HÀM Ý QUẢN TRỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của sự hài lòng trong công việc và cam kết với tổ chức đến ý định nghỉ việc một nghiên cứu tại các đơn vị sự nghiệp hành chính cấp phường thuộc quận 11 TP HCM (Trang 72 - 77)

HÀM Ý QUẢN TRỊ

Sau khi đã hồn thành việc phân tích dữ liệu và có kết quả, ta tiếp tục đi đến chương cuối của nghiên cứu. Trong chương này, bài viết sẽ tóm tắt lại q trình thực hiện và tóm tắt lại các kết quả nghiên cứu đã thực hiện được để cùng thảo luận các hàm ý quản trị. Cuối cùng, trong chương này sẽ đề cập đến các hạn chế của nghiên cứu cũng như sẽ đề xuất các hướng nghiên cứu trong tương lai về khía cạnh quản trị nguồn nhân lực tại các đơn vị sự nghiệp hành chính cơng trong nước.

5.1 KẾT LUẬN

Bài viết đặt ra 4 mục tiêu bao gồm lược khảo được các lý thuyết và các thực nghiệm trước liên quan đến sự tác động của Cam kết với tổ chức, Sự hài lịng cơng việc đến Ý định nghỉ việc; kiểm định được mức độ tác động của từng yếu tố đến Ý định nghỉ việc thông qua nghiên cứu tại của các CBCC tại các đơn vị sự nghiệp hành chính cấp Phường thuộc Q11 – Tp. HCM; kiểm định các yếu tố cá nhân của các CBCC tại các đơn vị sự nghiệp hành chính cấp Phường thuộc Q11 – Tp. HCM có thực sự tác động đến ý định nghỉ việc của họ; đưa ra các hàm ý quản trị đến các đơn vị sự nghiệp hành chính cấp Phường thuộc Q11 – Tp. HCM nhằm có các giải pháp phù hợp nhằm có thể tác động đến ý định nghỉ việc của các CBCC trên địa bàn, hỗ trợ công tác quản lý cán bộ tại địa phương.

Ở mục tiêu đầu tiên, bài viết đã làm rõ khái niệm Ý định nghỉ việc và các yếu tố ảnh hưởng đến nó như từ Sự hài lịng trong cơng việc, Cam kết với tổ chức. Các nghiên cứu trước đã cho thấy có sự tương quan giữa các biến như dưới.

Sự hài lịng trong cơng việc làm giảm đi Ý định nghỉ việc Cam kết với tổ chức cũng làm giảm đi Ý định nghỉ việc

Và sau khi kết thúc hoàn thành mục tiêu đầu tiên, bài viết thực hiện lấy mẫu khảo sát và các phương pháp nghiên cứu để tiếp tục thực hiện mục tiêu thứ 2 và thứ 3. Nghiên cứu đã thực hiện khảo sát ý kiến của 144 CBCC tại các đơn vị sự nghiệp hành chính cấp Phường thuộc Q11 – Tp. HCM. Những câu hỏi được sử dụng để thu thập thơng tin hồn tồn phù hợp với các cơ sở lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm trước. Những thông tin khảo sát được thực hiện phân tích định lượng bằng chương trình IBM SPSS Statistics 22 với các kiểm định ANOVA, kiểm định tương quan và kiểm định hồi quy. Kết quả cho thấy:

Các yếu tố nhân khẩu học khơng thực sự có ảnh hưởng đến Ý định nghỉ việc của CBCC tại các đơn vị sự nghiệp hành chính cấp Phường thuộc Q11 – Tp. HCM. Duy chỉ có yếu tố nhóm tuổi mới thực sụ có ảnh hưởng đến Ý định nghỉ việc của đối tượng khảo sát. Cụ thể, các nhóm tuổi trẻ hơn có Ý định nghỉ việc cao hơn so với các nhóm tuổi lớn hơn. Đặc biệt với nhóm tuổi từ 30-39 là nhóm tuổi có mức độ Ý định nghỉ việc cao nhất trong tất cả các nhóm tuổi. Với kết quả như trên, mục tiêu thứ 3 của bài viết đã được kiểm định một cách đầy đủ và chi tiết.

Sự hài lịng trong cơng việc có tác động tương quan nghịch với Ý định nghỉ việc của CBCC tại các đơn vị sự nghiệp hành chính cấp Phường thuộc Q11 – Tp. HCM. Sự hài lịng trong cơng việc có ảnh hưởng thuận đến các Cam kết với tổ chức. Các yếu tố Cam kết tình cảm, Cam kết liên tục và Cam kết quy chuẩn cũng có tác động tương quan nghịch đến Ý định nghỉ việc của các đối tượng khảo sát. Điểm đặc biệt trong nghiên cứu chỉ ra rằng 1 trong 3 yếu tố Cam kết với tổ chức là Cam kết liên tục có vai trị trung gian giữa mối liên hệ từ Sự hài

lịng trong cơng việc đến Ý định nghỉ việc của CBCC tại các đơn vị sự nghiệp hành chính cấp Phường thuộc Q11 – Tp. HCM.

Cuối cùng, ta có thể nhận thấy rằng sự ảnh hưởng của Sự hài lịng trong cơng việc của CBCC tại các đơn vị sự nghiệp hành chính cấp Phường thuộc Q11 – Tp. HCM đáng kể hơn cả so với các yếu tố Cam kết với tổ chức.

Từ 3 kết quả trên, về cơ bản bài viết cũng đã kiểm định được một cách khá đầy đủ sự mức độ tác động của yếu tố Sự hài lịng trong cơng việc, các yếu tố Cam kết với tổ chức đến Ý định nghỉ việc của CBCC tại các đơn vị sự nghiệp hành chính cấp Phường thuộc Q11 – Tp. HCM; kiểm định được các yếu tố cá nhân của các đối tượng được khảo sát này tác động đến ý định nghỉ việc của họ dựa trên nhóm tuổi. Như vậy, bài viết cũng đã hồn thành được mục tiêu thứ 2 và mục tiêu thứ 3 mà bài viết đã đề ra ban đầu.

So với các nghiên cứu trước ở quốc tế và tại Việt Nam, bài viết cũng đã có điểm mới đó là đưa ra mơ hình tác động trung gian giữa các yếu tố Sự hài lịng trong cơng việc, Cam kết với tổ chức và Ý định nghỉ việc. Kết quả kiểm định cho thấy đúng là có tác động trung gian của Cam kết liên tục và Cam kết quy chuẩn đến sự tác động của Sự hài lịng trong cơng việc đến Ý định nghỉ việc.

5.2 HÀM Ý QUẢN TRỊ

Như vậy, nghiên cứu đã đạt được các 3 trên 4 mục tiêu đề ra ban đầu. Từ những kết quả trên, bài viết đưa ra một số các hàm ý quản trị đối với công tác quản lý cán bộ tại các đơn vị sự nghiệp hành chính cấp Phường thuộc Q11 – Tp. HCM như sau:

Thứ nhất, vì nhóm tuổi có sự ảnh hưởng đến Ý định nghỉ việc của CBCC tại các đơn vị sự nghiệp hành chính cấp Phường thuộc Q11 – Tp. HCM nên các cấp quản lý cần quan tâm hơn đến những CBCC thuộc vào nhóm tuổi có mức độ Ý

và chia sẻ về cơng việc hoặc các vấn cá nhận khác. Từ đó, các cấp quản lý có thể phát hiện ngay những dấu hiệu mong muốn rời bỏ cơng việc của nhóm này. Thứ 2, Sự hài lịng trong cơng việc có sự ảnh hưởng đến Ý định nghỉ việc của CBCC tại các đơn vị sự nghiệp hành chính cấp Phường thuộc Q11 – Tp. HCM thông qua yếu tố trung gian là Cam kết liên tục. Tức nghĩa là, chỉ khi nào các CBCC thực sự hài lòng trong cơng việc của họ thì họ sẽ có Cam kết với tổ chức. Từ đó họ sẽ gắn bó hơn với tổ chức, ít ý định nghỉ việc.

Cuối cùng, vì Sự hài lịng trong cơng việc ảnh hưởng đáng kể nhất trong mơ hình cũng như là tác nhân gia tăng mức độ Cam kết với tổ chức nên các cấp quản trị cần có những hành động tác động vào yếu tố Sự hài lịng trong cơng việc nhiều hơn. Từ đó, mức độ Cam kết với tổ chức của các CBCC ở các Phường thuộc Q11 – Tp. HCM sẽ được cải thiện, Ý định nghỉ việc của họ cũng giảm đi và gắn bó hơn với tổ chức.

Ngồi ra, trong bài viết cũng đã có thống kê mơ tả các yếu tố Sự hài lịng trong cơng việc, Cam kết tình cảm, Cam kết liên tục, Cam kết quy chuẩn và Ý định nghỉ việc của CBCC tại các đơn vị sự nghiệp hành chính cấp Phường thuộc Q11 – Tp.HCM. Kết quả cho thấy ràng, ở Phường 8 và Phường 12 là hai phường được CBCC đánh giá có Ý định nghỉ việc cao hơn hẳn so với các phường còn lại, Sự hài lịng trong cơng việc và Cam kết với tổ chức của CBCC cũng thấp. Đây là một dấu hiệu không được tốt trong công tác quản trị nguồn nhân lực tại khu vực công. Ngược lại, CBCC đang làm việc tại Phường 4 có Ý định nghỉ việc thấp, Sự hài lịng trong cơng việc cao và mức độ Cam kết với tổ chức cũng cao. Hoặc đơn cử ta có CBCC tại Phường 5 có Ý định nghỉ việc thấp là do Sự hài lịng trong cơng việc cao. Một ví dụ điển hình khác là CBCC tại Phường 9 có Ý định nghỉ việc thấp là do mức độ Cam kết với tổ chức của họ cao. Điều này có một hàm ý quản trị rằng các phường đang có dấu hiệu chưa tốt có thể tìm hiểu, học tập mơ hình quản trị của các phường thực hiện tốt trong công tác giữ chân CBCC.

5.3 HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRONG TƯƠNG LAI

5.3.1 Hạn chế

Do hạn chế về mặt thời gian và kinh phí, nghiên cứu chỉ thực hiện phương pháp lấy mẫu thuận tiện ở các đơn vị sự nghiệp hành chính cấp Phường thuộc Q11 – Tp. HCM. Với đơn vị khảo sát cấp Quận tại thành phố tuy cũng ít nhiều có được sự đánh giá về thực trạng Ý định nghỉ việc của các CBCC nhưng cũng chưa thể đại diện hết được tồn bộ thực trạng “làn sóng” nghỉ việc như đã đưa ra ở đầu đề.

Một hạn chế khác của bài viết là hiện tại chỉ dừng ở mức độ nghiên cứu tổng quan. Bài viết chưa có nhiều sự phân tích đủ chiều sâu để có được những đề xuất thiết thực giúp Ủy ban nhân dân các Phường thuộc Q11 – Tp. HCM giải tìm ra nguyên nhân và có các hành động cụ thể nhằm tăng sự gắn bó của các CBCC do mình quản lý.

5.3.2 Hướng nghiên cứu trong tương lai

Đầu tiên, hướng nghiên cứu tương lai được trong điều kiện có đủ thời gian và kinh phí nên thực hiện trên một địa bàn rộng hơn như ở cấp Tỉnh / Thành phố. Từ đó, ta sẽ có được sự đánh giá đủ tính đại diện cho để kiểm định lại thực trạng “làn sóng” nghỉ việc của CBCC có thực sự nghiêm trọng hay không hay chỉ xuất hiện tại một số địa phương khác nhau.

Thứ 2, khi có một sự nhìn nhận rằng Sự hài lịng trong cơng việc có tác động đáng kể đến Ý định nghỉ việc hơn là Cam kết với tổ chức thì nghiên cứu tiếp theo cần thực hiện một chiều sâu hơn là tìm hiểu các yếu tố nào tác động đến sự hài lịng trong cơng việc. Từ đó đưa ra những đề xuất và hành động cụ thể hơn cho các Ủy ban nhân dân Phường thuộc Q11 – Tp. HCM xem xét để tác động vào sự gắn bó của CBCC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của sự hài lòng trong công việc và cam kết với tổ chức đến ý định nghỉ việc một nghiên cứu tại các đơn vị sự nghiệp hành chính cấp phường thuộc quận 11 TP HCM (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)