Hàm phản ứng đẩy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của lãi suất, lạm phát và tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu gạo của việt nam (Trang 67 - 69)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Kết quả mơ hình

4.3.8. Hàm phản ứng đẩy

Hàm phản ứng đẩy phát hiện phản ứng của các biến phụ thuộc trong hệ VAR đối với các cú sốc của các biến trong mơ hình ở các giai đoạn tương lai. Do các hệ số đơn lẻ trong mơ hình ước lượng thường khó giải thích, nên khi áp dụng kỹ thuật này trên thực tế ta thường dùng ước lượng hàm phản ứng đẩy. Hàm phản ứng đẩy thể hiện phản ứng của các biến phụ thuộc trong hệ đối với các cú sốc của các biến khác trong mơ hình. Hay nói cách khác, việc phân tích hàm phản ứng đẩy sẽ cho thấy phản ứng của một biến khi có sự tăng lên một đơn vị phân phối chuẩn của biến khác.

Kết quả phân tích (Phụ lục 10) cho thấy khi đồng tiền nội địa bị mất giá đột ngột so với ngoại tệ, gạo xuất khẩu của nước ta sẽ có lợi thế hơn do sự giảm giá so với mặt bằng giá chung của thế giới, làm cho KNXK gạo tăng do sản lượng gạo bán ra lớn. Tuy nhiên, thị trường nhanh chóng bắt được tín hiệu của lạm phát, giá gạo thu mua trong nước bắt

đầu tăng theo nhanh chóng đẩy giá đầu ra xuất khẩu buộc phải tăng. Thêm vào đó, lạm phát tăng cũng liên quan đến kỳ vọng về lạm phát trong tương lai, điều này dẫn đến sự tăng mạnh của giá gạo, tạo ra những bất lợi cho xuất khẩu, dẫn đến tình trạng sụt giảm KNXK ở những tháng sau đó. Tình trạng bắt đầu có những chuyển biến tích cực hơn từ tháng thứ 6 sau cú sốc khi các biến động có xu hướng giảm dần về mức cân bằng.

Trong khi đó, lãi suất là một trong những cơng cụ có tầm ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, vì vậy kết quả phân tích cũng cho thấy một sự thay đổi về lãi suất cũng có những tác động nhất định đến KNXK gạo. Cụ thể, đồ thị về phản ứng xung cho thấy sau khi xảy ra cú sốc lãi suất, KNXK gạo có phản ứng ngược chiều trong 3 kỳ đầu tiên, sau đó đảo chiều ở kỳ thứ 4 trước khi có sự ổn định hơn. Tuy nhiên, những biến động trên thị trường xuất khẩu gạo được tạo ra bởi thay đổi lãi suất còn khá mờ nhạt.

Tóm tắt chương 4

Trong chương 4, tác giả lược qua sơ bộ về tình hình xuất khẩu gạo, và sự biến động của ba yếu tố tác động (lạm phát, tỷ giá, lãi suất) trong giai đoạn nghiên cứu. Tác giả cũng trình bày thống kê mô tả, và mối quan hệ tương quan giữa các biến của mơ hình. Sau đó trên dữ liệu của 135 mẫu quan sát thu thập được với 3 biến phụ thuộc là lãi suất, tỷ giá và tỷ lệ lạm phát - để tiến hành ước lượng hồi quy và thực hiện các kiểm định liên quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của lãi suất, lạm phát và tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu gạo của việt nam (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)