7. Kết cấu của Luận văn
3.3.2. Hoàn thiện một số quy định Luật xuất nhập cảnh của người nước ngoài tạ
ngoài tại Việt Nam
Thứ nhất, pháp luật cần phải quy định việc cấp thị thực ký hiệu “SQ” với
những điều kiện khắt khe hơn. Nếu vẫn để tình trạng cấp thị thực ký hiệu “SQ” dễ dàng như hiện nay thì khơng thể kiểm sốt được khâu “đầu vào”, từ đó gây nên những khó khăn trong việc quản lý cư trú, quản lý lao động và QL XNC đối với NNN. Theo quy định, đây là loại thị thực cấp cho NNN mà khơng cần có cơ quan, tổ chức trong nước bảo lãnh cũng không qua xét duyệt nhân sự trước khi NC. Do đó, trong trường hợp NNN nhập cảnh mà VPPL và khơng có khả năng tài chính để nộp phạt thì các cơ quan nhà nước gặp rất nhiều khó khăn trong cơng tác xử lý.
Thứ hai, cần bổ sung các quy định trong Luật XNC 2014 về quản lý tạm trú
đối với đối tượng NNN được miễn thị thực sang Việt Nam du lịch tự do mà không lưu trú tại các cơ sở lưu trú theo quy định của Luật. Nhất là những NNN du lịch theo kiểu “ăn nhờ, ngủ bụi” tại các khu vực rừng núi hiểm trở, khu vực biên giới vì hiện nay gần như khơng thể quản lý cư trú được với những đối tượng này.
Thứ ba, trong QL NN về ANTT đối với cư trú của NNN lao động thì văn
bản pháp lý có hiệu lực điều chỉnh cư trú của NNN lao động tại Việt Nam là Luật Nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của NNN tại Việt Nam được Quốc hội ban hành năm 2014 chỉ quy định chung chung về các khái niệm và quy trình đăng ký tạm trú, thường trú mà khơng có quy định cụ thể về xử phạt hành chính số NNN cư trú vi phạm pháp luật. Việc xử phạt phải viện dẫn các quy định khác, cụ thể là viện dẫn Điều 17, Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực ANTT, an tồn xã hội, phịng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, chống bạo lực gia đình. Điều này đã dẫn đến sự rối rắm, khó nắm bắt và việc áp dụng các quy định của pháp luật trong QL NN về ANTT đối với cư trú của NNN lao động cịn nhiều hạn chế và gây khó khăn nhất định cho NNN lao động khi đến Việt Nam cư trú muốn tìm hiểu các quy định pháp luật về cư trú.
Cùng với đó, trong quy định về thường trú NNN khi được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh thì được xét cho thường trú, điều này cũng tác động dẫn đến một số NNN lao động cư trú trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận tìm cách đăng ký kết hơn với người Việt Nam để kéo dài thời gian cư trú tại Việt Nam gây khó khăn cho cơng tác quản lý, thậm chí có số NNN được thường trú ở Việt Nam nhưng không bị xét về khả năng làm việc, thu nhập dẫn đến những hệ lụy xấu.
Chính vì vậy, cần thiết phải có những giải pháp cấp bách, hữu hiệu trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý cư trú của NNN lao động, tạo cơ sở thuận lợi cho việc thực hiện tốt QL NN về ANTT đối với cư trú của NNN. Các văn bản pháp luật liên quan phải được xây dựng một cách khoa học, tính đồng
bộ; việc thực hiện trên cơ sở luật pháp, kế hoạch, chính sách thống nhất, có sự phân cơng, phân nhiệm rõ ràng ở từng cấp, từng ngành, từng địa phương.
Thứ tư, cần phân định rõ thẩm quyền của các chủ thể trong việc đưa ra quyết định “chưa cho NC” và “tạm hoãn XC” để tránh sự chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm giữa những chủ thể cùng thẩm quyền như hiện nay. Đồng thời, cần đưa ra một tiêu chí cụ thể làm căn cứ để xác định “lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội” để thống nhất về nhận thức và hành động giữa các chủ thể quản lý cũng như những người có liên quan. Bên cạnh đó, cần quy định cụ thể về giới hạn số lần gia hạn và thời hạn gia hạn của mỗi lần đối với những người bị tạm hoãn XC đã hết thời hạn tạm hoãn XC theo quyết định, nhưng xét thấy cần gia hạn thời gian tạm hỗn XC. Về các hình thức xử phạt, cần phân định rõ giữa “trục xuất” và “buộc xuất cảnh” để có thể áp dụng cho chính xác, tránh trường hợp cùng một hành vi nhưng người thì bị xử phạt trục xuất, người thì bị buộc XC; kéo theo đó là thời gian được nhập cảnh trở lại Việt Nam của người bị xử phạt quá khác biệt, gây ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của NNN.
Thứ năm, cần điều chỉnh các điều kiện, diện người được miễn thị thực theo
hướng chặt chẽ hơn nhằm quản lý có hiệu quả NNN nhập cảnh; cân nhắc đề xuất nâng mức chế tài xử phạt đối với hành vi hoạt động trái mục đích nhập cảnh so với quy định của điều 17, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 và mức xử phạt đối với hoạt động tiếp tay, giúp sức của cá nhân, tổ chức Việt Nam. Đối với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan như: Bộ luật lao động; Luật Đầu tư; Luật Doanh nghiệp..., cần quy định cụ thể trách nhiệm của NNN trong việc chấp hành các quy định về XNC để họ hiểu và tự giác chấp hành.
Thứ sáu, cần sửa đổi, bổ sung điều 17, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày
12/11/2013 của Chính phủ về chế tài xử phạt đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng lao động là NNN khi chưa tiến hành thủ tục mời, bảo lãnh theo quy định tại khoản 2, Điều 45 Luật XNC 2014; chế tài xử phạt đối với một số hành vi VPPL về XNC cịn nhẹ, chưa đảm bảo tính răn đe.
Thứ bảy, cần điều chỉnh quy định tại điều 29 Nghị định số 82/2018/NĐ-CP
ngày 22/5/2018 của Chính phủ, đối tượng là NNN được tạm trú tại doanh nghiệp trong khu công nghiệp hiện chỉ áp dụng cho nhà quản lý, giám đốc điều hành và chuyên gia nước ngồi (khơng áp dụng cho đối tượng là lao động kỹ thuật) cho phù hợp với khoản 1, điều 34 Luật XNC 2014 “NNN được tạm trú ở cơ sở lưu trú tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển...”.
Thứ tám, cần quy định cụ thể giới hạn thời gian cũng như thẩm quyền, trình tự,
thủ tục thực hiện việc buộc xuất cảnh đối với NNN do quá hạn tạm trú.
Thứ chín, cần quy định cụ thể mức đầu tư tối thiểu đối với trường hợp NNN
vào Việt Nam đầu tư được miễn GPLĐ để hạn chế việc NNN đầu tư với số vốn nhỏ để lách luật, được miễn GPLĐ.