CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
5.2. Giải pháp hạn chế nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Mỹ
5.2.3. Đảm bảo khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, tích cực kiểm tra, giám sát khoản vay sau giả
khoản vay sau giải ngân
Trong một số thời điểm, do áp lực về việc xử lý tăng doanh số cho vay mà cán bộ không theo dõi sát sao các món cấp tín dụng cũ, chẳng hạn như khách hàng vay vốn để mua nhà ở, nhưng sau một thời gian khách hàng đã bán căn nhà đó đi và đầu tư vào lĩnh vực khác hoặc một doanh nghiệp vay vốn sản xuất kinh doanh nhưng lại dùng để đầu tư bất động sản. Điều này tiểm ẩn rủi ro khi chưa thể hiện được tình hình thực tế của bên đi vay. Để đảm bảo bên đi vay sử dụng vốn theo cam kết, chi nhánh cần thực hiện kết hợp các biện pháp sau đây:
Thứ nhất, định kỳ kiểm tra mục đích sử dụng vốn của khách hàng, thực hiện các biện
pháp thu hồi nợ khi phát hiện khách hàng thay đổi mục đích sử dụng vốn;
Thứ hai, kiểm tra đột xuất sử dụng vốn của khách hàng khi có dấu hiệu nghi ngờ.
Chi nhánh cũng cần thường xuyên theo dõi, đánh giá tình hình tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng, đặc biệt là những khoản cấp tín dụng khơng có tài sản đảm bảo để có biện pháp xử lý kịp thời, giúp khách hàng vươt qua giai đoạn khó khăn. Bên cạnh đó, tài sản đảm bảo cần được đánh lái lại định kỳ, yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản nếu giá trị tài sản thế chấp sụt giảm.
Thông qua việc giám sát khoản vay giúp chi nhánh nắm bắt được những khoản vay sắp đến hạn để có chính sách bổ sung khoản cấp tín dụng mới, tránh bị sụt giảm dư nợ.