CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
3.1.2. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu
Theo Trần Thị Diễm Linh (2015), nợ quá hạn và nợ xấu tại Ngân hàng thương mại có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, cả về khách quan và chủ quan.
3.1.2.1. Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân khách quan gây ra nợ quá hạn và nợ xấu là là những yếu tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng, ngân hàng khơng can thiệp được. Nhóm ngun nhân
này gây tác động và ảnh hưởng trên diện rộng không chỉ một vài ngân hàng đơn lẻ mà đến toàn hệ thống ngân hàng thương mại:
Môi trường tự nhiên
Những tác nhân thuộc về môi trường tự nhiên như: thiên tai, lũ lụt, hoả hoạn, mất mùa, dịch bệnh... gây ảnh hưởng nặng nề và tác động trực tiếp nhất đến các khoản cho vay nông nghiệp.
Môi trường kinh tế
Nếu môi trường kinh tế chưa thực sự phát triển, cạnh tranh trên thị trường chưa thực sự bình đẳng, tốc độ cũng như trình độ phát triển chưa cao sẽ làm cho hoạt động kinh doanh của khách hàng kém hiệu quả. Bên cạnh đó, sự thay đổi trong các chính sách kinh tế vĩ mơ như cơ chế lãi suất, chính sách xuất nhập khẩu, quy hoạch xây dựng hạ tầng, cơ chế tài chính, cơ chế sử dụng đất đai… cũng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của khách hàng. Tất cả những vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến khả năng chi trả nợ của khách hàng. Trong trường hợp khách hàng khơng có khả năng thanh tốn nợ, khi đó sẽ phát sinh nợ xấu cho ngân hàng.
Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng chưa đầy đủ là nguyên nhân quan trọng gây ra nợ xấu. Sự bất cập và chồng chéo của các luật sẽ khiến cơ quan hành pháp lúng túng khi giải quyết tranh chấp về tài sản đảm bảo.
Năng lực tài chính của khách hàng vay vốn khơng đảm bảo
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp chỉ phản ánh tình hình kinh doanh trong quá khứ, chưa thể hiện được năng lực tài chính trong tương lai. Nếu lĩnh vực kinh doanh của khách hàng chứa đựng nhiều yếu tố dễ biến động theo thị trường, hoặc khả năng điều hành cơng ty của khách hàng hạn chế, thì khả năng ổn định tài chính của khách hàng sẽ
khơng đảm bảo. Đây là một lý do khiến khách hàng khơng thực hiện được nghĩa vụ tài chính với ngân hàng.
Thiện chí trả nợ của khách hàng suy giảm
Đạo đức của khách hàng thể hiện thông qua việc làm hồ sơ vay vốn. Một số khách hàng cố ý thông báo số liệu tài chính của doanh nghiệp khơng chính xác, gây sai lệch trong việc thẩm định và cấp tín dụng đã dẫn đến khó khăn trong việc thu hồi nợ của ngân hàng.
Bên cạnh đó, khách hàng thiếu ý thức khi sử dụng vốn vay và trả nợ, khơng quan tâm đến việc thanh tốn nghĩa vụ tài chính đúng hạn với ngân hàng trong khi khả năng tài chính của mình vẫn đảm bảo. Hoặc cũng có những khách hàng khai báo sai mục đích của khoản vay.
3.1.2.2. Nguyên nhân chủ quan
Nhóm nguyên nhân này tồn tại trong chính ngân hàng, từ những sai sót trong quy trình, con người trong q trình cấp tín dụng. Những ngun nhân này bao gồm:
Chính sách tín dụng của ngân hàng
Chính sách tín dụng chưa hợp lý và chưa chặt chẽ sẽ tạo lỗ hổng cho khách hàng và nhân viên trục lợi nguồn vốn ngân hàng. Chính sách tín dụng có tác động xấu không chỉ một chi nhánh ngân hàng riêng lẻ mà ảnh hưởng toàn bộ hệ thống ngân hàng. Mặt khác nhiều NHTM cố tình khơng thực hiện đúng quy định, điều kiện cấp tín dụng để gia tăng thị phần, lấy thu nhập tạm thời. Điều này sẽ dẫn đến việc các hồ sơ vay vốn không đủ điều kiện nhưng vẫn được thơng qua, đây chính là một trong những nguyên nhân làm nợ xấu phát sinh.
Nhiệm vụ của cơng tác kiểm tra, kiểm sốt là phát hiện sớm những sai phạm trong hoạt động cho vay để ngăn ngừa rủi ro. Đối tượng của công tác này cũng bao gồm sự thay đổi giá trị tài sản bảo đảm, mục đích sử dụng vốn và năng lực tài chính của khách hàng theo thời gian. Tuy nhiên, công tác tổ chức, kiểm tra, kiểm soát của các NHTM nếu quá yếu kém và lỏng lẻo sẽ dẫn đến việc phát hiện và xử lý không kịp thời những trường hợp vi phạm trong hoạt động cho vay làm phát sinh nợ xấu.
Chất lượng cán bộ ngân hàng
Cán bộ tín dụng là người trực tiếp giao dịch với khách hàng, nắm bắt đặc điểm cũng như chất lượng khách hàng, khoản vay. Chính vì vậy để hoạt động của ngân hàng được thơng suốt, khơng gặp nhiều rủi ro thì cán bộ tín dụng phải có kiến thức, kinh nghiệm làm việc cũng như khả năng phân tích, dự báo... Một bộ phận cán bộ tín dụng trình độ yếu kém không đánh giá được hết các khả năng rủi ro liên quan đến khoản vay sẽ đưa ra các quyết định cho vay sai lầm và nguy cơ phát sinh nợ xấu rất cao.
Một số cán bộ của hệ thống NHTM sa sút về phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, lợi dụng quyền hạn trong công việc để cấu kết với khách hàng, lợi dụng kẽ hở của luật pháp để làm giàu bất hợp pháp, gây thiệt hại về tài sản và tiền vốn.
Ngoài ra, năng lực quản trị điều hành của ban lãnh đạo ngân hàng chưa tốt như buông lỏng quản lý, kiểm soát nhân viên chưa chặt chẽ dẫn đến những sai lầm trong các quyết định cho vay làm giảm chất lượng tín dụng.