A Top 5 Tỉnh thành có vốn đầu tư FDI lũy kế cao nhất
2.2.4. Về trách nhiệm giải trình tài khóa của chính quyền địa phương
Việt Nam đang rất nổ lực trong việc gia tăng sự công khai minh bạch về ngân sách của các cấp chính quyền thơng qua cơ quan giám sát là Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
Tại địa phương (cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã), hiện nay, việc giám sát sẽ do Hội đồng nhân dân các cấp thực hiên. Về cơ chế pháp lý, Hội đồng nhân dân được xuất hiện đầu tiên trong Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 1958, theo đó HĐND ban đầu được lập ra để lãnh đạo các ngành công tác, các mặt sinh hoạt, và quyết định tất cả công việc Nhà nước trong phạm vi địa phương được quyền quản lý, dưới sự lãnh đạo tập trung và thống nhất của trung ương, mang khuynh hướng điều hành là chính. Qua nhiều lần thay đổi tại các năm 1962, 1983, 1990, 1994, 2003 và 2015. Lúc này nhiệm vụ của HĐND được quy định Luật về tổ chức HĐND và Ủy ban nhân dân năm 2003 là thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát
việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương. Và các nhiệm vụ quyền hạn được nêu chi tiết hơn trong Luật chính quyền địa phương năm 2015. Nhưng về bản chất, có thể nói HĐND được lập ra để thực hiện quyền giám sát của người dân đến chính quyền sở tại.
Hằng năm, chính quyền các cấp phải báo cáo việc lập dự tốn, quyết tốn trình HĐND cùng cấp thơng qua. Bên cạnh đó, trong lúc chấp hành dự tốn hằng năm, các cấp chính quyền cũng sẽ chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân. Có thể nói, HĐND là cơ quan có quyền giám sát tất cả chu trình ngân sách từ khâu lập, chấp hành và quyết tốn. Do đó, chu trình ngân sách có tốt hay khơng đều có liên quan một phần đến hoạt động của cơ quan này.