BẢNG CÂU HỎI VÀ THANG ĐO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của sự hài lòng trong công việc và cam kết với tổ chức đến ý định nghỉ việc một nghiên cứu tại các đơn vị sự nghiệp hành chính cấp phường thuộc quận 11 TP HCM (Trang 32)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3 BẢNG CÂU HỎI VÀ THANG ĐO

Từ cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu dự kiến, bài viết đưa ra thiết kế bảng câu hỏi và thang đo như sau.

3.3.1 Thiết kế bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi gồm 6 phần:

Phần 1: Là phần mà các câu hỏi được dùng để xác định Sự hài lịng về cơng việc của CBCC tại các đơn vị sự nghiệp hành chính cấp Phường thuộc Quận 11. Phần này gồm 5 câu hỏi phù hợp với những câu hỏi do Brayfield và Rothe (1951 – trích dẫn từ Ilhami, 2012) đề xuất.

Phần 2: Là phần mà các câu hỏi được dùng để xác định mức độ Cam kết tình cảm của CBCC tại các đơn vị sự nghiệp hành chính cấp Phường thuộc Quận 11. Phần này gồm 6 câu hỏi phù hợp với những câu hỏi trong nghiên cứu trước của Meyer và các đồng sự (1993).

Phần 3: Là phần mà các câu hỏi được dùng để xác định mức độ Cam kết liên tục của CBCC tại các đơn vị sự nghiệp hành chính cấp Phường thuộc Quận 11. Phần này gồm 6 câu hỏi phù hợp với những câu hỏi trong nghiên cứu trước của Meyer và các đồng sự (1993).

Phần 4: Là phần mà các câu hỏi được dùng để xác định mức độ Cam kết quy chuẩn của CBCC tại các đơn vị sự nghiệp hành chính cấp Phường thuộc Quận 11. Phần này gồm 6 câu hỏi phù hợp với những câu hỏi trong nghiên cứu trước của Meyer và các đồng sự (1993).

Phần 5: Là phần mà các câu hỏi được dùng để xác định Ý định nghỉ việc của CBCC tại các đơn vị sự nghiệp hành chính cấp Phường thuộc Quận 11. Phần này gồm 4 câu hỏi phù hợp với những câu hỏi trong nghiên cứu trước của Blau và Boal (1989).

Phần 6: Đây là phần thông tin cá nhân của người tham gia khảo sát. Những thông tin bao gồm về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thâm niên và nơi Phường công tác được sử dụng để xác định liệu giữa các nhóm đối tượng khác nhau có sự khác biệt về ý định nghỉ việc của họ hay khơng.

Bảng câu hỏi có tất 27 câu hỏi ứng với 27 thang đo.

3.3.2 Chi tiết các biến câu hỏi

Sau khi hoàn tất bảng câu hỏi ban đầu, bài viết thực hiện nghiên cứu định tính thơng qua ý kiến chuyên gia và phỏng vấn trực tiếp các đối tượng đã nêu ở mục trước. Sau q trình tính hồn tất, thang đó nghiên cứu đã hiệu chỉnh cùng thang đo gốc được trình bày ở Bảng 3-1.

Bảng 3-1. Chi tiết các câu hỏi từ nghiên cứu gốc và sau khi hiệu chỉnh định tính

Nguồn: Từ tác giả sau khi tổng hợp và hiệu chỉnh

STT

hóa Thang đo gốc Thang đo nghiên cứu đã hiệu chỉnh

Sự hài lịng cơng việc

(Brayfield và Rothe, 1951 – trích dẫn từ Ilhami, 2012)

1 JS1 Tôi khá hài lịng với với cơng việc hiện tại của mình.

Tơi hài lịng với cơng việc hiện tại của mình tại Phường mà tơi đang công tác.

2 JS2 Hầu hết những ngày, tơi nhiệt tình với cơng việc của mình.

Tơi thấy nhiệt tình với cơng việc của mình tại Phường mà tơi đang cơng tác .

3 JS3NG HICH

Mỗi ngày công việc đối với tôi dường như không bao giờ kết thúc. (Nghịch đảo)

Ở Phường, mỗi ngày tôi đều làm không hết việc. (Nghịch đảo)

4 JS4 Tôi cảm thấy thực sự tận hưởng với công việc của tôi.

Tôi cảm thấy thoải mái với công việc hiện tại của mình ở Phường.

Cam kết tình cảm

(Meyer và các đồng sự, 1993)

6 AC1 Tôi sẽ rất hạnh phúc khi dành phần cịn lại của sự nghiệp với tổ chức này.

Tơi sẽ thấy hạnh phúc nếu được làm ở Phường cho đến hết sự nghiệp.

7 AC2 Tôi thực sự cảm thấy như thể các vấn đề của tổ chức này là của riêng tôi.

Tôi thấy các vấn đề của Phường như thể là vấn đề của riêng tôi.

8 AC3N

GHICH

Tôi không cảm thấy một sự "thuộc về" mạnh mẽ với tổ chức của mình. (Nghịch đảo)

Tơi khơng cảm thấy mình thuộc về đơn vị Phường mà mình đang làm việc.

(Nghịch đảo)

9 AC4N

GHICH

Tôi không cảm thấy như là "một phần của gia đình" tại tổ chức của mình. (Nghịch đảo)

Tôi không cảm thấy tôi như một phần của “gia đình” tại Phường mà tơi đang làm việc. (Nghịch đảo)

10 AC5 Tôi không cảm thấy "gắn bó về mặt cảm xúc" với tổ chức này. (Nghịch đảo)

Về mặt cảm xúc, tôi thấy gắn bó với Phường mà tơi đang cơng tác

11 AC6 Tổ chức này có rất nhiều ý nghĩa cá nhân đối với tôi.

Làm việc trong Phường có nhiều ý nghĩa cá nhân đối với tôi

Cam kết liên tục

(Meyer và các đồng sự, 1993)

12 CC1

Ngay bây giờ, việc ở lại với tổ chức của tôi là một vấn đề cần thiết nhiều như mong muốn.

Tôi cảm thấy việc ở lại tiếp tục làm việc tại Phường là một việc cần thiết ngay lúc này.

13 CC2 Sẽ rất khó để tơi rời khỏi tổ chức của Ngay cả khi muốn, tơi cảm thấy khó để rời bỏ cơng việc ở Phường mà mình

mình ngay bây giờ, ngay cả khi tơi muốn. đang tiếp nhận ngay bây giờ.

14 CC3

Quá nhiều cuộc sống của tôi sẽ bị gián đoạn nếu tôi quyết định tơi muốn rời khỏi tổ chức của mình.

Tơi cảm thấy sẽ có nhiều sự gián đoạn trong cuộc sống nếu tôi quyết định rời bỏ công việc ở Phường đang làm việc.

15 CC4 Tơi cảm giác tơi có ít sự lựa chọn để rời khỏi tổ chức này.

Tôi cảm thấy tơi có ít sự lựa chọn để rời bỏ công việc tại Phường đang làm.

16 CC5

Nếu tôi đã chưa đặt quá nhiều vào bản thân mình trong tổ chức này, tôi có thể cân nhắc làm việc ở nơi khác

Tôi đã bỏ nhiều cống hiến của bản thân vào cơng việc hiện tại, nên tơi cảm thấy khó có thể cân nhắc làm việc ở nơi khác.

17 CC6

Một trong số ít hậu quả tiêu cực của việc rời khỏi tổ chức này sẽ là sự khan hiếm các lựa chọn thay thế có sẵn.

Tơi cảm thấy một trong số ít hậu quả tiêu cực của việc rời bỏ công việc hiện tại sẽ là sự khan hiếm lựa chọn thay thế công việc khác.

Cam kết quy chuẩn

(Meyer và các đồng sự, 1993)

18

NC1 NGHIC

H

Tôi cảm thấy khơng có bất kỳ nghĩa vụ nào phải ở lại với công việc hiện tại. (Nghịch đảo)

Tơi cảm thấy khơng có bất kỳ nghĩa vụ nào phải ở lại với công việc trong Phường hiện tại. (Nghịch đảo)

19 NC2

Ngay cả đó là lợi thế của tôi, tôi không cảm thấy việc rời khỏi tổ chức của mình bây giờ là đúng.

Ngay cả khi có thể, tơi khơng cảm thấy việc rời bỏ công việc hiện tại ở Phường bây giờ là đúng.

chức của mình bây giờ. cơng việc tại Phường của mình bây giờ.

21 NC4 Tổ chức này xứng đáng với lòng trung thành của tôi.

Ở Phường mà tôi đang làm việc xứng đáng với lịng trung thành của tơi.

22 NC5

Tơi sẽ không rời khỏi tổ chức của mình ngay bây giờ vì tơi có ý thức về nghĩa vụ đối với những người trong đó.

Tơi sẽ khơng rời bỏ công việc ở Phường ngay bây giờ vì tơi có ý thức về nghĩa vụ đối với các đồng nghiệp, cấp trên ở đây.

23 NC6 Tôi nợ rất nhiều cho tổ chức của tôi.

Tôi nợ rất nhiều điều từ công việc tại Phường.

Ý định nghỉ việc

(c.f., Blau và Boal, 1989)

24 TI1 Tơi có kế hoạch làm ở đây đến khi nào có thể

Đến khi nào có thể, tơi sẽ không làm tiếp công việc hiện tại nữa

25 TI2 Tôi hầu như chắc chắn sẽ tìm cơng việc khác trong tương lai sắp tới

Trong thời gian tới, tơi sẽ tìm một cơng việc khác tốt hơn

26 TI3 Tơi có kế hoạch làm việc ở đây 2 đến 3 năm thôi

Tơi chỉ có kế hoạch tiếp tục làm việc này từ 2 đến 3 năm nữa thôi

27 TI4 Tôi ghét công việc này Tôi ghét công việc này.

3.3.3 Phân loại biến

Sau khi tham vấn ý kiến chuyên gia, tác giả đề xuất phân loại các câu hỏi và thang đo như Bảng 3-2.

Bảng 3-2. Bảng liệt kê và phân loại các biến câu hỏi trong từng yếu tố

Nguồn: Của tác giả sau khi tham vấn chuyên gia

Các yếu tố Biến câu hỏi Loại thang đo

Sự hài lịng cơng việc 5 câu hỏi xác định Likert 5 điểm

Cam kết tình cảm 6 câu hỏi xác định Likert 5 điểm

Cam kết liên tục 6 câu hỏi xác định Likert 5 điểm

Cam kết quy chuẩn 6 câu hỏi xác định Likert 5 điểm

Ý định nghỉ việc 4 câu hỏi xác định Likert 5 điểm

Thông tin cá nhân Giới tính Độ tuổi

Trình độ học vấn Thâm niên

Nơi Phường công tác

Định danh Thứ bậc Thứ bậc Thứ bậc Định danh 3.4 THIẾT KẾ MẪU

3.4.1 Phương pháp tiếp cận mẫu

Do hạn chế về mặt thời gian và kinh phí, việc thực hiện lấy mẫu theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện phi xác suất. Tức là điều tra viên sẽ dựa trên số lượng mẫu cần thu thập và chia cho 16 phường tại Quận 11 để đề ra số lượng tối thiểu trên một phường. Sau đó, điều tra viên sẽ thực hiện lấy mẫu ngẫu nhiên trên một phường dựa trên tính thuận tiện và khả năng hỗ trợ của mẫu.

3.4.2 Kích thước mẫu

quan sát đưa vào phân tích. Để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ biến quan sát là 5:1, nghĩa là 1 biến quan sát cần tối thiểu 5 mẫu quan sát, tốt nhất là 10:1 trở lên (Hair và cộng sự, 2006). Trong thang đo dự kiến có 27 biến, do đó kích thước mẫu tối thiểu cần đạt được là 135 mẫu. Tuy nhiên, để thận trọng và có kết quả đại diện tốt hơn thì điều tra viên đặt mục tiêu thu thập 150 bảng hỏi được thực hiện.

3.4.3 Phạm vi và đối tượng khảo sát

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự tác động của Sự hài lịng trong cơng việc và Cam kết với tổ chức đến Ý định nghỉ việc của CBCC tại các các đơn vị sự nghiệp hành chính cấp Phường thuộc Q11 – Tp. HCM

Phạm vi thời gian nghiên cứu trong khoảng thời gian trong quý II năm 2019. Phạm vi không gian nghiên cứu là tại các đơn vị sự nghiệp hành chính cấp Phường thuộc Q11 – Tp. HCM

Đối tượng khảo sát là các CBCC tại các đơn vị sự nghiệp hành chính cấp Phường thuộc Q11 – Tp. HCM.

3.5 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Phương pháp thực hiện sẽ dựa vào phần mềm IBM SPSS Statistics 22. Các phương pháp phân tích bao gồm:

Thống kê mơ tả: Nhằm có cái nhìn tổng quan về các đặc điểm nhân khẩu

học của mẫu như độ tuổi, trình độ học vấn, thâm niên, nơi Phường cơng tác.

Đánh giá độ tin cậy: Đây là phân tích nhằm đánh giá độ tin cậy của thang

đo, từ đó mơ hình nghiên cứu mới có độ tin cậy tốt và là bước khởi đầu cho các phương pháp phân tích về sau. Theo Cronbach LJ (1951), khi các biến được sử dụng như một thang đo thì cần phải có một sự nhất quán nội bộ. Các

thang đo thuộc cùng một biến thì phải có tương quan với các thang đo nhau. Hệ số hữu ích được dùng để đánh giá sự thống nhất nội bộ này là Cronbach Alpha. Theo phương pháp này, người phân tích có thể loại bỏ những biến không phù hợp nhằm hạn chế các biến rác trong mơ hình nghiên cứu. Những biến không phù hợp sẽ bị loại bỏ nếu Hệ số tương quan tổng biến (Corrected Item – Total Correlation) nhỏ hơn 0.3 và các thang đo không phù hợp sẽ bị loại bỏ nếu hệ số Cronbach Alpha nhỏ hơn 0.6 (Hair và các đồng sự, 2010).

Phân tích nhân tố: Đây là một tập hợp các phân tích nhằm rút gọn và tóm

tắt các dữ liệu. Phân tích nhân tố nhóm các biến lại với nhau để giảm số lượng các biến đến mức có thể sử dụng được và tạo thuận tiên cho việc phân tích hồi quy sau này. Phân tích nhân tố bao gồm các phân tích sau:

 Kiểm định Bartlett’s test of sphericity để kiểm định sự tương quan giữa các biến với nhau trong tổng thể. Nếu kiểm định này có mức ý nghĩa thống kê (Sig > 0.05) thì xem như các biến có tương quan với nhau (Hair và đồng sự, 2010). Khi đó, việc tiến hành phân tích nhân tố là chưa thích hợp.

 Hệ số KMO (Kaiser–Mayer–Olkin) nằm trong khoảng từ 0.5 đến 1 là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp

 Hệ số tải nhân tố (factor loading): Là những hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố. Theo Hair và các đồng sự (2010), trong phạm vi từ ± 0.30 đến ± 0.40 được coi là đáp ứng mức tối thiểu để giải thích cấu trúc., cịn từ ± 0,50 hoặc lớn hơn được coi là thực tế có ý nghĩa. Ngoài ra, Hair và các đồng sự (2010) cũng đưa ra đề nghị với số lượng mẫu từ 120-150 nên lựa chọn Hệ số tải nhân tố tối ưu là từ 0.45 đến 0.5 và giảm dần khi mẫu tăng dần. Do kích thước mẫu dự kiến thu thập là từ 135 đến 150 nên để thận trọng thì bài viết sẽ lấy

 Số lượng nhân tố được xác định bằng phương pháp dựa hệ số Eigenvalues, chỉ những nhân tố nào có Eigenvalues lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mơ hình phân tích (Hair và các đồng sự, 2010).

Phân tích phương sai 1 yếu tố ANOVA: Phương pháp phân tích này nhằm

tìm các mối liên hệ giữa các biến định danh với các biến định lượng. Các biến định danh ở đây bao gồm độ tuổi, trình độ học vấn, thâm niên, chức danh, và nơi Phường công tác. Cịn biến định lượng cần phân tích ANOVA trong nghiên cứu này là Ý định nghỉ việc của các CBCC tại các cơ quan sự nghiệp hành chính cấp Phường thuộc Q11 – Tp. HCM.

Phân tích tương quan tuyến tính: Phương pháp phân tích này được dùng

để đo lường mối quan hệ tuyến tính giữa 2 biến định lượng trước khi đưa vào phân tích hồi quy.

 7 giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6, H7 đã nêu trong mơ hình nghiên cứu sẽ được kiểm định ở bước này. Những giả thuyết nào phù hợp sẽ được tiếp tục đưa vào phân tích hồi quy nhằm lượng hóa các mối quan hệ này. Những giả thuyết nào không phù hợp sẽ bị loại bỏ.  Người ta sử dụng hệ số tương quan Pearson (ký hiệu là r) để lượng

hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa 2 biến định lượng. Giá trị tuyệt đối của r càng tiến gần đến 1 thì mức độ tương quan tuyến tính giữa 2 biến định lượng càng lớn. Khi tất cả các điểm phân tán xếp thành một đường thẳng thì giá trị tuyệt đối của r là 1 (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Tuy nhiên, phương pháp này có 1 nhược điểm là chỉ đánh giá được 2 biến định lượng có tương quan tuyến tính hay khơng. Trong nhiều trường hợp, các biến định lượng có thể có tương quan phi tuyến tính thì phương pháp này khơng kiểm định được.

Phân tích hồi quy: Sau khi có kết quả phân tích tương quan tuyến tính các

giả thuyết H1, H2, H3, …. bài nghiên sứu sẽ lượng hóa các mối quan hệ bằng mơ hình hồi quy tuyến tính đa bội. Mơ hình này có dạng:

Y=β0+β1*X1i+β2*X2i+…+βp*Xpi+ei

 Trong đó, biến Y được gọi là biến phụ thuộc (hoặc gọi là biến được giải thích), các biến X là các biến độc lập (hoặc gọi là biến giải thích). Kí hiệu Xpi là các biến độc lập X thứ p được quan sát lần thứ i. Hệ số βp là hệ số hồi quy riêng phần (partial regression coefficients) cho biến X thứ p. Hệ số ei là 1 biến độc lập ngẫu nhiên có giá trị trung bình e̅ = 0 và phương sai không đổi σ2.

 Trong mơ hình hồi quy có một giả thiết quan trọng là khơng có biến độc lập nào có thể được biểu thị dưới dạng tổ hợp tuyến tính với các biến còn lại. Nếu tồn tại trường hợp như trên thì hiện tượng Đa cộng tuyến sẽ xảy ra. Độ chấp nhận của biến (Tolerance) và hệ số phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor – VIF) là hai hệ số thống kê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của sự hài lòng trong công việc và cam kết với tổ chức đến ý định nghỉ việc một nghiên cứu tại các đơn vị sự nghiệp hành chính cấp phường thuộc quận 11 TP HCM (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)