CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo
Một số hạn chế của nghiên cứu:
- Do có sự giới hạn về thời gian, kinh phí, nguồn lực, sự hạn chế về số lượng hoặc tính chuẩn xác của mẫu quan sát, đề tài có thể chưa lường hết được những yếu tố tác động SHL của người dân đối với DVHCC tại tỉnh Tây Ninh.
- Hoạt động khảo sát mang tính cá nhân: Nghiên cứu được tiến hành bằng cách tận dụng mạng lưới cá nhân điều này có thể rơi vào tình trạng chủ quan nhất định của người nghiên cứu, do đó có thể ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.
- Người dân còn e ngại trong việc đánh giá CQHCNN nên kết quả khảo sát chưa thể hiện hết được thực trạng về hoạt động cung ứng DVHCC tại tỉnh Tây Ninh.
- Khi tiến hành phát phiếu khảo sát đo lường SHL chưa tính đến yếu tố văn hóa, phong tục tập quán ảnh hưởng đến SHL về dịch vụ của người dân, hoặc một số định kiến lịch sử đối với CQHCNN.
Hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu này chỉ tập trung khảo sát bốn yếu tố ảnh hưởng đến SHL của người dân sử dụng dịch vụ. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy mức độ thích hợp của mơ hình là 56.1 %, nghĩa là chỉ có 56.1 % phương sai của biến phụ thuộc “SHL người dân” được giải thích bởi các yếu tố trong mơ hình. Do đó, cịn 43.9 % phương sai của biến phụ thuộc được giải thích bởi các yếu tố
bên ngồi mơ hình. Vì vậy, các thành phần chưa được đề cập trong mơ hình nghiên cứu đề xuất cần có hướng nghiên cứu tiếp theo để bổ sung hồn chỉnh hơn mơ hình.