Những khó khăn trong việc xử lý nợ xấu tại chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế nợ xấu tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh phú mỹ hưng (Trang 73 - 76)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

4.5. Những khó khăn trong việc xử lý nợ xấu tại chi nhánh

Giai đoạn 2015-2018, tình hình kinh tế, đặc biệt là thị trường bất động sản có nhiều dấu hiệu phục hồi nhưng cũng có khơng ít khó khăn cho chi nhánh trong việc xử lý tài sản đảm bảo thu hồi nợ xấu. Nguyên nhân chính do Nhà nước ban hành các văn bản liên quan đến quản lý đất đai, các chế tài liên quan đến chuyển nhượng nhà đất… việc xử lý nợ xấu liên quan đế nhiều đối tượng vướng phải thủ tục pháp lý rườm rà.

Bộ Tài chính có văn bản 4606/BTC-TCT ngày 20/4/2018 về hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc Hội về số tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu. Tuy nhiên, việc nộp thuế khi xử lý tài sản bảo đảm chưa được hướng dẫn cụ thể, vì vậy người mua khơng lấy được tài sản do chưa hồn thành nghĩa vụ thuế. Bên cạnh đó, mặc dù Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu đã trao quyền cho ngân hàng thu giữ tài sản, nhưng trên thực tế, chính quyền địa phương chưa vào cuộc mạnh mẽ. Ví dụ về nhiều trường hợp gia đình chỉ có duy nhất một căn nhà

đem thế chấp ngân hàng để lấy vốn làm ăn nhưng không may việc kinh doanh bị thua lỗ. Việc ngân hàng quyết liệt thu giữ tài sản sẽ rất khó thực hiện. Khi khách hàng cố tình chống đối thì chi nhánh vẫn phải khởi kiện khách hàng ra Tòa án nhân dân Nhà Bè để được quyền xử lý TSBĐ thông qua thi hành án. Như vậy, chi nhánh chỉ thực hiện thu giữ TSBĐ thành công đối với một số trường hợp nhất định như: khách hàng đã bỏ trốn khỏi địa phương mà TSBĐ khơng có tranh chấp; TSBĐ là đất trống …Điều này vơ hình chung cũng hạn chế việc xử lý TSBĐ của chi nhánh.

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Hoạt động tín dụng tại chi nhánh từ tháng 06/2015 đến tháng 12/2018 có thể được chia làm hai giai đoạn khác biệt rõ rệt: từ cuối 2016 trở về trước và đầu năm 2017 trở về sau:

Từ cuối năm 2016 trở về trước, hoạt động tín dụng tại chi nhánh khá ổn định, khách

hàng phát triển chủ yếu trong giai đoạn này là KHCN (chiếm tỷ trọng lớn về mặt số lượng), tuy nhiên dư nợ tín dụng của nhóm khách hàng này chưa cao; KHDN trong giai đoạn này cũng có sự phát triển, nhưng dư nợ tín dụng ở nhóm khách hàng được nhận bàn giao chiếm gần như toàn bộ dư nợ doanh nghiệp.

Sang 2017, chi nhánh bước vào giai đoạn tự thân vận động, dư nợ tín dụng sụt giảm

mạnh (từ hơn 1,500 tỷ đồng xuống còn hơn 600 tỷ đồng). Cán cân dư nợ nghiêng về KHCN khi nhóm khách hàng này được phát triển khá đều đặn qua các năm.

Chất lượng khoản cấp tín dụng tại BIDV Phú Mỹ Hưng bắt đầu giảm mạnh từ cuối năm 2016 và kéo dài đến hết năm 2018. Trong đó, tỷ lệ nợ xấu quan sát được cao nhất vào 31/07/2017 là 4.87% và được kéo giảm trong những năm tiếp theo nhờ sự gia tăng của dư nợ.

Từ thực trạng nợ xấu tại chi nhánh, tác giả đã tìm hiểu một số nguyên nhân chủ yếu gây ra nợ quá hạn, nợ xấu, theo đó, nợ xấu tại chi nhánh phát sinh từ những nguyên nhân sau: Thiện chí trả nợ và khả năng trả nợ của khách hàng; Chất lượng cán bộ quản lý khách hàng chưa đảm bảo; Quy trình cấp tín dụng cịn bất cập; Giám sát, quản lý sau giải ngân chua chặt chẽ.

Từ những nguyên nhân trên, trong chương tiếp theo, bài viết sẽ đề xuất một số biện pháp cụ thể, cần thiết cấp bách để hạn chế nợ quá hạn, nợ xấu tại BIDV Phú Mỹ Hưng.

CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HẠN CHẾ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ MỸ HƯNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế nợ xấu tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh phú mỹ hưng (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)