Xây dựng chính sách nhập cảnh, xuất cảnh cho người nước ngoài khở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về quản lý xuất nhập cảnh từ thực tiễn tại tỉnh ninh thuận (Trang 79 - 81)

7. Kết cấu của Luận văn

3.3.1. Xây dựng chính sách nhập cảnh, xuất cảnh cho người nước ngoài khở

khởi nghiệp tại Việt Nam

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã diễn ra từ những năm 60 của thế kỷ 20 nhưng đến nay những ảnh hưởng của nó mới được nhìn nhận một cách nghiêm túc. Có thể nói, đây là cuộc cách mạng chưa từng có trong lịch sử nhân loại, nó diễn biến rất nhanh nhưng cũng rất lặng lẽ, tạo ra những xu thế khác biệt và những cơ hội phát triển chưa từng có. Tại Việt Nam, “làn sóng” cách mạng 4.0 cũng đã thể hiện rõ sự tác động của mình trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có sự hiện thực hóa của nhiều ý tưởng, mơ hình khởi nghiệp, thay thế các mơ hình kinh doanh truyền thống. Chỉ số sáng tạo tồn cầu (GII) 2018 của Việt Nam xếp ở vị trí khá cao. Còn về xếp hạng Chỉ số theo dõi doanh nhân toàn cầu (GEM), chúng ta xếp thứ 15/54 nền kinh tế được xếp hạng. Đây là một thành quả đáng khích lệ

phản ánh thành cơng bước đầu của “làn sóng” khởi nghiệp tại Việt Nam và chúng ta đã cơ bản xây dựng được “nền móng” của một hệ sinh thái khởi nghiệp.

Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước ta thời gian qua đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho các cá nhân, doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo như: Dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó có các quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp; Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ ngày 16 tháng 5 năm 2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; Đề án về hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 (theo Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ); Đề án về hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp (theo Quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ). Đây là cơ sở pháp lý quan trọng, đồng thời là động lực thúc đẩy các cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp đang “ấp ủ”.

Nhưng cũng phải nhận thấy rằng sự bùng phát của “làn sóng” khởi nghiệp tại Việt Nam hiện nay vẫn cịn nhiều hạn chế; đặc biệt là giá trị của sức sáng tạo chưa cao. Như trong bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Lễ Khai mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia 2018 vừa qua đã nêu ra: “...chúng ta phải thẳng thắn nhìn nhận một thực trạng là hệ sinh thái khởi nghiệp của chúng ta vẫn chưa tốt. Xếp hạng hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam hiện chỉ đứng thứ 60/125 quốc gia, vùng lãnh thổ. Năng lực sáng tạo của Việt Nam theo Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) mới chỉ ở vị trí 82/140 quốc gia..”. Chúng ta cần khẳng định lại đây không phải là một thực trạng đáng buồn, vì cần phải hiểu rằng với một quốc gia chỉ vừa mới manh nha những dự án khởi nghiệp như Việt Nam, chúng ta đã làm rất tốt và kết quả đạt được là rất đáng trân trọng. Nhưng vấn đề quan trọng để chúng ta có thể xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp hồn thiện trong tương lai đó là chúng ta phải nâng cao giá trị sức sáng tạo của các mơ hình khởi nghiệp. Muốn như vậy, khơng gì khác chúng ta phải “cọ xát” với các dự án khởi nghiệp trên thế giới. Trong q trình đó chắc chắn sẽ có thất bại, nhưng từ những thất bại đó chúng ta sẽ dần “trưởng thành”. Để có dịp “cọ xát” với các dự án

khởi nghiệp trên thế giới, chúng ta chỉ có thể chọn một trong hai hướng: mang dự án khởi nghiệp của nước ta triển khai ở các nước trên thế giới hoặc ngược lại, thu hút các dự án khởi nghiệp từ các nước triển khai tại Việt Nam. Nếu xem xét điều kiện hiện tại của nước ta, thì việc thu hút các dự án khởi nghiệp từ các nước đến triển khai tại Việt Nam mới là một lựa chọn khả dĩ và mang lại nhiều lợi ích.

Tuy nhiên, hiện nay chúng ta vẫn chưa có chính sách hỗ trợ cụ thể cho NNN trong việc triển khai các dự án khởi nghiệp tại Việt Nam; trước hết là chính sách XNC đối với NNN thuộc diện đầu tư khởi nghiệp tại Việt Nam. Trong khi đó, ở một số nước như: Mỹ, Úc, Canada, Estonia... từ lâu đã triển khai một chính sách ưu đãi về XNC đối với NNN triển khai các dự án khởi nghiệp với tên gọi “visa khởi nghiệp”. Do đó, việc nghiên cứu đưa ra chính sách ưu đãi về XNC cho những NNN thuộc diện này là rất cần thiết nhằm tạo điều kiện, môi trường để các dự án khởi nghiệp nước ngồi mang đến Việt Nam những cơng nghệ mới, góp phần đưa mơi trường kinh doanh mới ở Việt Nam hội nhập vào mơi trường kinh doanh mang tính quốc tế của thế giới chứ không chỉ dừng lại ở Việt Nam. Cụ thể hơn đó là việc xây dựng chính sách cấp visa khởi nghiệp và luật hóa các điều kiện cụ thể để được cấp visa khởi nghiệp cho NNN muốn đến Việt Nam kinh doanh lâu dài ổn định tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về quản lý xuất nhập cảnh từ thực tiễn tại tỉnh ninh thuận (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)