CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3. Kết quả mơ hình
4.3.6. Kiểm định tính ổn định của mơ hình
Mơ hình lựa chọn đảm bảo tính ổn định khi có tất cả các nghiệm đều nằm trong vịng trịn đơn vị.
Đồ thị 4.11. Tính ổn định của mơ hình 4.3.7. Phân rã phương sai 4.3.7. Phân rã phương sai
Phân rã phương sai được dùng để phân tích mức độ tác động lẫn nhau giữa các yếu tố. Khi ước lượng một biến phụ thuộc bất kỳ, thì tổng sai số bao gồm sai số được giải thích bởi các biến độc lập và sai số ngẫu nhiên khơng được giải thích bởi mơ hình. Hệ số phân rã phương sai của biến độc lập so với biến phụ thuộc ở một độ trễ nhất định cho biết sự thay đổi của biến độc lập đóng góp bao nhiêu phần trăm sự thay đổi của biến phụ thuộc ở độ trễ nhất định.
Phân rã phương sai được dùng để phân tích mức độ tác động lẫn nhau giữa các yếu tố. Khi ước lượng một biến phụ thuộc bất kỳ, thì tổng sai số bao gồm sai số được giải thích bởi các biến độc lập và sai số ngẫu nhiên khơng được giải thích bởi mơ hình. Hệ số phân rã phương sai của biến độc lập so với biến phụ thuộc ở một độ trễ nhất định cho
-1 -. 5 0 .5 1 Im ag in ar y -1 -.5 0 .5 1 Real
The VECM specification imposes 2 unit moduli
biết sự thay đổi của biến độc lập đóng góp bao nhiêu phần trăm sự thay đổi của biến phụ thuộc ở độ trễ nhất định.
Kết quả phân rã phương sai (Phụ lục 9) cho thấy các biến được giải thích chủ yếu bởi số liệu trong q khứ của chính nó. Điều này được hiểu như sau:
- Đối với KNXK gạo: trong những khoảng thời gian ngắn hạn, KNXK gạo thường ít biến động do hồn cảnh gần như nhau (về thuế suất, điều kiện xuất khẩu, nguồn cung hàng, lượng cầu hàng…) nên đa số có giá trị khá đều đặn. Tuy nhiên về lâu dài, ta sẽ thấy được sự ảnh hưởng nhiều hơn từ những yếu tố vĩ mô như lạm phát, lãi suất, tỷ giá.
- Đối với tỷ giá: Điều này là dễ hiểu khi chúng ta đang theo đuổi một chính sách tỷ giá có sự can thiệp của chính phủ (chính sách tỷ giá thả nổi có kiểm sốt). Trong ngắn hạn, tỷ giá mặc dù biến động trước những thay đổi của thị trường nhưng vẫn được kiểm soát theo khung nhất định (biên dao động), và được điều chỉnh một phần bởi các công cụ của NHNN.
- Đối với chỉ số lạm phát CPI: chỉ số giá tiêu dùng, hay lạm phát chịu ảnh hưởng lớn từ yếu tố kỳ vọng. Vì vậy, mà mức độ lạm phát trong quá khứ có thể sẽ tác động lên nhận thức của người dân và dẫn đến lạm phát cao trong tương lai. - Đối với lãi suất: Lãi suất là một cơng cụ điều hành chính sách tiền tệ của NHNN.
Vì vậy trong điều kiện bình thường, lãi suất thường khơng biến động nhiều để đảm bảo sự ổn định của các chỉ tiêu kinh tế khác.
Đi vào chi tiết, kết quả phân rã phương sai được giải thích cụ thể như sau:
Sự thay đổi của kim ngạch xuất khẩu gạo chủ yếu được giải thích bởi chính những số liệu trong quá khứ của nó. Các yếu tố lãi suất, tỷ giá hối đoái và chỉ số giá tiêu dùng ít tác động đến kim ngạch xuất khẩu gạo. Điều này có thể được giải thích như sau: trong ngắn hạn, các yếu tố vĩ mô tác động lên kim ngạch xuất khẩu khá chậm chạp. Vì đây đều là những nhân tố tác động gián tiếp đến kim ngạch xuất khẩu và cần có thời gian (độ trễ) để tạo nên những ảnh hưởng nhất định. Ở độ trễ 8 kỳ, KNXK gạo trong quá khứ chỉ cịn giải thích 75% cho KNXK gạo hiện thời, các yếu tố còn lại tăng lên: tỷ giá 15%, lạm phát 5%, và lãi suất 3%. Như vậy, qua các mốc thời gian, loại trừ ảnh hưởng của dữ liệu
KNXK gạo quá khứ, ta thấy được tỷ giá hối đối là yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến kim ngạch xuất khẩu gạo.
Lạm phát hầu hết được giải thích bởi chính những số liệu trong quá khứ. Điều này có thể được xem là liên quan đến kỳ vọng lạm phát trong cơng chúng: khi giá cả có xu hướng tăng, nếu chính phủ khơng tạo được lòng tin cho người dân, dẫn đến kỳ vọng lạm phát tương lai tăng, ảnh hưởng đến sự gia tăng lạm phát trong khoảng thời gian tiếp theo. Bên cạnh đó, chỉ số lạm phát cũng được chính phủ cố gắng duy trì ở mức ổn định để đảm bảo tăng trưởng nhưng vẫn trong giới hạn kiểm sốt, nên thường ít có biến động bất thường, đây cũng là lý do mà nó ít chịu tác động của các yếu tố khác trong ngắn hạn.
Cũng như các yếu tố vĩ mô khác, lãi suất quá khứ giải thích phần lớn cho mức lãi suất hiện tại. Do đây là một công cụ đặc biệt để điều chỉnh các chỉ số kinh tế khác, nên luôn được giữ ổn định bằng các biện pháp đặc biệt của NHNN, tránh sự biến động quá lớn. Mặt khác, lãi suất cũng tập trung giải quyết những vấn đề liên quan đến tỷ giá và xuất khẩu, đặc biệt là công cụ chủ yếu để điều chỉnh lạm phát. Nên khi những chỉ tiêu này có diễn biến xấu đi, NHNN sẽ điều chỉnh lãi suất phù hợp để chủ động phịng tránh rủi ro. Vì vậy, về lâu dài, các nhân tố như lạm phát, tỷ giá thậm chí là KNXK gạo vẫn có những ảnh hưởng nhất định lên lãi suất.
4.3.8. Hàm phản ứng đẩy
Hàm phản ứng đẩy phát hiện phản ứng của các biến phụ thuộc trong hệ VAR đối với các cú sốc của các biến trong mơ hình ở các giai đoạn tương lai. Do các hệ số đơn lẻ trong mơ hình ước lượng thường khó giải thích, nên khi áp dụng kỹ thuật này trên thực tế ta thường dùng ước lượng hàm phản ứng đẩy. Hàm phản ứng đẩy thể hiện phản ứng của các biến phụ thuộc trong hệ đối với các cú sốc của các biến khác trong mơ hình. Hay nói cách khác, việc phân tích hàm phản ứng đẩy sẽ cho thấy phản ứng của một biến khi có sự tăng lên một đơn vị phân phối chuẩn của biến khác.
Kết quả phân tích (Phụ lục 10) cho thấy khi đồng tiền nội địa bị mất giá đột ngột so với ngoại tệ, gạo xuất khẩu của nước ta sẽ có lợi thế hơn do sự giảm giá so với mặt bằng giá chung của thế giới, làm cho KNXK gạo tăng do sản lượng gạo bán ra lớn. Tuy nhiên, thị trường nhanh chóng bắt được tín hiệu của lạm phát, giá gạo thu mua trong nước bắt
đầu tăng theo nhanh chóng đẩy giá đầu ra xuất khẩu buộc phải tăng. Thêm vào đó, lạm phát tăng cũng liên quan đến kỳ vọng về lạm phát trong tương lai, điều này dẫn đến sự tăng mạnh của giá gạo, tạo ra những bất lợi cho xuất khẩu, dẫn đến tình trạng sụt giảm KNXK ở những tháng sau đó. Tình trạng bắt đầu có những chuyển biến tích cực hơn từ tháng thứ 6 sau cú sốc khi các biến động có xu hướng giảm dần về mức cân bằng.
Trong khi đó, lãi suất là một trong những cơng cụ có tầm ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, vì vậy kết quả phân tích cũng cho thấy một sự thay đổi về lãi suất cũng có những tác động nhất định đến KNXK gạo. Cụ thể, đồ thị về phản ứng xung cho thấy sau khi xảy ra cú sốc lãi suất, KNXK gạo có phản ứng ngược chiều trong 3 kỳ đầu tiên, sau đó đảo chiều ở kỳ thứ 4 trước khi có sự ổn định hơn. Tuy nhiên, những biến động trên thị trường xuất khẩu gạo được tạo ra bởi thay đổi lãi suất còn khá mờ nhạt.
Tóm tắt chương 4
Trong chương 4, tác giả lược qua sơ bộ về tình hình xuất khẩu gạo, và sự biến động của ba yếu tố tác động (lạm phát, tỷ giá, lãi suất) trong giai đoạn nghiên cứu. Tác giả cũng trình bày thống kê mơ tả, và mối quan hệ tương quan giữa các biến của mơ hình. Sau đó trên dữ liệu của 135 mẫu quan sát thu thập được với 3 biến phụ thuộc là lãi suất, tỷ giá và tỷ lệ lạm phát - để tiến hành ước lượng hồi quy và thực hiện các kiểm định liên quan.
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận 5.1. Kết luận
Ngồi nghiên cứu về tình hình thực hiện xuất khẩu gạo ở Việt Nam, tác giả chủ yếu tập trung vào mục tiêu phân tích, lập luận để làm rõ mối quan hệ giữa biến KNXK gạo và các biến giải thích bao gồm: lạm phát, tỷ giá hối đối và lãi suất. Từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp, giải quyết các vấn đề và định hướng phát triển để xuất khẩu gạo Việt Nam ngày càng lớn mạnh hơn, đem lại nhiều giá trị kinh tế, và thúc đẩy các mối quan hệ quốc tế, góp phần xây dựng an ninh – xã hội.
Sau khi thực hiện phân tích định lượng 135 mẫu quan sát thu thập được, kết quả nghiên cứu cho thấy KNXK gạo của Việt Nam trong khoảng thời gian từ tháng 1/2008 đến tháng 3/2019 chịu ảnh hưởng từ các yếu tố: lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất. Mặc dù khi xét đến các tác động riêng lẻ, kiểm định nhân quả Granger khơng tìm thấy bằng chứng về tác động của lãi suất đến KNXK gạo, nhưng từ kết quả phân tích hàm phản ứng đẩy cũng như phân rã phương sai, ta có thể nói lãi suất vẫn có ảnh hưởng nhất định lên KNXK gạo. Dựa trên phân tích phân rã phương sai, bên cạnh sự thúc đẩy từ chính giá trị KNXK gạo trong quá khứ, thì chỉ số lạm phát và tỷ giá hối đoái là hai nhân tố chủ yếu giải thích phần lớn cho sự biến động của giá trị này. Tuy nhiên, kết quả của mơ hình VECM cho thấy chỉ cần một sự thay đổi nhỏ của lãi suất sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến KNXK gạo của nước ta. Điều này đặt ra vấn đề là việc thực thi các chính sách tiền tệ nên được cân nhắc hết sức cẩn trọng, để tránh xảy ra những rủi ro không mong muốn. Mối quan hệ trong ngắn hạn liên quan đến KNXK gạo như sau: tỷ giá hối đối và lạm phát có tác động tích cực đến KNXK gạo, lãi suất là biến duy nhất tác động ngược chiều KNXK gạo trong trường hợp này. Ngồi ra, mơ hình cũng thể hiện 2 mối quan hệ dài hạn: (1) KNXK gạo và lạm phát: ngược chiều; (2) Tỷ giá, lãi suất và lạm phát. Trong đó, tỷ giá và lãi suất cùng chiều nhau, còn lạm phát ngược chiều với hai biến số còn lại. Mặt khác, kết quả cũng cho thấy KNXK gạo khó có thể tác động ngược lại ba yếu tố này. Điều này có thể xuất phát từ nguyên nhân là KNXK gạo hiện nay khơng cịn chiếm tỷ trọng cao so với các mặt hàng khác.
Mơ hình hồi quy của đề tài được xây dựng nhằm mục đích nghiên cứu tác động của một số nhân tố vĩ mô đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam. Nhưng dưới các góc độ, bối cảnh, mặt hàng khác, các biến cũng như mơ hình có thể được lựa chọn cho phù hợp với mục tiêu hướng đến của người thực hiện.
5.2. Kiến nghị
5.2.1. Đối với nhà nước, và các cơ quan quản lý
Rõ ràng, chúng ta thấy tỷ giá hối đoái, lạm phát và lãi suất đều là những yếu tố tác động đến xuất khẩu gạo. Xét trong nội bộ những nhân tố này cũng có sự tương tác lẫn nhau, vì vậy, việc đưa ra biện pháp cần có sự phối hợp giữa các phương thức khác nhau để cả ba chỉ tiêu này tăng/giảm ở mức phù hợp.
Lãi suất
Như chúng ta thấy, lãi suất ảnh hưởng rất lớn đến KNXK gạo trong ngắn hạn. Nhưng vẫn chưa thấy được tác động rõ rệt về lâu dài. Mặt khác, lãi suất được xem là công cụ chủ yếu để điều hành nền kinh tế. Vì vậy, chúng ta cần có sự cân nhắc cẩn thận trước khi quyết định điều chỉnh lãi suất cho mục tiêu xuất khẩu này.
Lãi suất được nhà nước điều hành thông qua các chính sách tiền tệ. Như chúng ta thấy, đã có những khoảng thời gian, chính sách tiền tệ hầu như khơng phát huy được vai trị của nó, và để xảy ra tình trạng khủng hoảng – lạm phát tăng trong khi chỉ số sản xuất giảm vào năm 2011. Điều này có thể xuất phát từ nguyên nhân là NHNN bị chi phối bởi sự điều hành của Chính phủ, do đó ln bị động khi sử dụng các công cụ để tác động đến nền kinh tế. Trong khi đó việc sử dụng bất kỳ một cơng cụ nào từ lãi suất, tín dụng… đều chịu một độ trễ nhất định. Sự bị động này càng làm cho độ trễ dài ra gây ra những hậu quả mà nền kinh tế phải gánh chịu. Tác giả kiến nghị một số giải pháp cho chính sách tiền tệ trong thời gian tới như sau:
- Nghiệp vụ thị trường mở: NHNN nên theo dõi sát diễn biến tình hình lạm phát và lãi suất, nhu cầu đầu tư trên thị trường. Trên cơ sở đó, phân tích, dự đốn để thực hiện nghiệp vụ này vào những thời điểm hợp lý, tránh tình trạng “mất bị mới lo làm chuồng”, gây ra những thiệt hại đáng kể.
- Cơ chế điều hành lãi suất: lãi suất nên được điều hành linh hoạt theo sự biến động của thị trường trên nguyên tắc đảm bảo lợi ích cho tất cả các bên tham gia (đối tượng gửi tiết kiệm, đối tượng vay vốn và các tổ chức tín dụng). Hiện nay, NHNN đang điều hành lãi suất theo hai cơ chế: kiểm sốt trực tiếp thơng qua mức trần lãi suất, lãi suất cơ bản, và biên độ dao động; kiểm soát gián tiếp bằng các lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi cho vay qua đêm. Cùng với những diễn biến về cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung thời gian qua, lãi suất có xu hướng tăng liên tục, NHNN có thể kết hợp giảm trần lãi suất, và biên độ để giúp ổn định lãi suất, tạo cơ hội huy động vốn cho các doanh nghiệp, tăng cường xuất khẩu gạo.
- Kiểm sốt tình hình hoạt động của ngân hàng thương mại (NHTM): Việc các ngân hàng thương mại vì mục tiêu lợi nhuận mà “lách luật”, cho vay vượt trần khơng cịn là câu chuyện xa lạ khi mà báo cáo về một số ngân hàng như Oceanbank, Techcombank, KienlongBank và Western Bank được phanh phui trong thời gian qua. Vì vậy, việc tăng cường cử các chuyên viên kiểm tra hoạt động, theo dõi số dư của các NHTM cũng là một ưu tiêu hàng đầu trong giai đoạn hiện nay.
- Nâng cao năng lực nguồn lao động: Việc thực thi hiệu quả chính sách tiền tệ khơng chỉ phụ thuộc vào nhận định đúng đắn của NHNN mà còn đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ của các NHTM. Chính sách liên quan đến lãi suất thường đi đôi với sự hy sinh về các yếu tố khác, để hướng đến mục tiêu chung, cần có sự đồng lịng của tất cả các thành phần. Vì vậy, đào tạo, nâng cao kiến thức, năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp cho các cán bộ ở cả NHNN và NHTM nên được quan tâm nhiều hơn.
Lạm phát
Xét về ảnh hưởng lên xuất khẩu gạo, lạm phát tăng góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của hoạt động này trong ngắn hạn. Tuy nhiên, về lâu dài, lạm phát đem đến những ảnh hưởng xấu lên KNXK gạo của nước ta. Điều này cho thấy việc đánh đổi tỷ lệ lạm phát lấy xuất khẩu gạo không phải là một phương án hay được khuyến khích.
Xét về lạm phát nói riêng, yếu tố kỳ vọng ln được đem ra phân tích ở các lý thuyết kinh tế vĩ mô. Rút kinh nghiệm từ những sai lầm trong quá khứ, công tác dự báo và đo lường kỳ vọng lạm phát lại ở Việt Nam trong những năm gần đây đang được quan tâm, và từng bước cải thiện hơn. Điều này góp phần giúp cho chúng ta duy trì được một mức độ lạm phát hợp lý, theo kế hoạch của Chính phủ (dưới 4%). Việc duy trì được một mức