Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác dự báo thu NSNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước dựa trên cơ sở kiểm soát dự báo thu ngân sách nhà nước tại cục thuế tỉnh đồng tháp (Trang 33 - 36)

7. Tổng quan các nghiên cứu trước

1.2. Cơ sở lý thuyết về dự báo và dự toán thu NSNN ngành thuế

1.2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác dự báo thu NSNN

cục Thống kê, cơ quan tài chính, hải quan,...) cung cấp. Khối lượng dữ liệu lớn và dự báo bằng mơ hình hiện đại đến nay mới chỉ được nghiên cứu và ứng dụng tại cấp trung ương (cấp Tổng cục Thuế).

Kết quả của dự“báo thu bằng các mơ hình dự báo hiện đại tại Tổng cục Thuế đã được ứng dụng trong một số dự báo, đánh giá như: dự báo thu giai đoạn trung hạn, dự báo đánh giá tác động khi xây dựng, sửa đổi bổ sung các Luật thuế và đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế.”

1.2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác dự báo thu NSNN ngành thuế ngành thuế

- Độ chính xác của số liệu thống kê: Trong một mơ hình dự báo thu, số liệu

thống kê chính là đầu vào của mơ hình cịn đầu ra chính là các dự báo làm căn cứ để đưa ra các quyết định của chủ thể quản lý thu. Vì vậy, độ chính xác của số liệu thống kê là điều kiện tiền đề quyết định đến chất lượng kết quả cơng tác dự báo thu. Kế tốn và thống kê thuế là hai công cụ không thể thiếu để cung cấp dữ liệu thông tin phục vụ cho công tác quản lý và hoạch định chính sách trong lĩnh vực thuế. Với sự trợ giúp của tiến bộ kỹ thuật, cơng tác kế tốn và thống kê thuế hiện nay đã được tin học hoá.“Đây là điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp, xử lý, phân tích thơng tin trong lĩnh vực thuế ngày càng có chất lượng cao hơn, phục vụ kịp thời hơn cho công tác quản lý thu thuế.”

- Mơ hình, phương pháp dự báo được lựa chọn:“Với mỗi mục tiêu dự báo, phải lựa chọn được các phương pháp, mơ hình dự báo phù hợp. Trong quy trình dự báo hiện đại bằng các mơ hình, việc thiết lập và lựa chọn mơ hình dự báo quyết định đến kết quả dự báo. Ví dụ để đánh giá tác động của một chính sách thu mới sẽ ban hành, thơng thường người ta sử dụng mơ hình mơ phỏng vi mô sẽ cho kết quả dự báo sát hơn một mơ hình hồi quy. Việc lựa chọn phương pháp, mơ hình dự báo đúng, phù hợp sẽ cho kết quả chính xác với hiệu quả ứng dụng tối ưu; việc lựa chọn sai phương pháp, mơ hình sẽ gặp khó khăn trong dự báo và có thể dẫn đến kết quả dự báo sai. Một số các sai lầm thường mắc phải như: lựa chọn sai phương pháp,

dạng mơ hình; mơ hình thiếu biến; mơ hình thừa biến; chọn sai dạng hàm; không đầy đủ dữ liệu,...”

- Sự ổn định của cơ chế, chính sách:“Thuế là một công cụ tác động vào sự phân bổ nguồn lực trong xã hội, Chính phủ sử dụng thuế để điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo định hướng chiến lược của mình, thực hiện phân phối lại thu nhập để thực hiện các mục tiêu về cơng bằng xã hội,... Vì vậy, khi một chính sách thu thay đổi, xét về mặt sản xuất, thuế có thể làm thay đổi quyết định đầu tư của các hãng như sẽ chú trọng đầu tư đến các ngành được ưu đãi và ưu đãi cao về thuế, rút dần khỏi các ngành phải chịu mức thuế cao; xét về mặt tiêu dùng, thuế sẽ phân bổ lại các nguồn lực trong xã hội. Tất cả những hiệu ứng đó sẽ tác động trực tiếp đến nguồn thu ngân sách, tác động gián tiếp đến tăng trưởng kinh tế và quay trở lại, tác động đến số thu ngân sách. Tuy nhiên, nếu trong một thời gian ngắn, chính sách thu ln thay đổi, không ổn định, với nhiều chính sách đồng loạt sửa đổi sẽ tạo ra những tác động dây chuyền, tác động chéo làm ảnh hưởng số thu của nhiều sắc thuế, nhiều nhóm đối tượng chịu thuế;”Việc đánh giá từng tác động của từng chính sách riêng biệt cũng như tác động chéo, tác động dây chuyền sẽ vô cùng phức tạp trong điều kiện chính sách thuế liên tục thay đổi. Từ đó tác động đến chuỗi dữ liệu đầu vào của dự báo thu thuế dẫn đến những sai lệch trong dự báo thu.”

- Sự ổn định của nền kinh tế: Thu NSNN và tổng sản phẩm trong nước (GDP)

có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Thu ngân sách là một bộ phận trong GDP,“quy mô thu ngân sách phụ thuộc chủ yếu vào quy mô GDP và các thành tố cấu thành trong GDP. Hay nói cách khác, GDP và các thành tố cấu thành của GDP chính là cơ sở thuế. Ví dụ, thuế thu nhập được thu trên tiền lương, lãi tiền vay, thu nhập từ cho thuê, hoặc thuế giá trị gia tăng được thu trên chi phí tiêu dùng và khi GDP tăng thì số thuế thu được sẽ“tăng theo.”Sự biến động về kinh tế sẽ gây ra các thay đổi về cơ cấu, tỷ trọng của các thành tố đã nêu trên. Do mức điều tiết về thuế trên mỗi thành tố là khác nhau theo mỗi mức thuế suất của các sắc thuế khác nhau, vì vậy, kết quả chung là sẽ làm thay đổi về số thuế sẽ thu được. Trong một thời gian nhất định, với chính sách thu và chất lượng công tác quản lý thu ổn định tương đối, thì GDP là tiền

đề quan trọng bậc nhất quyết định đến số thuế thu được của một quốc gia.”

- Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý thuế: Mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận, khi trình độ quản lý thu thuế của cán bộ thuế không theo kịp thực tế, sẽ làm gia tăng tình trạng trốn thuế, tránh thuế và một trong số những cách để doanh nghiệp trốn thuế, gian lận thuế là sẽ mở hai hệ thống sổ sách kế toán, tham gia vào các hoạt động kinh tế ngầm để che giấu doanh số và trốn thuế. Kết quả là làm méo mó chính sách thuế; méo mó số liệu thống kê do một bộ phận kinh tế ngầm không được phản ánh trong GDP, số thuế thất thu không được phản ánh vào kết quả thu NSNN và dẫn đến là kết quả phân tích sẽ phản ánh không đúng mối tương quan giữa thuế và GDP.

-“Trình độ, năng lực và kinh nghiệm của cán bộ làm công tác dự báo và dự tốn thu NSNN về phân tích, dự báo thu NSNN: Để cơng tác dự báo có chất lượng,

địi hỏi cán bộ làm cơng tác dự báo phải có đủ kiến thức tổng hợp, trình độ chun mơn nghiệp vụ sâu, cụ thể, phải có kiến thức cơ bản về kinh tế học, có trình độ chun mơn sâu về tài chính, am hiểu sâu về thuế, đặc biệt phải hiểu rõ chính sách thuế, quy trình, thủ tục thu, nộp thuế để có thể hiểu căn nguyên gây ra sự biến đổi và xu hướng vận động của nguồn thu dưới sự tác động của nền kinh tế, cơ chế và chính sách thu, cũng như chất lượng quản lý thu thuế. Từ những phân tích đúng đắn, chính xác, với trình độ và năng lực phán đốn của mình, người phân tích có thể dự báo sát xu hướng vận động, biến đổi của nguồn thu, những thuận lợi và khó khăn sẽ gặp phải trong quá trình quản lý thu, từ đó đề xuất được những biện pháp thiết thực, hiệu quả, phục vụ cho việc hồn thiện chính sách thu và quy trình quản lý thu, xác định được những khu vực/lĩnh vực có rủi ro cao về thuế,… Đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu của công tác dự báo thu ngân sách.”

Ngồi ra, cịn nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác dự báo thu NSNN như các yếu tố bất ngờ của nền kinh tế, sự bất ổn của doanh nghiệp về tình hình hoạt động, tình hình xuất khẩu, yếu tố tự nhiên, thiên tai, dịch bệnh,... là những nhân tố không thể dự báo trước nhưng có ảnh hướng lớn đến việc thực hiện thu ngân sách cũng như dự báo tình hình thu NSNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước dựa trên cơ sở kiểm soát dự báo thu ngân sách nhà nước tại cục thuế tỉnh đồng tháp (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)