Tăng cường trách nhiệm giải trình và tính cơng khai minh bạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và phân cấp tài khóa đến xung đột về đất đai – thực nghiệm dữ liệu bảng tại 19 tỉnh việt nam (Trang 64 - 65)

MƠ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.2.1. Tăng cường trách nhiệm giải trình và tính cơng khai minh bạch

Thứ nhất, cần gia tăng không gian tự chủ và tự chịu trách nhiệm của người dân mà đại diện là Hội đồng nhân dân các cấp. Cơ chế giải trình và chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trước người dân cần được thực chất hóa chứ khơng chỉ mang

lý (bộ máy hành chính) và cấp giám sát (hội đồng nhân dân). Việc kiêm nhiệm ở cả cơ quan nhà nước và Hội đồng nhân dân của đại biểu đã dẫn đến việc lấy phiếu tín nhiệm khơng cịn khách quan, vừa “đá bóng, vừa thổi cịi”.

Thứ hai, việc phân công giám sát cần đúng chuyên môn của đại biểu phụ trách, nhất là đối với Hội đồng nhân dân cấp phường xã. Theo quy định hiện hành hội đồng nhân dân sẽ thành lập các tổ để thẩm tra các quyết sách của Ủy ban nhân dân cùng cấp, tuy nhiên, việc được phân cơng thẩm tra trong lĩnh vực mình khơng hiểu biết đã làm cơng tác này chỉ mang hình thức, các vấn đề chất vấn chỉ để “cho có báo cáo“. Việc này chỉ gây lãng phí thời gian và nguồn lực.

Thứ ba, việc giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp luôn được thực hiện thường xuyên, tuy nhiên, các báo báo về hoạt động giám sát gần như không được công khai đại chúng và chỉ “lưu hành nội bộ“, do đó, chất lượng của việc giám sát, hay việc khắc phục hậu giám sát đều là một ẩn số. Do đó, cần quy định cơng khai kết quả giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp. Đây cũng sẽ là một thang đo chất lượng hoạt động của các đại biểu dân cử.

Thứ tư, cần tăng cường công khai, lấy ý kiến của người dân sở tại về các vấn đề quy hoạch đất đai. Trước hết cần tăng cường chất lượng quy hoạch của địa phương trên tổng thể quy hoạch vùng của Trung ương. Việc quy hoạch tại địa phương phải có tầm nhìn dài hạn và có chế tài thích hợp tránh tình trạng thay đổi quy hoạch để “hợp thức hóa”. Sau đó, xem xét các phản hồi dựa trên ý kiến của người dân, chuyên gia để đưa ra quy hoạch thích hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và phân cấp tài khóa đến xung đột về đất đai – thực nghiệm dữ liệu bảng tại 19 tỉnh việt nam (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)