Kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty cổ phần kho vận tân cảng (Trang 59 - 63)

4.2 .2Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA

4.2.4 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu

4.2.4.1 Thu nhập và phúc lợi:

Giả thuyết H1: Thu nhập và phúc lợi (TP) có ảnh hưởng dương đến Động lực làm việc nhân viên. Kết quả phân tích trọng số hồi quy là 0,350 mức ý nghĩa thống kê là sig = 0,000 nhỏ hơn 0.05 (Bảng 4.14), nên giải thuyết này”được chấp nhận.

Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đó, điều này cho thấy người lao động có xu hướng tăng động lực làm việc nếu mức thu nhập và phúc lợi hấp dẫn.

4.2.4.2 Điều kiện làm việc:

Giả thuyết H2: Điều kiện làm việc (DK) có ảnh hưởng dương đến Động lực làm việc nhân viên. Kết quả phân tích trọng số hồi quy là 0,270 mức ý nghĩa thống kê là sig = 0,000 nhỏ hơn 0.05 (Bảng 4.14), nên giải thuyết này được chấp nhận. Như vậy, nếu môi trường làm việc tốt, trên cơ sở nhận thức của người lao động, thì người lao động sẽ có xu hướng gắn bó, đóng góp lâu dài và có động lực làm việc cao.

4.2.4.3 Đào tạo và thăng tiến:

Giả thuyết H3:“Đào tạo và thăng tiến (DP) có ảnh hưởng dương đến Động lực làm việc nhân viên. Kết quả phân tích trọng số hồi quy là 0,103 mức ý nghĩa

Thu nhập và phúc lợi (TP)

Điều kiện làm việc (DK)

Đào tạo và thăng tiến (DP)

Quan hệ cấp trên (LD)

Động lực làm việc nhân viên (DL)

+0,350

+0,270

+0,103

+0,310

thống kê là sig = 0,016 nhỏ hơn 0.05 (Bảng 4.14), nên giả thuyết này được chấp nhận.

Như vậy, nếu tổ chưc có chính sách đào tạo tốt và chính sách thăng tiến tốt, trên cơ sở nhận thức của người lao động, thì người lao động sẽ có xu hướng gắn bó, đóng góp lâu dài và có động lực làm việc cao.

4.2.4.4 Quan hệ cấp trên:

Giả thuyết H4: Quan hệ cấp trên (LD) có ảnh hưởng dương đến Động lực làm việc nhân viên. Kết quả phân tích trọng số hồi quy là 0,310 mức ý nghĩa thống kê là sig = 0,000 nhỏ hơn 0.05 (Bảng 4.14), nên giải thuyết này được chấp nhận.

Như vậy, mối quan hệ với cấp trên có sự ảnh hưởng mạnh mẽ, đứng thứ 2 sau yếu tố Thu nhập và phúc lợi, đến Động lực làm việc nhân viên, do đó, mối quan hệ tốt với cấp trên, trên cơ sở nhận thức của người lao động, thì người lao động sẽ có xu hướng tăng động lực làm việc.

Bảng 4.15 Bảng thống kê kiểm định giả thuyết

Các giả thuyết phù hợp Kết quả

H1 Thu nhập và phúc lợi có ảnh hưởng tích

cực đến động lực làm việc nhân viên Chấp nhận

H2 Điều kiện làm việc có ảnh hưởng tích cực

đến động lực làm việc nhân viên Chấp nhận

H3 Đào tạo và thăng tiến có ảnh hưởng tích

cực đến động lực làm việc nhân viên Chấp nhận

H4 Quan hệ cấp trên có ảnh hưởng tích cực

đến động lực làm việc nhân viên Chấp nhận

Bảng 4.16 Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả) Đồ thị cho thấy giá trị trung bình Mean gần bằng 0, độ lệch chuẩn là 0,991 gần bằng 1, do đó có thể nói phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn. Do đó, có thể kết luận rằng giả thuyết phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm. Tác giả dùng thêm P-Plot để kiểm tra thêm giả thuyết này.

Bảng 4.17 Biểu đồ P-P plot của phần dư chuẩn hóa

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả) Biểu đồ P-P plot cho thấy các điểm quan sát không phân phối quá xa, điểm phân vị trong phân phối của phần dư tập trung thành 1 đường chéo, như vậy giả định phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.

Bảng 4.18 Biểu đồ phân tán Scatter

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả) Qua biểu đồ phân tán, ta thấy phần dư chuẩn hóa phân bổ tập trung xung quanh đường tung độ 0, do vậy giả định quan hệ tuyến tính khơng bị vi phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty cổ phần kho vận tân cảng (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)