Đvt: Triệu đô la
1.4. Kết luận chương
Tóm lại trong phần này chủ yếu trình bày cơ sở lý thuyết về FDI, phân cấp tài khóa và xung đột đất đai. Các mối quan hệ giữa FDI – Phân cấp tài khóa, FDI – xung đột đất đai, Phân cấp tài khóa – xung đột đất đai.
Từ đó, bài nghiên cứu đưa ra 3 giả thuyết:
Thứ nhất, FDI khi được đầu vào một địa phương sẽ giúp tăng trưởng kinh tế, nâng cao vốn con người, gia tăng dân chủ và cải thiện bộ máy chính quyền. Từ đây, các dịch vụ cơng được đáp ứng tốt hơn và việc khiếu nại tố cáo sẽ có xu hướng giảm đi. Tuy nhiên, FDI cũng làm gia tăng sự đơ thị hóa và tích lũy xã hội dẫn đến nhu cầu và giá cả đất đai gia tăng từ đó gây ra các xung đột về đất đai.
Thứ hai, việc phân cấp tài khóa mạnh cho chính quyền địa phương sẽ giúp chính quyền sở tại có đủ khơng gian để thực hiện các chính sách thu hút FDI giúp tăng trưởng kinh tế - xã hội từ đó đáp ứng được các nhu cầu và giảm đi khiếu nại của người dân. Tuy nhiên, việc gia tăng phân cấp khơng đi kèm với gia tăng kiểm sốt và việc phân cấp còn nhiều bất cập đã dẫn đến tham nhũng, lợi dụng quá mức quyền hạn (đưa ra ưu đãi thu hút đầu tư) từ đó dẫn đến xung đột đất đai.
Thứ ba, để thu hút được nguồn vốn FDI chính quyền địa phương buộc phải đầu tư vào các khu cơng nghiệp, cơ sở hạ tầng; và để có được quỹ đất chính quyền địa phương phải thực hiện việc thu hồi đất từ người dân. Từ đây, các khiếu nại về công tác bồi thường sẽ phát sinh. Tuy nhiên, nếu chính quyền địa phương thực hiện tốt các vấn đề này, cộng hưởng với các lợi ích mà dự án FDI đem lại sẽ giúp cải thiện kinh tế - xã hội, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của người dân, chính điều này sẽ giúp giảm đi các việc khiếu nại.
CHƯƠNG 2: