CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
3.2 Đánh giá về thực trạng hệ thống kế tốn chi phí hiện tại
Tác giả dành nhiều thời gian trao đổi trực tiếp với kế toán giá thành về các vấn đề ghi nhận, tập hợp chi phí, phương pháp phân bổ chi phí, phương pháp tính giá thành đang áp dụng,…Sau khi trao đổi với kế toán giá thành, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu liên quan đến quy trình tính giá thành hiện tại của cơng ty bao gồm các chứng từ nhập xuất kho, chứng từ ghi nhận chi phí, tập hợp chi phí và báo cáo giá thành của cơng ty. Tác giả trực tiếp tính giá thành sản phẩm sản xuất trong 1 kỳ theo cách tính của hệ thống hiện tại. Sau đó, trao đổi lại với kế tốn tính giá thành về các vấn đề tồn tại của hệ thống tính giá thành hiện tại. Trao đổi với kế toán trưởng và giám đốc tài chính về nhu cầu thơng tin và thơng tin chi phí bộ phận kế tốn chi phí cung cấp.
Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh với lý thuyết về ABC với mơ hình tính giá thành hiện đại đã nghiên cứu ở chương 2 và dựa trên quan điểm cá nhân của tác giả cùng với ý kiến đóng góp của kế tốn giá thành tác giả tổng hợp lại các ưu điểm và hạn chế của hệ thống tính giá thành hiện tại như sau:
Ưu điểm:
- Xác định đúng đối tượng chịu chi phí là các sản phẩm đầu ra.
- Có bộ phận kế tốn quản trị theo dõi chi phí theo từng bộ phận. Hạn chế
- Phản ánh khơng chính xác về thơng tin chi phí của từng sản phẩm. Chi phí nhân cơng trực tiếp chỉ được tập hợp cho giai đoạn sản xuất, định hình sản phẩm nhưng thực tế chi phí nhân cơng trực tiếp vẫn có phát sinh trong giai đoạn sơ chế NVL và giai đoạn đóng gói sản phẩm. Chi phí gián tiếp của từng giai đoạn được phân bổ đến các đối tượng chịu chi phí chỉ thơng qua một tiêu thức phân bổ có thể khơng phản ánh chính xác thơng tin chi phí.
- Chi phí ngồi sản xuất như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp chưa được tính vào chi phí sản phẩm làm cho chi phí của từng sản phẩm khơng đầy đủ. Có nhiều loại chi phí phát sinh liên quan đến sản phẩm như chi phí phát triển mẫu sản phẩm, chi phí kiểm nghiệm, chi phí liên hệ khách hàng, chi phí xuất hàng,…nhưng khơng được tập hợp và tính vào giá thành sản phẩm. Nguy cơ thông tin giá thành là chưa phù hợp, nếu nhà quản trị dựa vào giá thành để xây dựng chính sách giá bán sẽ khơng chính xác.
- Không cho thấy được mối quan hệ giữa các hoạt động và sản phẩm tạo ra. Chi phí vẫn được tập hợp theo từng giai đoạn của quy trình sản xuất khơng tập hợp theo nguyên nhân phát sinh chi phí. Khơng cho thấy được sự liên kết giữa hoạt động của công ty và các yếu tố bên ngồi. Thơng tin chi phí tách riêng chi phí sản xuất và ngoài sản xuất làm tách biệt hoạt động sản xuất của công ty với các yếu tố bên ngoài như nhu cầu cạnh tranh thị trường hay biến động lãi suất,…
- Không cho thấy kết quả của từng hoạt động. Báo cáo giá thành khó quan sát, khó kiểm sốt vì khơng có thơng tin để so sánh các hoạt động nào hiệu quả hoạt động nào không hiệu quả cần cải thiện.