Quy định về phân loại nợ và trích lập dự phịng tại chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế nợ xấu tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh phú mỹ hưng (Trang 42 - 45)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

4.1. Kết quả hoạt động tín dụng

4.1.2. Quy định về phân loại nợ và trích lập dự phịng tại chi nhánh

Tại thời điểm ban đầu đi vào hoạt động, chi nhánh thực hiện chính sách phân loại tài sản có, mức trích lập, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro trong hoạt động theo quyết định 1226 cùa Hội sở chính ban hành ngày 01/06/2014. Theo đó, chính sách của BIDV bám sát với thông tư 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước.

Theo Văn bản hợp nhất 22/VBHN-NHNN ngày 06/04/2014, nợ xấu tại Việt Nam được phân loại theo hai phương pháp định lượng và định tính như sau:

Phân loại nợ theo phương pháp định lượng

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ (trừ các khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng) theo 05 nhóm theo thời gian quá hạn.

Phân loại nợ theo phương pháp định tính

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo 05 nhóm theo khả năng trả nợ.

Theo Văn bản hợp nhất 22/VBHN-NHNN ngày 06/04/2014, nợ xấu được được đánh giá và đo lường thơng qua các tiêu chí sau:

Tỷ lệ nợ xấu: Tỷ lệ nợ xấu được tính bằng Nợ xấu/Tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu cho biết

trong tổng dư nợ của ngân hàng có bao nhiêu phần trăm nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu càng cao cho biết số lượng nợ xấu trong tổng dư nợ là nhiều.

Tỷ lệ nợ xấu/Vốn chủ sở hữu: Tiêu chí này phản ánh tỷ lệ nợ xấu chiếm bao nhiêu phần

trăm trong tổng vốn chủ sở hữu. Từ tỷ lệ này ngân hàng sẽ đánh giá được mức độ ảnh hưởng của nợ xấu đến tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng là nhiều hay ít.

Tỷ lệ nợ xấu/Quỹ dự phòng tổn thất: Tỷ lệ này phản ánh tỷ lệ nợ xấu chiếm bao nhiêu

phần trong quỹ dự phòng tổn thất. Căn cứ vào tỷ lệ này ngân hàng có thể tính tốn được khả năng bù đắp của mình cho các khoản nợ xấu.

Tỷ lệ nợ xấu/Tổng tài sản đảm bảo: Tiêu chí này cho biết tỷ lệ nợ xấu chiếm bao nhiêu

phần trong tổng số tài sản đảm bảo cho toàn bộ khoản nợ.

BIDV Phú Mỹ Hưng thực hiện phân loại tài sản có và cam kết ngoại bảng theo cả phương pháp định lượng và phương pháp định tính.

 Theo phương pháp định lượng: chất lượng dư nợ được theo 05 nhóm như sau:

Bảng 4.2. Phân loại nợ theo phương pháp định lượng tại BIDV Phú Mỹ Hưng

Phân loại Đặc điểm

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn)

Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn; Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn.

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý)

Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)

Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; Nợ gia hạn nợ lần đầu; Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ

khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng. Nợ nhóm 4 (Nợ ghi

ngờ)

Nợ có thời gian quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được

Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)

Nợ quá hạn trên 360 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được; Nợ được Ngân hàng Nhà nước cơng bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.

 Theo phương pháp định tính:

BIDV Phú Mỹ Hưng thực hiện phân loại nợ và cam kết ngoại bảng của khách hàng thuộc đối tượng XHTDNB theo quy định về Hệ thống XHTDNB của BIDV. Căn cứ vào kết quả của hệ thống XHTDNB, BIDV Phú Mỹ Hưng phân loại nợ, cam kết ngoại bảng của khách hàng như sau:

Phân loại Đặc điểm

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn)

Có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn; Khách hàng có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết.

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý)

Có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ; Có dấu hiệu suy giảm khả năng thực hiện cam kết nhưng vẫn có khả năng thực hiện nghĩa vụ cam kết.

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)

Khơng có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn, có khả năng gây tổn thất; Khơng có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết.

Nợ nhóm 4 (Nợ ghi ngờ)

Có khả năng tổn thất cao; Khơng thực hiện cam kết là rất cao.

Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)

Khơng cịn khả năng thu hồi, mất vốn; Khơng cịn khả năng thực hiện nghĩa vụ cam kết.

BIDV Phú Mỹ Hưng sử dụng kết quả của kỳ/thời điểm xếp hạng tín dụng nội bộ gần nhất để phân loại nợ và các cam kết ngoại bảng vào các thời điểm phải phân loại theo quy định tại Chính sách 1226. Ngày 31/12/2018, Hội sử chính BIDV ban hành Quyết định 1159 thay thế quyết định 1226, trong đó nêu rõ: BIDV thực hiện trích lập DPRR (chung và cụ thể) phải trích chi tiết theo từng khoản nợ và thực hiện trích lập đủ DPRR theo quy định của NHNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế nợ xấu tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh phú mỹ hưng (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)