Các nghiên cứu quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của lãi suất, lạm phát và tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu gạo của việt nam (Trang 28 - 30)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

2.2. Một số nghiên cứu thực nghiệm

2.2.1. Các nghiên cứu quốc tế

Trong một bài nghiên cứu của nhóm tác giả Ying Qiang và Panos Varangis (1994) về việc xem xét tác động của biến động tỷ giá hối đoái đến khả năng xuất khẩu (tỷ giá được yết theo phương pháp gián tiếp), đã thu thập số liệu về giá và lượng xuất khẩu Canada, Nhật Bản, Australia (xuất khẩu sang Hoa Kỳ), Thụy Điển, Hà Lan, Anh (số liệu tổng hợp) trong giai đoạn từ tháng 1/1974 đến tháng 12/1990 (số liệu theo tháng), cùng với các số liệu khác về những biến liên quan để xây dựng mơ hình phân tích định lượng ARCH-M. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng xuất khẩu với hóa đơn được lập bởi đồng ngoại tệ sẽ chịu tác động ngược chiều với những biến động trong tỷ giá hối đoái (trường hợp Canada, Australia, Nhật). Ngược lại, việc lập hóa đơn với đồng nội tệ sẽ giúp doanh nghiệp xuất khẩu đẩy được rủi ro cho bên nhập khẩu. Mở rộng vấn đề, chúng ta nhận thấy thương mại giữa quốc gia phát triển và đang phát triển thường được lập theo đồng tiền của nước phát triển hoặc đồng USD, vì vậy việc xuất khẩu ở những quốc gia đang phát triển cũng chịu rủi ro từ biến động tỷ giá như trường hợp của Canada, Australia, Nhật Bản. Bài viết cũng cho thấy ưu điểm của phương pháp thống kê này so với các phương pháp tiếp cận trước đó (mơ hình VAR, GARCH) là cung cấp các ước tính hệ số hiệu quả hơn và tránh được vấn đề hồi quy giả.

Thorvaldur Gylfason (IMF Working Paper, No. 97/119, 1 September 1997) đã phân tích mối quan hệ giữa xuất khẩu, lạm phát và tăng trưởng kinh tế thông qua số liệu thu thập về tổng khối lượng xuất khẩu của 160 quốc gia và vùng lãnh thổ từ năm 1985 đến 1994. Bằng việc xem xét các số liệu thống kê qua dữ liệu chéo và mơ hình hồi quy của các biến số dân số, thu nhập bình quân đầu người, lạm phát, độ mở của nền kinh tế,… tác giả đã đưa ra kết luận về giai đoạn được xem xét như sau: lạm phát cao dẫn đến xuất khẩu giảm, tăng trưởng kinh tế chậm.

Một bài nghiên cứu đăng trên tạp chí The Journal of Developing Areas năm 2010 của tác giả Mohammad Mafizur Rahman cũng đóng góp thêm bằng chứng về sự tồn tại của các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên số liệu xuất khẩu của Bangladesh sang 30 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng với các yếu tố được lựa chọn làm biến độc lập cho mơ hình trong khoảng thời gian từ năm 1972 đến năm 1999 (số liệu được thu thập hàng năm). Với cách tiếp cận bằng dữ liệu dạng bảng (panel data) và mơ hình trọng lực (gravity model), nghiên cứu cũng đưa ra nhận định tương tự về mối quan hệ giữa tỷ giá và xuất khẩu: Xuất khẩu của Bangladesh tăng trưởng khi có sự mất giá của đồng nội tệ.

Một bài nghiên cứu khác vào năm 2013 của nhóm tác giả Anca Gherman, George Stefan và Adriana Fili lấy bối cảnh hoạt động xuất khẩu ở Romani với một số nhóm hàng chính (như ngun liệu thơ, dầu, thực phẩm, hóa chất…) xuất khẩu vào thị trường châu Âu trong giai đoạn từ tháng 12/2005 đến tháng 9/2011 cũng sử dụng phương pháp định lượng với phương trình hồi quy đơn giản để đánh giá tác động của tỷ giá hối đoái và độ trễ của tác động này lên xuất khẩu. Kết quả thu được từ nghiên cứu là sự mất giá của đồng tiền Romania tác động tích cực lên xuất khẩu của nước này (ở độ trễ 4 tháng). Sự tăng trưởng trong quá khứ của xuất khẩu cũng là một động lực thúc đẩy cho sự phát triển của chính nó. Đặc biệt, kết quả ở những nhóm hàng thực phẩm có mối quan hệ phụ thuộc với tỷ giá hơn những nhóm hàng khác (độ co giãn cao). Ngồi ra, kiểm định nhân quả Granger còn cho ta biết về mối quan hệ của tỷ giá (yết giá trực tiếp) và lạm phát: khi tỷ giá tăng lên, lạm phát cũng có xu hướng biến động tương tự.

Đặc biệt ở lĩnh vực xuất khẩu nông sản, tác giả Winrose Chepng’eno đã đề cập đến ảnh hưởng về tỷ giá (yết trực tiếp) đến tình hình xuất khẩu trà đen ở Kenya như sau: biến động tỷ giá hối đối tác động tích cực đến xuất khẩu trà đen ở Kenya cả ngắn và dài hạn. Tuy nhiên, ảnh hưởng của biến động này được thấy rõ rệt trong ngắn hạn và trong dài hạn nó khơng cịn là vấn đề lớn đáng quan ngại. Bài nghiên cứu cơng bố chính thức năm 2017 được tác giả thực hiện bằng cách tiếp cận theo phương pháp độ trễ phân phối tự động (ARDL) để khắc phục lỗi, với dữ liệu nghiên cứu là khối lượng trà đen của 16 quốc gia chủ yếu nhập khẩu trà đen của Kenya, giai đoạn thu thập dữ liệu từ năm 1997 đến 2010 (dữ liệu theo năm).

Liên quan đến nơng sản, nhóm tác giả Abule Mehare và Abdi K. Edriss (2012) cũng nghiên cứu về đề tài xuất khẩu các loại hạt có dầu với các biến độc lập bao gồm tỷ giá hối đoái (yết giá gián tiếp), GDP và tỷ lệ trao đổi TOT của Ethiopia. Bài nghiên cứu được đăng trên tạp chí Journal of Economics and Sustainable Development. Các công cụ thống kê mơ tả được dùng để phân tích dữ liệu, mơ hình độ trễ phân phối tự động (ARDL) và các thử nghiệm được đưa ra để kiểm định giả thiết về mối quan hệ giữa cung xuất khẩu hạt có dầu và các biến độc lập. Đối tượng của nghiên cứu là giá trị xuất khẩu hạt có dầu của Ethiopia được thu thập từ năm 1992 đến năm 2010. Kết quả cho thấy xuất khẩu hạt có dầu có mối quan hệ tiêu cực với tỷ giá hối đoái (yết giá gián tiếp). Tuy nhiên sự ảnh hưởng của tỷ giá hối đối là khơng đáng kể, nên sự giảm giá liên tục của đồng nội tệ sẽ không cải thiện nhiều đến khả năng cạnh tranh của xuất khẩu hạt có dầu ở quốc gia này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của lãi suất, lạm phát và tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu gạo của việt nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)