Nguồn: Của tác giả sau phân tích số liệu
Hệ số Tiêu chí phù hợp
Sig. Nhỏ hơn 0.05
KMO Nằm trong khoảng 0.5 đến 1
Eigenvalues Lớn hơn 1 Tổng phương sai trích Lớn hơn 50%
Tải nhân tố
Lớn hơn 0.45 tương ứng kích thước mẫu là 144 –Hair và các đồng sự (2010)
Hệ số chỉ thuộc trong 1 yếu tố
Phân tích nhân tố biến độc lập
Sau khi thực hiện phân tích nhân tố với Hệ số tải nhân tố là 0.45, ta thấy hệ số KMO lớn hơn 0.5 và giá trị Sig. nhỏ hơn 0.05 (các biến có thể nói là khơng tương quan với nhau trong tổng thể). Tuy nhiên tại điểm Tổng phương sai trích là 72.623% (lớn hơn 50%) với hệ số Eigenvalues vừa đủ lớn hơn 1 (1.006) xoay thành 4 nhân tố với các thang đo NC5, JS2 và JS1 phụ thuộc vào 2 yếu tố (với hệ số tải nhân số từ 0.45 đến 0.5). Như vậy, với kết quả này chưa đạt yêu cầu để tiến hành phân tích.
Nhận thấy rằng kết quả phân tích nhân tố lấy các kết quả có Hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.5 trong điều kiện thận trọng như đã nêu ở Chương 3. Trong phạm vi tối ưu hệ số tải từ 0.45 đến 0.5 với số lượng mẫu từ 120 – 150 nên bài viết thực hiện nâng hệ số tải lên 0.5. Điều này vừa giúp các biến thực tế có ý nghĩa như đã nêu, vừa giúp bài viết phân tích nhân tố loại đi các biến khơng đạt yêu cầu trong kiểm định này.
Sau khi thực hiện phân tích nhân tố với Hệ số tải nhân tố được nâng lên 0.5, ta có kết quả phân tích nhân tố các biến độc lập sau khi sử dụng phép xoay như Bảng 4-4: