Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hiệp ước basel II vào quản trị rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 56 - 60)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

4.1. Ứng dụng Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại Việt Nam

4.1.2.1. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

NHNN đã ban hành một loạt các quy định về an toàn vốn tối thiểu theo hƣớng tiếp cận dần theo trụ cột 1 của Basel II nhƣ: 1) Thông tƣ số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an tồn trong hoạt động của TCTD. Thơng tƣ số 22/2011/TT-NHNN ngày 30/8/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ số 13/2010/TT-NHNN; 2) Thông tƣ số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của NHNN (Thông tƣ 36) tự giới hạn tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt

động TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngồi (thay thế Thơng tƣ 13); 3) Thông tƣ số 41/2016/TT-NHNN về quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài.

Theo nội dung Thông tƣ số 41/2016/TT-NHNN (hiệu lực thực hiện ngày 01/01/2020) do NHNN ban hành quy định về an toàn vốn đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, các ngân hàng phải đảm bảo tỷ lệ CAR tính theo chuẩn mực Basel II là 8%, tức là tỷ lệ an tồn vốn đã tính tới rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và rủi ro thị trƣờng thay vì chỉ tính tới rủi ro tín dụng nhƣ trƣớc đây.

Bảng 4. 3. CAR các ngân hàng trong giai đoạn 2014 – 2018

(Đơn vị tính: %) CAR 2014 2015 2016 2017 2018 Vietcombank 11,35 11,04 11,13 11,63 12,14 Vietinbank 10,4 10,6 10,4 10 10 BIDV > 9 > 9 9,5 9,5 10,3 MB 10,07 - 12,5 12 10,9 Sacombank 9,87 9,51 9,61 11,3 11,9 Techcombank 15,65 14,74 13,1 12,68 14,3 ACB 14,08 12,08 13,19 11,49 12,8 VPBank 11,3 12,2 13,2 14,6 12,3 VIB 17,71 18,04 13,25 13,07 12,9 MSB 15,7 24,53 23,59 19,48 12,17 Toàn hệ thống 12,75 13,14 12,73 11,1 11,8

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo thường niên của 10 NHTM thí điểm Basel II giai đoạn 2014 -2018)

Bảng 4.3 cho thấy, xét riêng 10 NHTM thí điểm, hệ số CAR đều có xu hƣớng giảm khi các ngân hàng đều tích cực trong việc thực hiện theo Basel II, vừa tăng tốc độ tăng tài sản chứa rủi ro so vừa giảm tốc độ tăng vốn tự có so với trƣớc đây.

Trong số 10 NHTM thí điểm Basel II, CAR của ACB (12.8%) và VIB (12.9%) ở mức cao nhất, CAR của VCB thấp hơn với tỷ lệ 12.14%.

Tuy.nhiên,.nếu.theo.cách.tính.thơng.thƣờng.(CAR.=.Vốn.tự.có/Tài.sản.rủi.ro). của.VCB.là.12.14%.thì.chỉ.tƣơng.đƣơng.khoảng.8%.theo.cách.tính.của.Basel.II.(C AR.=.Vốn.tự.có/Tài.sản.rủi.ro.+.12,5.x.hệ.số.rủi.ro).

Có 5 ngân hàng có hệ số CAR năm 2018 đạt trong khoảng 12,1%-12,8%; 4 ngân hàng có hệ số CAR năm 2018 trong khoảng 11,2% - 11,88%. Đƣợc biết, đối với trƣờng hợp VPBank CAR năm 2018 đạt 12,3% nếu áp dụng theo Basel II CAR của ngân hàng này là 11,2%; ngân hàng VIB hệ số CAR năm 2018 là 12,88% thấp nhất trong 3 năm 2016 -2018, nếu áp dụng theo Basel II hệ số CAR của VIB năm 2018 là 10,2%.

Tổng hợp lại CAR theo các loại hình NHTM thì nhóm NHTMNN có hệ số CAR mặc dù vẫn đạt trên 8% nhƣng thấp hơn so với NHTMCP. Sở dĩ nhƣ vậy là do (i) nỗ lực của các NHTM nhằm vốn điều lệ và vốn tự có; (ii) Tài sản Có điều chỉnh giảm rủi ro do chủ yếu đầu tƣ vào trái phiếu Chính phủ thay vì cho vay và (iii) các NHTM đẩy mạnh bán nợ xấu cho VAMC làm giảm các tài sản Có có rủi ro cao.

Nhìn chung, Hệ số CAR của hệ thống NHTM giai đoạn 2014 - 2018 đã cao hơn quy định của NHNN Việt Nam, cũng nhƣ chuẩn mực của Basel II. Xu hƣớng chung là CAR đang giảm dần đối với một số ngân hàng trong những năm gần đây, nhƣng có dấu hiệu phục hồi tăng nhẹ từ mức 11.1% năm 2017 lên 11.8% năm 2018 cho thấy cùng với sự tăng trƣởng vốn điều lệ, các ngân hàng đã cấu trúc tài sản theo hƣớng hợp lý hơn để giảm thiểu rủi ro.

Tuy nhiên, hệ thống NHTM Việt Nam có hệ số CAR chƣa bền vững và ở mức thấp, khoảng 9 – 12% thấp hơn so với nhiều NHTM ở các quốc gia trên thế giới (Indonesia: 19,8%, Philippines: 17%, Singapore: 16,4%, Thái Lan: 15,6%, Mỹ: 14,4). Các NHTM Việt Nam đang nỗ lực tăng hệ số an toàn vốn nhƣng gặp khó khăn trong nỗ lực tìm kiếm các đối tác chiến lƣợc, tăng vốn bằng phƣơng thức chủ yếu là phát hành thêm cổ phần. Bên cạnh đó, hệ thống các quy định, chính sách, thông tin, hạ tầng công nghệ của một số NHTM, nhất là các ngân hàng nhỏ khó có

thể tiến tới thống nhất số liệu và đƣa ra kết quả chính xác để xác định đúng hệ số CAR của NHTM.

Đối với kế hoạch tăng cƣờng vốn cấp 1: Phƣơng án tăng vốn chủ yếu thông qua các hình thức quen thuộc nhƣ phát hành cổ phiếu để chia cổ tức, phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu và đối tác chiến lƣợc hoặc kết hợp tất cả các hình thức trên. Bên cạnh đó, khối các NHTMCP nhà nƣớc đƣợc đánh giá sẽ chịu nhiều áp lực tăng vốn đáng kể hơn so với khối các NHTMCP tƣ nhân bởi khối này phải đảm đƣơng trách nhiệm vừa duy trì lợi nhuận kinh doanh, vừa là trụ cột trong thực thi chính sách tiền tệ, đảm bảo đóng góp thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, an sinh xã hội của đất nƣớc. Do đó, khối ngân hàng này đang trong tình trạng nan giải khi thực hiện các giải pháp tăng vốn để đảm bảo năng lực tài chính. Nhóm NHTMCP tƣ nhân (nhƣ ACB, VIB) sẽ chịu ít áp lực tăng vốn ít hơn nhóm NHTMCP nhà nƣớc (nhƣ Vietcombank, BIDV, VietinBank). Điều này do một số nguyên nhân chủ yếu nhƣ: (1) Xu hƣớng thối vốn góp đầu tƣ vào ngân hàng của một số cổ đông lớn nhƣ: Các doanh nghiệp nhà nƣớc (theo định hƣớng của Chính phủ về tái cấu trúc DNNN) và các ngân hàng khác (do quy định hạn chế sở hữu chéo giữa các ngân hàng) có thể khiến nguồn cung. cổ phiếu ngân hàng tăng lên và càng gây tác động tiêu cực lên lộ trình tăng vốn của các ngân hàng; (2) Nguồn lực trong nƣớc hạn chế bởi DNNN có quy mơ lớn khơng đƣợc phép đầu tƣ theo luật, trong khi các doanh nghiệp tƣ nhân cũng đang gặp nhiều khó khăn vốn; (3) Huy động vốn nƣớc ngồi cũng gặp khó khăn do trần sở hữu nƣớc ngoài (đối với VietinBank) và kỳ vọng lớn từ giá bán của cơ quan quản lý (đối với Vietcombank), cũng nhƣ sự thiếu hấp dẫn đối với nhà đầu tƣ nƣớc ngồi bởi theo lộ trình mở cửa ngành tài chính theo các hiệp định thƣơng mại, các ngân hàng nƣớc ngoài đã đƣợc phép thành lập ngân hàng 100% vốn tại Việt Nam. Do đó, các tổ chức nƣớc ngồi khơng nhất thiết phải mua cổ phần của các ngân hàng trong nƣớc.

Đối với kế hoạch tăng cƣờng vốn cấp 2: Hầu hết các ngân hàng đều áp dụng biện pháp ngắn hạn là tăng vốn cấp 2 bằng phát hành trái phiếu dài hạn với sự thành công của nhiều ngân hàng nhƣ ACB, VietinBank, VPBank, Vietcombank. Tuy

nhiên, biện pháp này thực sự không hiệu quả bởi: (1) Giải pháp này chỉ giúp các ngân hàng giải quyết tình thế trong ngắn hạn; (2) Làm tăng áp lực chi phí vốn do lãi suất trái phiếu cao hơn 1-2% lãi suất huy động thông thƣờng và do sự cạnh tranh huy động vốn bằng trái phiếu từ các định chế tài chính khác; (3) Phần lớn các trái phiếu này đƣợc các ngân hàng đầu tƣ lẫn nhau, dẫn đến tình trạng gia tăng sở hữu chéo giữa các ngân hàng; và (4) theo Thơng tƣ số 41/2016/NHNN, có hiệu lực ngày 01/01/2020, những ngân hàng đang sở hữu lƣợng trái phiếu cấp 2 của các ngân hàng khác với số lƣợng lớn sẽ đối mặt với áp lực suy giảm vốn tự có cấp 2 từ năm 2020 trở đi khi phải loại trừ các khoản đầu tƣ này.

Thực tế cho thấy nếu phân loại nợ theo đúng chuẩn mực quốc tế thì chi phí dự phịng rủi ro sẽ tăng lên khi các NHTM trích lập dự phịng rủi ro đầy đủ, làm cho vốn tự có giảm, CAR phải giảm xuống. Nhƣng kết quả nghiên cứu về hệ số CAR của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2014 -2018 cho thấy hệ số CAR lại tăng. Do đó, rất có khả năng có dấu hiệu giấu nợ, đảo nợ làm cho Tài sản Có rủi ro giảm xuống bằng cách đƣa vào hạng mục “tài sản khác”. Cho thấy, mặc dù hệ số CAR của hệ thống NHTM cao hơn quy định (8%) nhƣng khó có thể đảm bảo đƣợc khả năng chống đỡ rủi ro của các ngân hàng. Sự khác biệt trong cách tính CAR của Việt Nam so với tiêu chuẩn Basel II và trên thế giới (Khi tính hệ số CAR ngồi việc tính rủi ro tín dụng theo tỷ lệ tín dụng so với nguồn vốn thì các ngân hàng cần tính cả rủi ro thị trƣờng và rủi ro hoạt động) cho thấy hệ số CAR hiện nay do các NHTM công bố (nếu tính theo cách mới quy định tại Thơng tƣ 41 thì thay vì 8% chỉ cịn 6-7%) vẫn chƣa thực sự đáp ứng theo tiêu chuẩn Basel II.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hiệp ước basel II vào quản trị rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)