II. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦ
4. Nhóm giải pháp khác
4.1 Phát triển sự hợp tác với các cơ quan, bộ, ngành
Duy trì mối quan hệ, thơng tin hai chiều giữa doanh nghiệp và các cơ quan, bộ, ngành là điều cần thiết giúp doanh nghiệp hạn chế được nhiều rủi ro trong quá trình kinh doanh. Ngày nay, trong xu thế tồn cầu hóa, bản thân doanh nghiệp sẽ khơng thể tồn tại và đứng vững nếu thiếu sự hỗ trợ của các cơ quan, bộ, ngành. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ kịp thời cập nhật các văn bản, quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đồng thời, doanh nghiệp có thể được cung cấp thơng tin về tình hình thị trường, mặt hàng, ngành hàng. Ngược lại, "kênh giao lưu" với doanh nghiệp cũng sẽ hỗ trợ các cơ quan chủ quản trong việc phân tích, thống kê hoạt động ngành và kịp thời định hướng hoạt động cho các doanh nghiệp khi thị trường, môi trường kinh doanh có xu hướng biến động.
4.2 Tiến hành các liên kết và tham gia các hiệp hội
Khi tham gia vào hiệp hội, như Hiệp hội Thủy sản Việt Nam, Hiệp hội cá tra Việt Nam, … các doanh nghiệp sẽ đảm bảo được nhiều lợi ích, cũng như hạn chế rủi ro trong quá trình kinh doanh xuất khẩu. Bởi lẽ, hiệp hội đại diện cho quyền lợi của các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tìm kiếm thị trường, cơ hội kinh doanh, đầu tư, liên kết để tăng khả năng cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu. Tham gia vào các hiệp hội, ngoài việc doanh nghiệp nhận được hỗ trợ từ hiệp hội, khi thơng tin về tình hình hoạt động của nhiều doanh nghiệp được cập nhật, hiệp hội sẽ có thể tư vấn cho doanh nghiệp về tình hình biến động giá, xu thế chung, tránh trường hợp doanh nghiệp tự phát giá ồ ạt, đua nhau giảm giá để bán hàng. Đặc biệt, khi xảy ra những biến động, sự việc bất lợi như bị điều tra, kiện phá giá, hiệp hội sẽ chịu trách nhiệm liên kết, điều phối hoạt động cho doanh nghiệp.
Đào tạo tốt nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng, đảm bảo cho thành công của các doanh nghiệp trong việc triển khai hoạt động quản trị rủi ro ở doanh nghiệp mình. Muốn vậy, doanh nghiệp cần phải:
- Xây dựng thói quen và văn hóa quản trị rủi ro cho các nhân viên trong doanh nghiệp, bằng cách phổ biến chương trình quản trị rủi ro và cơng khai về các rủi ro mà doanh nghiệp đã gặp, đang gặp và sẽ gặp phải trong tương lai.
- Thường xuyên truyền thông, tổ chức các buổi tập huấn, đào tạo ngắn hạn và dài hạn có sự tham gia của cố vấn, chuyên gia về quản trị rủi ro cho các nhân viên trong công ty.
- Cập nhật các thông tin liên quan đến hệ thống văn bản pháp luật, tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa trong nước cũng như của nước nhập khẩu.
- Xây dựng chính sách đãi ngộ, khen thưởng với cá nhân, phịng ban thực hiện tốt chương trình quản trị rủi ro.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Rủi ro là yếu tố luôn đi song hành với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Rủi ro không loại trừ bất cứ một ngành kinh doanh nào, đặc biệt trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu do môi trường kinh doanh mở rộng vượt ra ngoài biên giới quốc gia, nên rủi ro càng thêm đa dạng và mức độ rủi ro càng thêm trầm trọng. Mặt khác trong kinh doanh, rủi ro và lợi nhuận là hai mặt của một vấn đề. Muốn có lợi nhuận cao thì doanh nghiệp phải chấp nhận rủi ro, tổn thất như là một phần tất yếu của cuộc chơi. Nhưng nếu doanh nghiệp khơng có biện pháp phịng tránh tích cực thì rủi ro, tổn thất gia tăng sẽ làm cho hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, thậm chí thua lỗ, phá sản. Do vậy, kiểm sốt, phịng ngừa và hạn chế rủi ro trong kinh doanh, đặc biệt đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam – một mặt hàng xuất khẩu chủ lực là điều vô cùng cấp bách hiện nay. Với những nội dung và vấn đề được phân tích, đề cập trong đề tài sẽ góp phần hồn thiện hơn lý luận về quản lý rủi ro trong kinh doanh, tạo ra những cơ sở khoa học cho việc đề ra một hệ thống các chính sách, cơng cụ và biện pháp cụ thể, hữu hiệu nhằm giúp các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra tránh hoặc giảm nhẹ được thiệt hại khi gặp phải rủi ro, góp phần giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo dựng sự phát triển bền vững trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng khơng thể tránh được những khiếm khuyết, nhược điểm. Vì vậy, tác giả mong muốn nhận được ý kiến đóng góp để tiếp tục hồn thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng đề tài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
36/2005/QH11 (2005) ‘Luật thương mại 2005 số 36/2005/QH11’.
Barton, T. L., Shenkir, W. G. and Walker, P. L. (2002) Making Enterprise Risk Management Pay Off: How Leading Companies Implement Risk Management, Financial Times/ Prentice Hall PTR. United States of America: Financial Times/ Prentice Hall PTR.
Besis, J. (2002) Risk management in banking, John Wiley & Sons Ltd, Baffins Lane, Chichester, West Sussex, PO19 1UD, England National.
C. Arthur Williams, J. and Richard M. Heins (1964) Risk Management and Insurance. ISE Editio. McGraw - Hill Education.
Chance, D. M. and Brooks, R. (2010) An Introduction to Derivatives and Risk Management, Cengage Learning. doi: 10.3905/jpm.1999.319702.
Chapman, R. J. (2006) Simple Tools and Techniques for Enterprise Risk Management, Тер.
Арх. The Wiley Finance Series.
‘Chuẩn mực kiểm toán nội bộ (IPPF)’ (2017) Hiệp hội Kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ (IIA), (C), pp. 1–19.
Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission (2018) ‘COSO - ERM 2018’. Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission. Council of Standards Australia (2009) ‘AS/NZS ISO 31000:2009 Risk management - Principles and guidelines’, Council of Standards Australia. Sydney, p. 37. Available at:
www.saiglobal.com.au.
International Organization for Standardization (2009) ‘ISO 31000:2009’. International Organization for Standardization, p. 34.
International Organization for Standardization (2015) ‘ISO 9001 : 2015’. International Organization for Standardization.
36(4), p. 682. doi: 10.2307/1884757.
Lam, J. (2014) Enterprise Risk Management: From Incentives to Controls. 2nd edn. The Wiley Finance Series.
Lê Nguyễn Đoan Khôi (2014) ‘Giải pháp thâm nhập thị trường ngành hàng cá tra’, Tạp chí
Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, pp. 133–140.
Merna, T. and Al-Thani, F. (2008) Corporate Risk Management, John Wiley & Sons Ltd,
Baffins Lane, Chichester, West Sussex, PO19 1UD, England National. doi:
10.3905/jod.1995.407920.
Ojasalo, J. (2009) ‘A model of risk management in globalizing companies’, The Business
Review, 13(1), pp. 200–210.
Pfeffer, I. (1956) Insurance and Economic Theory, Pub. for S. S. Huebner Foundation for
Insurance Education, Univ. of Pennsylvania, by R. D. Irwin. doi: 10.2307/2976867.
Shortreed, J., Hicks, J. and Craig, L. (2003) ‘Basic Framework for Risk Management - Final Report’, Network for Environmental Risk Assessment and Management, p. 74. Taleb, N. N. (2007) The Black Swan. The impact of the highly improbable. New York:
Random House, Inc.
Thuận, N. V. and Danh, V. T. (2014) ‘Thị Trường Cá Tra Việt Nam Phân Phối Thu Nhập Chuỗi – Giá Thành Sản Xuất Cá Tra Nguyên Liệu – Giải Pháp Phát Triển Ngành’, Tạp chí
Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 32, pp. 38–44.
Willet, A. H. (1952) ‘The Economic Theory of Risk and Insurance.’, The Journal of Finance, 7(4), p. 632. doi: 10.2307/2976939.