CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.2 Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về vận dụng ABC
2.2.2 Nghiên cứu trong nước
Đề tài về ABC đang ngày càng trở thành đề tài đáng quan tâm ở nước ta. Trong những năm gần đây có rất nhiều nghiên cứu về ABC được công bố tuy nhiên phạm vi nghiên cứu phổ biến nhất là vận dụng ABC để triển khai tại một đơn vị. Các nghiên cứu có thể kể đến như nghiên cứu của Nguyễn Tú Ngân (2014) nghiên cứu đã phân tích và giới thiệu sự cần thiết, lựa chọn hình thức tiếp cận, xây dựng mơ hình kế tốn chi phí dựa trên cơ sở hoạt động phù hợp với tình hình thực tiễn tại Cơng ty TNHH United International Pharma hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm.
Lâm Thị Trúc Linh (2010) cũng đã nghiên cứu để áp dụng ABC vào Công ty ADC Nghiên cứu đã chỉ ra những tồn tại trong cơng tác kế tốn chi phí tại cơng ty ADC như:
- Chi phí lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý sản xuất tính vào chi phí nhân cơng trực tiếp là chưa hợp lý.
- Phân bổ chi phí chung chỉ dựa vào tiêu thức sản lượng quy đổi đối với tất cả chi phí trong khi các tiêu thức này chưa thể hiện mối quan hệ với chi phí phát sinh.
- Chi phí nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, đăng ký sản phẩm mới tính vào chi phí bán hàng, khơng phân bổ chi phí cho sản phẩm. Chi phí tính cho sản phẩm chỉ giới hạn ở phạm vi phân xưởng nên chưa bao gồm các chi phí ngồi sản xuất.
Trên cơ sở các tồn tại trên và lý luận về ABC, nghiên cứu đưa ra đề xuất vận dụng ABC để tính tốn lại chi phí giúp cho nhà quản trị kiểm sốt tốt chi phí và ra các quyết định. Một số điểm nổi bật khi vận dụng ABC tại Công ty ADC như sau:
- Nghiên cứu đề xuất chuyển từ tập hợp chi phí theo mã hợp đồng sang tập hợp chi phí theo các trung tâm hoạt động. Các hoạt động được phân theo 5 cấp độ: đơn vị sản phẩm, lô sản phẩm, dịng sản phẩm, khách hàng, tồn doanh nghiệp.
- Mỗi hoạt động sẽ theo dõi một sổ chi tiết riêng để tiện cho việc tập hợp chi phí cho từng hoạt động và mỗi hoạt động sau khi đã tập hợp chi phí đều có 1 tiêu thức phân bổ riêng để phân bổ chi phí của từng hoạt động đến đối tượng chịu chi phí
- Ngồi ra nghiên cứu cũng đã đề xuất mở thêm các tài khoản chi tiết theo dõi để theo dõi chi phí hoạt động khi nhập liệu vào hệ thống ERP.
- Nghiên cứu cũng nêu ra các kiến nghị tổ chức bộ máy kế toán quản trị tách biệt với kế tốn tài chính, chỉ thực hiện các nhiệm vụ nhằm hỗ trợ thông tin ra quyết định. Về cơ cấu tổ chức tác giả đề xuất thành 3 bộ phận: bộ phận nghiên cứu thị trường và lập dự toán ngân sách, bộ phận theo dõi sản xuất, bộ phận phân tích đánh giá.
Trần Minh Hiền (2008) cũng đã tổng hợp hạn chế tại Công ty điện tử Samsung Vina trước khi triển khai ABC như:
- Sơ đồ trung tâm chi phí sắp xếp chưa phù hợp với quy trình sản xuất và chưa phản ánh đúng bản chất của các hoạt động liên quan đến đối tượng chịu chi phí.
- Các trung tâm chi phí hướng đến các phịng ban chức năng hơn là hoạt động.
- Các chi phí khấu hao được tập hợp vào các trung tâm chi phí chưa đến được các hoạt động.
- Chỉ sử dụng một tiêu thức phân bổ để phân bổ chi phí nhân cơng trực tiếp và chi phí sản xuất chung trong suốt q trình tính giá thành.
- Tất cả chi phí bán hàng tập hợp vào trung tâm chi phí chung và phân bổ đến đối tượng chịu chi phí dựa trên tiêu thức phân bổ doanh thu bán hàng.
Trên cơ sở hệ thống kế tốn chi phí hiện tại, nghiên cứu đã kiến nghị theo hướng chuyển từ các trung tâm chi phí thiên về chức năng các phòng ban sang việc thiết lập các trung tâm chi phí theo hướng một phần chi phí được tập hợp trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí và một phần chi phí được tập hợp vào các trung tâm chi phí theo các hoạt động. Nghiên cứu cũng đã đưa ra các đề xuất về tiêu thức phân bổ chi phí theo hướng kết hợp nhiều tiêu thức phân bổ khác nhau phù hợp với từng trung tâm chi phí.