Lược khảo các nghiên cứu về nợ xấu tại Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế nợ xấu tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh phú mỹ hưng (Trang 35 - 40)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.3. Lược khảo các nghiên cứu về nợ xấu tại Ngân hàng thương mại

Nợ xấu của ngân hàng thương mại và những vấn đề liên quan là một đề tài không mới, đã được nhiều tác giả phân tích để đưa ra nguyên nhân và đề xuất biện pháp hạn chế. Theo đó, luận văn có đề cập đến một số nội dung đã có cơ sở lý luận từ luật. Việc tham khảo những bài viết đã có là lý luận để đối chiếu với tình hình thực tế của chi nhánh, một số văn bản, cơng trình nghiên cứu có thể liệt kê như:

Đối với các nguyên nhân gây ra nợ xấu và sự ảnh hưởng của nợ xấu đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng, có nghiên cứu của Keeton, William và Morris (1987). Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã thực hiện nghiên cứu trên các NHTM bị thua lỗ tại Hoa Kỳ trong giai đoạn 1979-1985 đồng thời sử dụng tỷ lệ nợ xấu làm thước đo chính cho việc đo lường rủi ro tín dụng tại các ngân hàng này. Mơ hình kiểm định đã chỉ ra rằng các điều kiện kinh tế riêng biệt địa phương cùng với sự yếu kém trong hoạt động quản lý ngân hàng là các nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro tín.dụng. Nghiên cứu này cũng cho thấy rằng các NHTM sẵn sàng cho vay những món mạo hiểm thường có rủi ro vỡ nợ cao hơn so với các ngân hàng khác.

Aqel, Mufleh (2001) chỉ ra rằng việc cấp các khoản tín dụng bao gồm các bước đó là: Đảm bảo độ an tồn của các tài liệu pháp lý và đảm bảo các điều kiện trong hợp đồng với khác hàng, các biện pháp buộc khách hàng phải trả đúng hạn và cung cấp tài sản bảo đảm. Cũng theo Aqel, Mufleh (2001) thì ngun nhân rủi ro tín dụng phát sinh chủ yếu là từ phía khách hàng, đặt ra nhiệm vụ quan trọng cho các ngân hàng là nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn vay và phương án trả nợ của khách hàng

Các giải pháp hạn chế nợ xấu theo nghiên cứu của Tarawneh (2002), đã tìm kiếm giải pháp để giải quyết các vấn đề phải đối mặt với trong q trình cấp tín dụng; theo đó chủ thể cho vay cần phải chú trọng giám sát mục đích sử dụng vốn và hướng dẫn cho những khách hàng đầu tư tiền của họ, công bố những nhận thức của ngân hàng trong toàn bộ các tổ chức, nguồn lực con người phát triển hoạt động trong các ngân hàng thương mại, cần xem xét các chính sách tín dụng của ngân hàng thương mại để phù hợp với thực tế tình hình kinh tế.

Cơng trình nghiên cứu trong nước:

rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trong nền kinh tế thị trường, từ đó đưa ra kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM: kiện toàn mạng lưới hoạt động phù hợp với thực tiễn và năng lực quản lý; nâng cao chất lượng tín dụng; chú trọng cơng tác thẩm định, phân tích tín dụng.

Trong luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Hồng Vinh (2017) về “ Nợ xấu của hệ thống ngân hàng Thương mại Việt Nam”, tác giả chỉ ra rằng các nhân tố đặc thù tác động đến nợ xấu tại các NHTM Việt Nam bao gồm: hiệu quả ngân hàng, vốn chủ sở hữu và tăng trưởng tín dụng là những nhân tố chính có tác động ngược chiều đến nợ xấu. Trong khi đó, nợ xấu trong quá khứ, quy mô ngân hàng, dư nợ trên vốn huy động và tác động cùng chiều đến nợ xấu. Các nhân tố vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, lãi suất, tỷ giá, giá bất động sản cũng tác động có ý nghĩa đến nợ xấu. Bên cạnh đó, các NHTM Việt Nam chưa sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào của mình, hay cịn lãng phí các yếu tố đầu vào. Bên cạnh đó, việc kiểm sốt chi phí kém hiệu quả là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam. Các NHTM Việt Nam có thể cắt giảm các chi phí đầu vào để tăng cường hiệu quả hoạt động của mình, từ đó sẽ giúp kiểm sốt chặt chẽ hơn các khoản vay và làm giảm các khoản nợ xấu.

Trong luận văn Thạc sĩ của Trần Thị Thanh Thảo (2019) về “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam” thì các dấu hiệu cảnh báo rủi ro tín dụng bao gồm: quy mơ nợ xấu tăng cao, tốc độ tăng trưởng tín dụng cao; dư nợ tín dụng tập trung ở một số nhóm khách hàng lớn; quy trình tín dụng chưa tách bạch giữa tiếp thị khách hàng với công tác thẩm định, quản lý khoản vay; cơ chế kiểm tra, giám sát nội bộ chưa hiệu quả. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp quản trị rủi ro tín dụng như: chuyển đổi mơ hình tổ chức tín dụng, chú trọng cơng tác nhận diện rủi ro tín dụng; xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng; thay đổi quy trỉnh chấm điểm định hạng khách hàng trong hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; xây dựng chiến lược

quản trị rủi ro tín dụng và khẩu vị rủi ro; phân tách bộ phận quản lý khách hàng thành các bộ phận nhỏ theo chuyên mơn; thành lập các văn phịng kiểm tra, giám sát tại từng khu vực.

Các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước có nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau đến vấn đề nợ xấu, là cơ sở để đối chiếu, so sánh với tình hình tại chi nhánh BIDV Phú Mỹ Hưng. Những kiến nghị, đề xuất nêu trên được tham khảo khi xem xét đề xuất những kiến nghị hạn chế nợ quá hạn, nợ xấu tại chi nhánh.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Theo quan điểm của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), nợ xấu được xác định dựa trên khả năng trả nợ và thời gian quá hạn trả nợ của khách hàng. Khả năng trả nợ này có thể là khách hàng trả được một phần hoặc hồn tồn khơng trả được nợ. Định nghĩa này cũng được áp dụng tương tự tại Việt Nam, cụ thể theo Văn bản hợp nhất 22/VBHN-NHNN ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ngày 06/04/2014.

Có nhiều nguyên nhân gây ra nợ quá hạn và nợ xấu, trong đó có nguyên nhân khách quan (môi trường tự nhiên, kinh tế, pháp lý, đạo đức và năng lực trả nợ của khách hàng…) và nguyên nhân chủ quan thuộc về ngân hàng (quy trình tín dụng bất cập, chất lượng đội ngũ nhân viên…), kết quả không chỉ ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến vai trò điều tiết kinh tế của Ngân hàng nhà nước.

Từ những nguyên nhân xác định được, ngân hàng có thể can thiệp hạn chế nợ xấu thông qua những biện pháp về cải thiện tình hình kinh doanh của khách hàng, cải thiện chất lượng đội ngũ nhân viên và cải thiện quy trình tín dụng. Bên cạnh đó, trích lập dự phịng rủi ro là hành động ngân hàng tự tạo cho mình bước đệm xử lý khó khăn khi rủi ro tín dụng xảy ra.

Từ những cơ sở lý thuyết như trên, chương tiếp theo của bài viết sẽ tập trung làm rõ tình hình cấp tín dụng và nợ q hạn, nợ xấu tại BIDV Phú Mỹ Hưng, phân tích làm rõ những mặt đã và chưa đạt được, từ đó xác định nguyên nhân chủ yếu gây ra nợ xấu tại chi nhánh.

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ MỸ HƯNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế nợ xấu tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh phú mỹ hưng (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)