CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3. Kết quả mơ hình
4.3.5. Kiểm định nhân quả Granger
Kiểm định nhân quả Granger dùng trong nghiên cứu nhằm mục đích trả lời cho câu hỏi có hay khơng sự thay đổi của nhân tố này xảy ra bởi nhân tố khác trong mơ hình và ngược lại. Mơ hình VAR được cấu thành từ một tập hợp các biến được hồi quy dựa trên giá trị q khứ của chính nó và các biến khác. Các biến số này được gắn kết với nhau qua những độ trễ trong mỗi phương trình, cũng như sự tương quan giữa các “nhiễu trắng”. Do đó, mơ hình VAR thường được ứng dụng để kiểm tra mối quan hệ giữa các biến thông qua kiểm định nhân quả.
Bảng 4.8. Kết quả kiểm định nhân quả Granger
Chú thích: *p-value< .1, **p-value< .05, ***p-value< .001
Nguồn: Tính tốn và tổng hợp của tác giả Từ kết quả trên ta thấy với độ tin cậy 95%, tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa các cặp biến với độ trễ bằng 5. Theo đó, các cặp biến có mối quan hệ nhân quả bao gồm:
- Kim ngạch xuất khẩu gạo (EX) chịu tác động bởi yếu tố tỷ giá (Er) và chỉ số lạm phát (CPI).
- Chỉ số lạm phát (CPI) chịu tác động bởi sự thay đổi của lãi suất (I) và tỷ giá hối đoái (Er).
- Lãi suất (I) cũng chịu ảnh hưởng từ sự biến động của chỉ số lạm phát (CPI). - Với độ trễ 5 tháng, tỷ giá hối đối (Er) khơng thay đổi theo các biến cịn lại. Bên cạnh đó, kết quả cịn cho thấy sự kết hợp của cả ba nhân tố tỷ giá hối đoái, lãi suất và chỉ số lạm phát có sự tác động đến KNXK gạo với độ tin cậy cao. Mặt khác, sự
D_I ALL 21.805 15 0.113 D_I D.CPI 12.497 5 0.029 D_I D.Er 4.0654 5 0.540 D_I D.EX 4.0108 5 0.548 D_CPI ALL 57.057 15 0.000 D_CPI D.I 21.126 5 0.001 D_CPI D.Er 30.098 5 0.000 D_CPI D.EX 9.3248 5 0.097 D_Er ALL 13.101 15 0.594 D_Er D.I 8.9065 5 0.113 D_Er D.CPI 2.0152 5 0.847 D_Er D.EX 2.4578 5 0.783 D_EX ALL 53.226 15 0.000 D_EX D.I 6.0178 5 0.304 D_EX D.CPI 17.584 5 0.004 D_EX D.Er 16.423 5 0.006 Equation Excluded chi2 df Prob > chi2 Granger causality Wald tests
tương tác giữa ba nhân tố KNXK gạo - Tỷ giá hối đoái- Lãi suất cũng tạo ra sự ảnh hưởng nhất định lên chỉ số lạm phát.
Ở độ trễ 5 tháng chỉ có hai yếu tố riêng lẻ tác động đến kim ngạch xuất khẩu gạo là tỷ giá hối đoái và lạm phát. Tuy nhiên, mặc dù khơng có ảnh hưởng trực tiếp đến KNXK gạo, nhưng khi kết hợp với hai yếu tố cịn lại, lãi suất vẫn góp phần giải thích sự thay đổi của chỉ tiêu này.
Tỷ giá hối đối và lãi suất có tác động lên chỉ số lạm phát cũng là một kết quả khơng nằm ngồi các lý thuyết kinh tế:
- Tỷ giá hối đoái tăng đồng nghĩa với giá cả các mặt hàng trong nước tăng sự thu hút hơn so với mặt hàng nhập khẩu. Vì vậy các mặt hàng của nước ngồi ít có cơ hội chen chân vào thị trường trong nước, nhu cầu hàng nội địa tăng làm tăng giá các mặt hàng (cầu kéo), gây sức ép lên lạm phát.
- Lãi suất cũng gây ra sự ảnh hưởng lên chỉ số giá tiêu dùng thơng qua việc điều chỉnh chính sách tiền tệ như các lý thuyết kinh tế đã từng đề cập: khi lãi suất được điều chỉnh tăng sẽ thu hút nguồn tiền gửi tiết kiệm, giảm chi tiêu tiêu dùng, và gây ra sức ép lên đầu tư do lãi vay tăng. Đây là một trong những biện pháp được chính phủ thực hiện trong các giai đoạn kiềm chế lạm phát.
Tỷ giá hối đoái cũng chịu tác động từ sự tương tác của bộ ba: KNXK gạo – Lạm phát – Lãi suất. Như đã đề cập ở lý thuyết, KNXK gạo có thể gây tác động lên chỉ số lạm phát. Tuy nhiên, KNXK gạo trong trường hợp này chưa thể hiện được sự ảnh hưởng rõ rệt lên các biến cịn lại có thể được giải thích do tỷ trọng của mặt hàng xuất khẩu này khá thấp so với tổng giá trị xuất khẩu của nước ta (trong quý 1/2019, KNXK gạo chỉ chiếm 1% trên tổng số). Con số này có lẽ khơng đủ để thấy được những tác động lên các yếu tố vĩ mô mà ta đang xem xét.
Lãi suất chịu ảnh hưởng từ chỉ số lạm phát trong giai đoạn trên có thể là kết quả của việc sử dụng lãi suất như một công cụ vĩ mô để kiềm chế lạm phát trong một số giai đoạn (2008, 2011).