Chú thích: năm 2019 là số ước tính theo số liệu quý 1
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ số liệu của Tổng cục thống kê Xét trên phương diện sản lượng, giai đoạn 2008 đến 2012 đạt mức tăng trưởng cao nhất, cụ thể sản lượng gạo bình quân năm 2012 đã tăng hơn 150% so với 2008 (tương đương 4.2 triệu tấn). Trong đó, năm 2011 tăng trưởng khá ấn tượng (tăng 40% so với năm 2010, và 127% so với 2008). Mặc dù đến 17/4/2012, khối lượng gạo xuất khẩu chỉ đạt gần 1.3 triệu tấn và tuột xuống vị trí thứ tư thế giới nhưng sau đó tình thế đã có chuyển biến đảo ngược. Đến cuối tháng 7/2012, sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt hơn 4 triệu tấn, vượt mặt Thái Lan chỉ xếp thứ hai sau Ấn Độ. Tính đến cuối năm 2012, khối lượng gạo xuất khẩu đã kỷ lục với gần 7 triệu tấn. Tuy nhiên, con số ấn tượng này lại không đem về kết quả như mong đợi cho KNXK gạo do ảnh hưởng của sự sụt giảm của giá: Nếu ở những tháng đầu năm, sản lượng gạo xuất khẩu chạm đáy (275.000 tấn) thì giá gạo xuất khẩu đã ở mức 550 USD/tấn. Trong khi đó, tình thế đảo ngược vào tháng 7 nhưng giá lại xuống đáy chỉ 365 USD/tấn. Đáng lưu ý là giá gạo xuất khẩu bình quân thế giới trong giai đoạn này không giảm. Như vậy, việc giảm giá gạo xuất khẩu có thể xuất phát từ các vấn đề nội tại của Việt Nam (Nguyễn Đình Bích, 2012).
Sang đến năm 2013, sản lượng gạo xuất khẩu giảm đáng kể so với năm trước đó (21%). Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu gạo lớn, chiếm hơn 30% tổng KNXK
0 1000000 2000000 3000000 4000000 5000000 6000000 7000000 8000000 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019*
Tình hình xuất khẩu gạo giai đoạn 2008-2019
gạo của Việt Nam và có mức tăng trưởng của sản lượng và KNXK lần lượt đạt 6,22% và 2,74% so với cùng kỳ năm trước đó (Dân trí, 2013). Tuy nhiên, do áp lực cạnh tranh cũng như sự sụt giảm đáng kể nhu cầu của các thị trường truyền thống như Malaysia, Indonesia, Philipines làm cho tổng thể hoạt động gạo của Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong khoảng thời gian này. Trong những năm 2014 và 2015 tình hình có vẻ khả quan hơn khi đạt tốc độ tăng trưởng lần lượt là 14% và 20% (so với năm 2013). Đáng chú ý là trong năm 2014, mặc dù giảm về kim ngạch và sản lượng ở hầu hết các thị trường, nhưng xuất khẩu gạo lại tăng rất mạnh ở thị trường Philipines, với mức tăng 168% về lượng và 170% về giá so với 2013 (Vinanet, 2015). Với mức tăng này, Philipines trở thành thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam. Bên cạnh đó, sự tăng mạnh của thị trường Indonesia và Hoa Kỳ cũng đóng góp khơng nhỏ vào KNXK gạo của Việt Nam trong năm 2014. Sang đến năm 2015, tốc độ tăng trưởng của hoạt động xuất khẩu gạo có phần chậm hơn, và chỉ thực sự khởi sắc vào hai tháng cuối năm nhờ hai hợp đồng xuất khẩu gạo đi Indonesia và Philipines với khối lượng 1.5 triệu tấn, giúp cho khối lượng xuất khẩu gạo trong năm này tăng thêm 3.28%, nhưng vẫn giảm 5.13% KNXK gạo so với năm 2014. Nguyên nhân được cho là đến từ sự cạnh tranh gay gắt với các thị trường xuất khẩu gạo lớn như Thái Lan, thêm vào đó, nhu cầu nhập khẩu gạo thế giới giảm và trữ lượng tồn kho đầu kỳ cao đã tác động khiến giá chào gạo xuất khẩu giảm. Bảng 4.2. Giá gạo xuất khẩu năm 2015
ĐVT:USD/tấn
Tháng Gạo 5% tấm Gạo 25% tấm
Thái Lan Việt Nam Thái Lan Việt Nam Tháng 1/2015 405 – 420 370 - 390 390 - 400 345 - 365 Tháng 2/2015 415 355 - 370 400 320 - 340 Tháng 3/2015 407 – 416 365 - 380 395 - 396 335 - 355 Tháng 4/2015 395 – 398 365 - 375 385 - 396 340 - 350 Tháng 5/2015 385 – 395 355 - 365 385 330 - 350 Tháng 6/2015 365 – 385 345 - 360 365 - 370 325 - 350 Tháng 7/2015 365 – 380 368 - 375 350 - 355 330 - 335 Tháng 8/2015 365 – 375 340 - 350 365 - 370 320 - 335 Tháng 9/2015 340 – 360 320 - 335 344 - 360 315 - 330
Tháng 10/2015 360 – 375 355 - 360 346 - 360 330 - 345 Tháng 11/2015 360 – 375 355 - 360 346 - 360 330 - 345 Tháng 12/2015 363 – 375 355 - 360 346 - 360 330 - 345 Trung bình năm 2015 340 – 420 320 - 390 344 - 400 315 - 365 Trung bình năm 2014 370 – 445 370 - 465 350 - 400 360 - 410 Năm 2015 so với 2014
Giảm 25 – 30 Giảm 50 - 75 Giảm 6 Giảm 45 - 55
Nguồn: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam Nếu năm 2014 và 2015 đem lại tín hiệu khả quan thì sang 2016 lại là một năm buồn của ngành xuất khẩu gạo. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, khối lượng gạo xuất khẩu năm 2016 chỉ đạt hơn 4.8 triệu tấn, giảm sâu so với năm trước đó. Ở thời điểm này, Việt Nam phải cạnh tranh rất gay gắt khi các thị trường xuất khẩu khác như Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan đều có trữ lượng gạo để xuất khẩu rất lớn, cùng với chất lượng gạo cao và giá rẻ hơn. Bên cạnh đó, nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc lại thắt chặt nhập khẩu qua đường biên giới. Chính những điều này làm thu hẹp thị trường, đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam vào tình trạng khó khăn. Thị trường xuất khẩu gạo chỉ thực sự khởi sắc trở lại vào năm 2017 với sản lượng tăng hơn 20% đạt gần 5.8 triệu tấn – vượt kế hoạch 5 triệu tấn đề ra đầu năm, và kim ngạch tăng hơn 21% so với năm 2016. Đóng góp vào sự thành cơng này là giá gạo xuất khẩu bình qn đạt 452 USD/tấn (cao hơn 5% so với giá cùng kỳ năm trước đó). Mặt khác cũng kể đến sự tăng trong khối lượng gạo xuất khẩu ở một số thị trường truyền thống như Trung Quốc (31.8%), Philipines (38.4%), Malaysia (97.3%). Và đặc biệt là mức tăng đột biến của thị trường Senegal và I- rắc với mức tăng lần lượt là 7200% và 697%. Đây cũng là năm đánh dấu sự phát triển của xuất khẩu gạo Việt Nam khi một số doanh nghiệp đã tìm hướng để đưa hạt gạo chất lượng cao thâm nhập vào những thị trường khó tính hơn ở châu Âu và Nhật Bản… (Vinanet, 2018).
Với đà tăng trưởng từ 2017, năm 2018, giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng lên 502 USD/tấn. Thêm vào đó, q trình tái cấu trúc ngành sản xuất gạo được thực hiện tốt đã giúp cho cơ cấu gạo chuyển dịch theo hướng tăng phân khúc gạo chất lượng cao (chiếm
hơn 80% khối lượng gạo xuất khẩu). Điều này không chỉ làm tăng KNXK gạo, duy trì vị trí là một trong 3 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, mà còn giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu có cơ hội chinh phục các thị trường khó tính. Tuy nhiên, sang đến q 1/2019, tình hình xuất khẩu gạo bắt đầu có chuyển biến xấu hơn. Cụ thể, khối lượng gạo xuất khẩu tính đến hết tháng 3 chỉ đạt hơn 1.4 triệu tấn, giảm 20% so với cùng kỳ năm trước với thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất là Philipines (gần 550 nghìn tấn).