CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
5.3. Các kiến nghị khác
5.3.1. Kiến nghị với Agribank Chi nhánh Vị Thanh
Agribank, Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang cần phải kiểm soát việc sử dụng vốn vay đối với các dự án nông nghiệp, đảm bảo tuân thủ nghiêm túc các quy định của các khoản vay và chất lượng khách hàng. Trên thực tế, từng khách hàng, từng khoản vay sẽ có sự khác biệt rõ ràng, do đó chi nhánh nên đưa ra kế hoạch kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng vay, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho Agribank – Chi nhánh Vị Thanh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Thêm vào đó, ngân hàng cần áp dụng tín dụng khách hàng nhằm soát sử dụng vốn vay định kỳ theo tháng, theo quý hoặc theo năm kiểm. Nếu khách hàng có uy tín trong mối quan hệ tín dụng và xếp hạng tín dụng cao thì mật độ kiểm tra sử dụng sẽ ít hơn. Đối với những khách hàng xếp loại tín dụng thấp, thì mật độ kiểm tra, kiểm sốt mục đích sử dụng sẽ nhiều hơn. Nếu khách hàng có nợ quá hạn và nợ xấu, ngân hàng cần phải phân loại nợ và kiểm tra theo định kỳ 1 tháng/ 1 lần để kiểm sốt tình hình của khách hàng, đưa ra đánh giá, nhận xét chính xác và đề xuất các phương pháp hợp lý nhằm hạn chế những rủi ro cho ngân hàng trong hoạt động tín dụng.
Bên cạnh đó, ngân hàng cần tập trung vào việc phân tích rủi ro của các dự án vay để giảm thiểu thời gian xử lý những giao dịch dựa trên giới hạn tín dụng đã được phê duyệt. Đối với phân tích này, Agribank – Chi nhánh Vị Thanh nên tập trung vào nguồn cung cấp, khả năng tiêu thụ, thị trường, tính pháp lý của các dự án vay… hơn nữa, việc đưa ra các rủi ro dự kiến, khả năng kiểm soát của ngân hàng và các biện pháp xử lý RRTD là việc rất quan trọng với Agribank – Chi nhánh Vị Thanh.
5.3.2. Kiến nghị với Chính phủ và các bộ, ngành
Nhà nước và Chính phủ cần phải hồn thiện mơi trường pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án đầu tư nông nghiệp. Đối với các doanh nghiệp, dự án còn hạn chế về kinh tế, công nghệ kỹ thuật
chưa được đầu tư nhiều và họ còn hạn chế về khả năng vay vốn ngân hàng. Nhà nước có thể bảo lãnh cho các doanh nghiệp kêu gọi các thành phần kinh tế khác đầu tư vào dự án đầu tư nông nghiệp hoặc tiếp nhận nguồn tín dụng ngân hàng. Bên cạnh đó, Nhà nước và Chính phủ nên hỗ trợ đào tạo cho dự án về kình nghiệm, cơng nghệ hiện đại, vv.
Thêm vào đó, Nhà nước nên đưa ra các quy định về kiểm tra kiểm soát đối với tất cả doanh nghiệp nhằm xây dựng một môi trường thơng tin chính xác, góp phần cải thiện chất lượng cơng tác thẩm định.
Nhà nước và Chính phủ nên hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng xây dựng một môi trường pháp lý đồng bộ:
+ Thành lập các quỹ bảo lãnh tín dụng cho những doanh nghiệp. Thơng qua hình thức này, các dự án đầu tư khơng có tài sản thế chấp mà vẫn có khả năng vay vốn tín dụng của ngân hàng khi có dự án khả thi.
+Ban hành hệ thống văn bản pháp lý đồng bộ, những văn bản hướng dẫn chi tiết về việc thực hiện các quy định liên quan đến tài sản đảm bảo, đất đai…
+ Đưa ra những chính sách hợp lý và rõ ràng nhằm xử lý hiệu quả các tranh chấp giữa khách hàng vay và ngân hàng khi hiện tượng rủi ro diễn ra.
5.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước
Ngân hàng nhà nước là cơ quan quản lý hành chính, chuyên ban hành các chính sách, quy chế văn bản hướng dẫn hoạt động ngân hàng. Nhằm tạo ra môi trường cho vay thuận tiện đối với đầu tư nông nghiệp, Ngân hàng nhà nước nên đưa ra các chính sách và quy định rõ ràng thống nhất quy chế vay phù hợp và đảm bảo tiền vay. Trong tình hình gia nhập WTO như hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có nhiều cơ hội tốt để phát triển. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp yếu kém về tài chính khó có thể đáp ứng được các điều kiện vay vốn của ngân hàng nhằm tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Vì vậy, Ngân hàng nhà nước phải nên đơn giản hóa thu tục cho vay vốn đối với dự án đầu tư nông nghiệp, bao gồm cả những doanh nghiệp ngoài quốc doanh giúp các dự án này có thể sử dụng vốn tín dụng của ngân hàng một cách tốt nhất.
Bên cạnh đó, Ngân hàng nhà nước cũng cần nâng cao hệ thống thơng tin tín dụng cũng như hiệu quả của các trung tâm tín dụng CIC từ các bước nhập dữ liệu, lưu trữ, cùng cấp, xử lý số liệu nhằm đảm bảo được thơng tin chính xác và kịp thời. Từ đó, giúp cho quá trình thẩm định khách hàng của các ngân hàng được thực hiện hiệu quả, dễ dàng và hạn chế rủi ro tín dụng.
Thêm vào đó, Ngân hàng nhà nước nên cập nhật thông tin thường xuyên , xử lý kịp thời những vướng mắc trong hoạt động tín dụng, và phải nghiêm khắc xử lý các trường hợp sai phạm cả ngân hàng thương mại nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.