Mối quan hệ phân cấp tài khóa, FDI và xung đột đất đa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và phân cấp tài khóa đến xung đột về đất đai – thực nghiệm dữ liệu bảng tại 19 tỉnh việt nam (Trang 26 - 28)

Đvt: Triệu đô la

1.2.4. Mối quan hệ phân cấp tài khóa, FDI và xung đột đất đa

Từ các phân tích trên có thể thấy, FDI và phân cấp tài khóa vừa có tác động tích cực cũng như tiêu cực đến vấn đề xung đột đất.

Luật, Nguyễn Đào Anh (2019). Diệp Gia Luật, Bùi Duy Tùng (2016) đã tìm thấy bằng chứng cho thấy phân cấp tài khóa có tác động tích cực và ảnh hưởng đáng kể đến thu hút dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi. Phân cấp tài chính mạnh hơn, sẽ tạo động lực để chính quyền địa phương cải thiện môi trường đầu tư, quản trị quỹ đất công và tận dụng ưu thế của mình để thu hút được các nhà đầu tư. Trong đó, việc thu hút được các dự án FDI sẽ là một nguồn lực bổ sung rất quan trọng, giúp tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống xã hội (Freeman (2000), Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2003), Nguyễn Mại (2004). Ngoài ra, để thu hút được các dự án lớn (đã phần là các dự án FDI) địi hỏi chính quyền phải cải thiện cơ sở hạ tầng của địa phương. Việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng sẽ mang lại lợi ích cho cả người dân và doanh nghiệp bản địa, dẫn đến giảm thiểu các xung đột trong xã hội.

- Tuy nhiên, khi chính sách phân cấp tài khóa cho địa phương được gia tăng. Điều này đã buộc địa phương phải có biện pháp gia tăng nguồn thu, và việc thu hút được nguồn vốn FDI được xem như “cây đũa thần” để giải quyết bài toán tạo nguồn thu này. Và để các nhà đầu tư nước ngồi lựa chọn địa phương mình, chính quyền địa phương đã cố gắn đưa ra các ưu đãi quá mức và dành những khu đất đẹp, lợi thế cho họ, như là một lợi thế cạnh tranh. Cao và các cộng sự (2010) chỉ ra rằng chính phủ có xu hướng đưa ra giá đất thấp để thu hút nguồn vốn FDI. Để làm được điều đó, chính quyền địa phương đã sử dụng quyền điều chỉnh quy hoạch đất, theo hướng gia tăng tỉ lệ đất phi nông nghiệp giảm tỷ lệ đất nơng nghiệp, cụ thể tính đến ngày 31/12/2010 tại Đơng Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long đất nông lâm nghiệp là 4.794,8 nghìn Ha thì đến ngày 31/12/2017 đã giảm 60,6 nghìn Ha xuống cịn 4.734,2 nghìn Ha. Việc điều chỉnh này khơng phải lúc nào cũng có kết quả tốt, nhất là đối với các địa phương gặp các vấn đề về tham nhũng; tính cơng khai minh bạch không cao sẽ dẫn đến sự vụ lợi trong cơng tác quy hoạch, bồi thường. Hệ quả đó là gây ra bức xúc, khiếu nại của người bị thu hồi đất.

- Ngoài ra, cả FDI và phân cấp tài khóa đều có một mẫu số chung là làm gia tốc q trình đơ thị hóa. Nhu cầu về nhà ở gia tăng dẫn đến giá cả của tài sản này

cũng gia tăng nhanh chóng đã như là một chất xúc tác làm bùng nổ các tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu của các tài sản này.

Có thể nói, sự tác động của nguồn vốn FDI và phân cấp tài khóa đến xung đột đất đai không chỉ là tác động riêng lẻ, mà nói cịn là một tác động kép. Cả ở tác động tích cực lẫn tiêu cực.

1.3. Lược khảo các nghiên cứu trước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và phân cấp tài khóa đến xung đột về đất đai – thực nghiệm dữ liệu bảng tại 19 tỉnh việt nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)