CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
4.2.2. Hạn chế và nguyên nhân
Hoạt động tín dụng của Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang mặc dù đạt được các kết quả nhất định, tuy nhiên so với tỷ lệ tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế thì vẫn cịn thấp. Và có một số hạn chế như sau:
+ Tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn ngày càng tăng cao. Nợ quá hạn theo ngày bao gồm 3 loại: nợ quá hạn dưới 90 ngày, nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày, nợ quá hạn trên 180 ngày. Trong đó, loại nợ quá hạn trên 180 ngày có số dư nợ nhiều nhất. Đây là rủi ro nghiêm trọng mà dự án cũng như ngân hàng đang gặp phải. Điều này xuất phát từ phía ngân hàng, do việc kiểm sốt các hoạt động tín dụng cịn hạn chế, chưa có chính sách quản trị rủi ro tín dụng hợp lý,vv,
Bên cạnh đó, việc thực hiện các biện pháp nhằm nhằm giải quyết tình trạng rủi ro tín dụng cho đầu tư nông nghiệp tại Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang vẫn còn nhiều bất cập, cụ thể như:
+ Chi nhánh vẫn chưa thật sự nghiêm túc thực hiện các biện pháp phịng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân ngân hàng.
+ Việc thẩm định và phân tích tín dụng cho đầu tư nơng nghiệp Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang vẫn chưa được đẩy mạnh, đồng thời hệ thống tín dụng của ngân hàng vẫn chưa được hoàn thiện.
+ Việc giám sát, kiểm sốt và quản lý q trình giải ngân và sau khi cho vay của ngân hàng vẫn chưa chặt chẽ.
+ Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang chưa có định hướng, chiến lược mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh tín dụng cụ thể.
Những yếu tố này khiến cho tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn cho đầu tư nông nghiệp tại Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang sẽ tiếp tục tăng, hơn nữa những rủi ro trong hoạt động có thể ảnh hướng lớn tới hoạt động của ngân hàng
trong tương lai nếu ngân hàng khơng có các phương án phịng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng hợp lý. Điều này thể hiện tín dụng chi nhánh vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu và mục đích phát triển nơng nghiệp, kết quả tín dụng ngân hàng đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng thơn, nơng nghiệp cịn chưa cao, thiếu sự gắn kết giữa công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ.
Nguyên nhân chủ quan:
+ Từ phía Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang
- Công nghệ khoa học tại ngân hàng và màng lưới viễn thông chỉ phát triển tại những khu đô thị trung tâm, nhiều dân cư. Tại các vùng sâu, vùng xa yếu tố này vẫn chưa được phát triển, khiến người dân hạn chế việc tiếp cận tín dụng và các định chế tài chính, và khiến việc mở rộng màng lưới trở nên khó khăn. Đây cũng là lý do tại sao những sản phẩm, dịch vụ Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang ở vùng nơng thơn cịn nghèo nàn, đặc biệt là tín dụng truyền thống, bảo hiểm nơng nghiệp, tín dụng nơng nghiệp vẫn cịn hạn chế, vv.
- Quy trình cấp tín dụng của Chi nhánh Vị Thanh còn khá phức tạp, chưa phù hợp với năng lực của người dân, đáng chú ý là những thủ tục về tài sản thế chấp, bao gồm đất đai. Các ngân hàng thường yêu cầu người vay thế chấp tài sản như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đơi khi cịn u cầu bảo lãnh của chính quyền địa phương. Những thủ tục và quy định rắc rối như vậy cũng chính là vướng mắc lớn đối với người dân, những người có trình độ văn hóa thấp, và khiến phát sinh các tệ nạn, ví dụ như cò vay vốn, đẩy mạnh hình thức tín dụng nặng lãi,... và hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ không được đáp ứng kịp thời vốn.
- Chiến lược, kế hoạch phát triển nông thôn của Agribank Chi nhánh Vị Thanh chưa phù hợp, quy hoạch vùng SP nông nghiệp chưa được cụ thể. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa được mở rộng và phát triển ổn định. Thiếu kế hoạch và tính đồng bộ cho việc hỗ trợ kỹ thuật phát triển trồng trọt, chăn ni, gây khó khăn cho hoạt động mở rộng, phát triển sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm.
- Khách hàng của hàng Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang phần lớn là người dân tại khu vực nông thôn, chưa tiếp cận được tiến bộ khoa học kỹ thuật nên nếu như thiếu tính đảm bảo, tư vấn về việc phát triển sản xuất từ phía nhà cung cấp vốn. Bên cạnh đó, sản phẩm bảo hiểm đang còn thiếu nên trong trường hợp có sự thay đổi lớn về thị trường tiêu thụ, chi phí, hỏa hoạn,... thì có thể gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của người dân, do đó các ngân hàng chỉ cho họ vay với tiền nhỏ.
- Hiện tại, người dân vẫn còn tồn tại suy nghĩ, tư duy bao cấp về tín dụng khiến cho làm gia tăng tính ỷ lại, đồng thời bóp méo thị trường tài chính tại khu vực nông thôn.
Nguyên nhân khách quan:
- Trong hoạt động sản xuất nơng nghiệp cịn chứa đựng nhiều rủi ro, do diễn biến thời tiết phức tạp, khó lường, dịch bệnh, sâu bệnh ln rình rập. Thị thường tiêu thụ sản phẩm nông sản, thực phẩm chưa ổn định. Bên cạnh đó, một số mặt hàng xuất khẩu vẫn đang phụ thuộc vào giá cả thế giới..., hơn nữa, hoạt động nghiên cứu, dự báo kinh tế về lĩnh vực này còn kém đã dẫn tới hậu quả nghiêm trọng cho sản xuất. Những điều đó gây ra khó khăn nhất định trong việc mở rộng thị trường, đầu tư tín dụng.
- Thu nhập của người dân còn thấp, việc giải quyết quyền sử dụng đất của người dân còn nhiều bất cập khiến cho vay các khoản vốn lớn nhằm mở rộng sản xuất của các hộ gia đình tại khu vực nơng thơn gặp khó khăn. Với chính sách cho vay khơng có đảm bảo đến 100 triệu không đủ để thúc đẩy việc mở rộng sản xuất của các hộ gia đình, để chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nông nghiệp, nông thơn.
- Chính sách đất đai hiện nay cũng khó để tăng cường khả năng tích tụ ruộng đất để mở rộng quy mô chuyên canh vật nuôi cây trồng theo mơ hình các trang trại, gia trại lớn như các nước phát triển khác. Điều này cũng hạn chế nhất định nhu cầu vay vốn lớn để phát triển, tạo ra sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nông nghiệp, nông thơn theo hướng cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Tóm tắt chương 4
Trong chương 4, tác giả đã tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng rủi ro và thực trạng quản lý rủi ro tín dụng trong đầu tư nông nghiệp tại Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Từ đó tác giả cũng đánh giá chung thực trạng quản lý rủi ro tín dụng trong đầu tư nơng nghiệp tại Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG ĐẦU TƯ NƠNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH VỊ THANH,