Kiểm soát dự báo thu NSNN tại Cục Thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước dựa trên cơ sở kiểm soát dự báo thu ngân sách nhà nước tại cục thuế tỉnh đồng tháp (Trang 36 - 38)

7. Tổng quan các nghiên cứu trước

1.2. Cơ sở lý thuyết về dự báo và dự toán thu NSNN ngành thuế

1.2.1.6 Kiểm soát dự báo thu NSNN tại Cục Thuế

Kiểm soát dự báo thu NSNN tại Cục Thuế dựa trên các tiêu chí như sau:

- Thu thập thơng tin, số liệu và dự đốn các nguồn thu NSNN trong tương lai

Lập các dự báo thu định kỳ về các nguồn thu NSNN cho tháng, quý, năm, giai đoạn tiếp theo. Dự báo tương đối chính xác về các nguồn thu giúp cơ quan thuế nhận biết được những khó khăn gặp phải trước khi nó xảy ra.

Dự báo về các nguồn thu phải là những dự đốn có căn cứ, dựa trên cân đối giữa nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm: số liệu được thống kê, mô hình, phương pháp dự báo được lựa chọn, sự ổn định của cơ chế, chính sách, của nền kinh tế, trình độ, năng lực của cán bộ quản lý thuế, của cán bộ làm cơng tác dự báo và dự tốn thu NSNN về phân tích, dự báo thu NSNN. Với nguồn thu NSNN được dự báo trên cơ sở giả định rằng chính sách ổn định, cơ chế thu nộp ổn định, kinh tế khơng có những biến động bất thường thì phương pháp sử dụng chỉ số tỷ trọng thu đang được áp dụng tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp cho kết quả dự báo tương đối chính xác. Việc dự đoán các nguồn thu bằng cách thu thập các thông tin, số liệu liên quan trong ngành thuế và cả ngoài ngành và đối với tất cả các thông tin liên quan sẽ đặt ra là có những biến cố có thể xảy ra dẫn đến những biến động các nguồn thu NSNN.

- Quan tâm các nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn

Cơ quan thuế trên cơ sở dự báo những thay đổi về tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng thu nộp NSNN, các cơ chế, chính sách dự kiến sẽ có hiệu lực trong kỳ dự báo để ước lượng, tính tốn nguồn thu và dự báo khả năng thu nộp ngân sách của doanh nghiệp theo từng khu vực doanh nghiệp, sắc thuế và địa bàn thu ngân sách. Nhưng thật sự rất khó để thực hiện, do vậy cơ quan thuế cần tập trung cho các nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn, ảnh hưởng đến tình hình thu ngân sách trên địa bàn thông qua việc thực hiện tốt công tác quản lý thu thuế đối với các nguồn thu này. Cụ thể như sau:

+ Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế, để người nộp thuế biết, thực hiện đúng các quy định pháp luật;

+ Đôn đốc, hướng dẫn người nộp thuế kê khai đúng và nộp tờ khai thuế, nộp thuế đúng thời hạn;

+ Công tác thanh tra, kiểm tra thuế thực hiện theo đúng quy trình, tập trung tại các doanh nghiệp khi phân tích có mức độ rủi ro cao, gian lận về thuế;

+ Thực hiện các biện pháp thu hồi nợ thuế như: Ban hành các thông báo tiền thuế nợ và phạt chậm nộp, các quyết định cưỡng chế nợ thuế;

+ Quản lý thông tin người nộp thuế.

- Quản lý các khoản phải thu NSNN đúng thời hạn

Tăng cường quản lý, lập kế hoạch đảm bảo số thu đối với các khoản phải thu NSNN, nội dung quản lý phù hợp với lộ trình, đồng thời có các biện pháp triển khai thực hiện nhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ các khoản phải thu NSNN. Cơng tác lập kế hoạch càng kỹ lưỡng thì cơng tác triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao.

- Kết hợp các kết quả dự báo với kinh nghiệm phán đoán của các chuyên gia

Dự báo thu NSNN tại Cục Thuế được căn cứ trên các thông tin, số liệu phản ảnh tình hình thực tế ở thời điểm hiện tại, các báo cáo về số thu NSNN của thời điểm trước, của cùng kỳ, căn cứ vào xu thế phát triển của tình hình, dùng phương pháp sử dụng tốc độ tăng trưởng thu, chỉ số tỷ trọng thu để dự đoán số thu NSNN. Nhưng các dự đoán này thường sai lệch hoặc thay đổi nếu xuất hiện các thay đổi về tình hình kinh tế, các thay đổi về cơ chế, chính sách thuế.

Mặt khác, các phương pháp dự báo khác nhau thường cho ta các kết quả dự báo có khi khác nhau, chưa có kỹ thuật dự báo tổng quát có thể dùng cho mọi trường hợp cần dự báo. Vì vậy, khi xuất hiện các thay đổi về tình hình kinh tế, các thay đổi về cơ chế, chính sách thuế, nhất là khi dự báo thu dài hạn thì cần kết hợp chặt chẽ giữa các kết quả dự báo thu với kinh nghiệm phán đốn của các chun gia mới có thể có được lập dự toán thu NSNN sát thực tế, phù hợp thực tế địa phương.

- Giám sát và kiểm soát dự báo

Khi đã có các số liệu dự báo thu NSNN được chấp nhận thì có thể đưa ra để thực hiện, nhưng qua từng thời kỳ các số liệu thực tế có thể khơng khớp với số liệu dự báo. Vì vậy cần tiến hành cơng tác theo dõi, giám sát và kiểm soát dự báo thu.

Nếu mức độ chênh lệch giữa thực tế và dự báo thu nằm trong phạm vi cho phép thì khơng cần phải xét lại phương pháp dự báo đã sử dụng. Ngược lại, nếu chênh lệch này quá lớn vượt khỏi phạm vi cho phép thì cần nghiên cứu sửa đổi phương pháp dự báo cho phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước dựa trên cơ sở kiểm soát dự báo thu ngân sách nhà nước tại cục thuế tỉnh đồng tháp (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)