1.4 .2Các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ của bộ phận lễ tân
3.1. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng của bộ phận lễ tân
3.1.2 Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên:
Nhân viên là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, là nguời ảnh hưởng đến cảm nhận của khách trong quá trình sử dụng dịch vụ của khách hàng. Vì vậy đầu tư cho nhân viên để nâng cao chất lượng dịch vụ là hành động trực tiếp đầu tư cho việc hoàn thiện chất lượng dịch vụ và tăng doanh thu cho khách sạn. Tăng cường công tác tuyển dụng và tuyển mộ, mở rộng các kênh thu nhận nhân lực, xây dựng một tiêu chuẩn riêng để tuyển nhân lực nhằm đáp ứng tiêu chí đúng người, đúng việc, đáp ứng được nhu cầu khách sạn.
Nâng cao kiến thức, kỹ năng chun mơn, trình độ ngoại ngữ của đội ngũ nhân viên khách sạn bằng cách cho nhân viên thay nhau đi học các lớp chuyên môn, ngoại ngữ chuyên ngành nhằm nâng cao tay nghề, nâng cao năng suất vẫn đảm bảo được chất lượng.
Tạo ra các cuộc thi nâng cao tay nghề cũng nhau học hỏi chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp thể hiện tinh thần đoàn kết. Quy định chế độ và thực hiện đánh giá mức độ hoàn thành công việc của nhân viên của từng chức danh, từng bộ phận. Nhằm thực hiện công tác tiền lương, bảo hiểm, phúc lợi cũng như tạo điều kiện cho nhân viên thăng tiến.
Xây dựng một quy cách ứng xử riêng của khách sạn để áp dụng vào nhân viên khi phục vụ khách là nhân viên phải luôn có thái độ vui vẻ, sẵn sàng và hiếu khách, hợp tác nhịp nhàng với quản lí bộ phận cũng như các nhân viên khác trong khách sạn và sẵn sàng phục vụ thêm khách khi có yêu cầu.
Nhân viên phải ln đặt mình vào tâm lý khách hàng xem khách hàng là người thân, người trong gia đình để có được một thái độ phục vụ chu đáo, tận tâm và nhiệt tình. Nhân viên của các bộ phận phải có sự hợp tác hài hịa và hiểu ý nhau, nhằm thu thập thông tin hai chiều từ phía khách hàng và khách sạn để tạo ra dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng khi đến với khách sạn.
Nhân viên phải luôn khéo léo và tỉ mỉ trong lúc phục vụ các vị khách khó tính vì như vậy giúp giảm lượng khách hàng khơng hài lịng về chất lượng dịch vụ của khách sạn xuống mức thấp nhất có thể. Để nhân viên yên tâm và phục vụ cũng như cống hiến hết mình cho khách sạn thì khách sạn phải có chế độ đãi ngộ, lương thưởng, phụ cấp, lương hưu cho nhân viên. Đây cũng là biến pháp giữ chân nhân viên lâu năm và giảm tình trạng nhảy việc xuống mức thấp nhất có thể.
Đối với cấp bậc quản lí nên thấu hiểu nhân viên, muốn nhân viên làm việc hiệu quả thì người quản lí phải ln tạo động lực tích cực cho nhân viên và hạn chế tạo áp lực tiêu cực cho nhân viên. Nhằm củng cố lại mối quan hệ giữa nhân viên và quản lí.