồng thời, cần phải xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kết nối, liên thông dữ liệu giữa các ngành Công an, Quân đội, hộ tịch tư pháp, kế hoạch đầu tư, du lịch, lao động, cơ quan thuế… để quản lý NNN theo chức năng nhiệm vụ của từng ngành, từng lĩnh vực được phân công phụ trách.

Thứ năm, cần ban hành quy chế phối hợp trong công tác QL XNC của NNN

giữa các chủ thể quản lý nhà nước đối với NNN. Trong đó, cần chú ý xây dựng và ban hành quy chế phới hợp giữa cơ quan QL XNC với cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực; quy chế phối hợp giữa Phịng QL XNC Cơng an tỉnh Ninh Thuận với cơ quan quản lý lao động nước ngoài trực thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; quy chế phối hợp giữa cơ quan QL XNC với cơ quan chuyên môn về quản lý du lịch của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Quy định này là cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc nắm thơng tin, tình hình trong quản lý và kiểm tra, xử lý các trường hợp NNN nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam.

Tóm tắt chương 3

Trong cơng cuộc đổi mới đất nước, thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, việc tiếp tục đổi mới và hoàn thiện pháp luật trong QL về XC, NC là đòi hỏi của nhu cầu khách quan, luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Trên cơ sở dự báo tình hình thế giới, khu vực và trong nước liên quan đến hoạt động XC, NC của công dân Việt Nam và NNN trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận từ nay đến 2020; đồng thời trên cơ sở những đánh giá về thực trạng pháp luật hiện hành trong QL về XC, NC, tác giả đã khẳng định sự cần thiết phải đổi mới và hoàn thiện hệ thống các quy phạm pháp luật trong QL về XC, NC để điều chỉnh cho phù hợp.

Phương hướng hoàn thiện pháp luật trong QL về XC, NC là: phải loại bỏ những quy định đang cản trở tiến trình hội nhập và những yêu cầu bảo đảm quyền XC, NC của cơng dân; có chiến lược, có chủ trương và lộ trình cho việc xây dựng

và hồn thiện pháp luật trong QL về XC, NC phù hợp với quan hệ điều chỉnh và nhu cầu điều chỉnh trong lĩnh vực này; tạo lập một môi trường pháp lý phù hợp cho sự quản lý trong tình hình mới, từng bước tạo ra những khuôn khổ pháp lý chung cho các hoạt động XC, NC, phù hợp với sự phát triển của đất nước và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; làm cho pháp luật về XC, NC tương thích với các thơng lệ quốc tế. Hồn thiện pháp luật trong QL về XC, NC trên cơ sở lựa chọn, kế thừa các quy phạm pháp luật về XC, NC có tính ổn định cao, tránh phải sửa đổi, bổ sung nhiều như hiện nay; đồng thời, bảo đảm tính đầy đủ, đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật và bảo đảm các nguyên tắc: công khai, minh bạch, dễ hiểu, dễ áp dụng thực hiện. Đây cũng là phương hướng của sự phát triển mà các nước tiên tiến đã phải trải qua và chúng ta cần tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa trong xây dựng và hồn thiện pháp luật nói chung và pháp luật trong QL về XC, NC nói riêng.

KẾT LUẬN

Thứ nhất, Pháp luật QL về XNC là một bộ phận quan trọng của pháp luật

hành chính trong hệ thống pháp luật Việt Nam, có đối tượng điều chỉnh là nhóm các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực NC, XC tại Việt Nam. Pháp luật QL về XNC có vai trị rất lớn trong việc bảo đảm quyền tự do đi lại, cư trú được ghi nhận trong Hiến pháp 2013; thể chế hóa đường lối, chính sách đối ngoại theo hướng mở rộng,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về quản lý xuất nhập cảnh từ thực tiễn tại tỉnh ninh thuận (Trang 86 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)