II. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
3. Chương trình quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
3.1 Nhận diện – Phân tích – Đo lường rủi ro
3.1.3 Đo lường rủi ro
Nhận diện được rủi ro là bước khởi đầu của quản trị rủi ro. Tuy nhiên, rủi ro có rất nhiều loại, một doanh nghiệp không thể cùng một lúc kiểm sốt, phịng ngừa tất cả mọi loại rủi ro, bởi lẽ khả năng của mỗi doanh nghiệp đều có hạn. Từ đó cần phân loại các rủi ro, cần biết được đối với doanh nghiệp loại rủi ro nào có tần suất xuất hiện nhiều, loại rủi ro nào xuất hiện ít, loại rủi ro nào gây ra hậu quả nghiêm trọng, loại nào ít nghiêm trọng hơn, ... Từ đó có biện pháp quản trị rủi ro thích hợp. Muốn vậy, doanh nghiệp cần tiến hành đo lường các rủi ro.
Đo lường rủi ro là đánh giá mức độ nghiêm trọng của rủi ro để đưa ra thứ tự ưu tiên đối phó.
3.1.3.1 Tiêu chí đánh giá mức độ nghiêm trọng của rủi ro
Để đánh giá mức độ nghiêm trọng, hay quy mô tổn thất của mỗi rủi ro, nhà quản trị thường sử dụng hai tiêu chí là mức độ tổn thất tối đa và khả năng xây ra tổn thất.
Mức độ tổn thất tối đa mà rủi ro có thể gây ra cho doanh nghiệp: Khi rủi ro xảy
ra, nó khơng chỉ gây ra thiệt hại trực tiếp mà còn kéo theo nhiều thiệt hại liên quan. Do vậy, việc đánh giá thiệt hại do rủi ro gây ra đối với doanh nghiệp không chỉ bao gồm các thiệt hại trực tiếp, mà phải bao gồm cả những thiệt hại gián tiếp do rủi ro đó gây ra. Những thiệt hại gián tiếp này không chỉ bao gồm những thiệt hại xảy ra ngay khi đó, mà cả những thiệt hại cịn tiếp diễn sau này.
Khả năng xảy ra tổn thất: Đây là tiêu chí phản ánh tần suất xuất hiện của rủi ro –
số lần xảy ra tổn thất, hay khả năng xảy ra biến cố nguy hiểm đối với doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định (năm, quý, tháng, ...).
3.1.3.2 Phân loại mức độ nghiêm trọng của rủi ro
Căn cứ vào mức độ nghiêm trọng để đưa ra thứ tự ưu tiên đối phó, rủi ro thường được phân thành ba nhóm:
Nhóm nguy hiểm (Critical risks), bao gồm những rủi ro mà hậu quả của nó có thể
dẫn đến sự phá sản của doanh nghiệp.
Nhóm quan trọng (Important risks), bao gồm những rủi ro mà hậu quả của nó
khơng phải là nguyên nhân chủ yếu làm cho doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản, nhưng sẽ phải vay mượn để tiếp tục hoạt động.
Nhóm khơng quan trọng (Unimportant risks), bao gồm những rủi ro mà doanh
nghiệp có thể tự khắc phục hậu quả, mà khơng q khó khăn về tài chính.
3.1.3.3 Phương pháp đo lường rủi ro
Để đo lường rủi ro, các doanh nghiệp có thể sử dụng kết hợp các phương pháp đo lường định lượng và các phương pháp đánh giá định tính.
- Các phương pháp đo lường định lượng
o Phương pháp đo lường định lượng để đánh giá khả năng xảy ra tổn thất, được thực hiện thơng qua các phân tích lượng hóa trên cơ sở lý thuyết xác suất.
o Ba biến số về rủi ro mà nhà quản trị thường tính toán phân phối xác suất là số tổn thất mà doanh nghiệp gặp phải trong một khoảng thời gian nhất định, mức độ thiệt hại của từng tổn thất, và tổng giá trị tổn thất mà doanh nghiệp phải chịu trong một khoảng thời gian cho trước.
o Để xác định phân phối xác suất của những biến số này, nhà quản trị rủi ro thường sử dụng 2 phương pháp là:
Xây dựng các mơ hình tính xác suất xảy ra tổn thất trên cơ sở các số liệu quá khứ về tổn thất
Sử dụng các mơ hình giả lập (simulation models) để tích hợp cả những thay đổi của mơi trường vào các phân phối xác suất cần xác định
- Các phương pháp đánh giá định tính
o Phương pháp đánh giá định tính là phương pháp dựa trên những đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực quản trị rủi ro, để từ đó xếp hạng các rủi ro và
đưa ra một báo cáo tổng hợp. Phương pháp này được sử dụng đối với nhũng rủi ro khó đo lường.
o Phương pháp đánh giá đơn giản nhất là xin ý kiến chuyên gia để xếp hạng các rủi ro. Thông qua việc xếp hạng, các yếu tố định tính có thể được chuyển thành định lượng. Công việc đánh giá trải qua 3 bước:
(1) Liệt kê và đánh giá định kỳ các rủi ro.
(2) Chấm điểm rủi ro dọa trên các tiêu chí như mức độ nghiêm trọng, tần số phát sinh, thời điểm có khả năng phát sinh, ...
(3) Thông qua việc chấm điểm, các chuyên gia sẽ tập hợp và đưa ra những chỉ tiêu để theo dõi sự biến đổi của rủi ro.