Những thành tựu

Một phần của tài liệu NÂNG CAO chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội tỉnh bạc liêu (Trang 70 - 72)

08 Tỷ lệ xã đạt chuẩn thiết chế văn hóa đến 201 0%

2.3.1.1. Những thành tựu

Bạc Liêu là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi về nhiều mặt nhất là nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản (do có 56 km chiều dài bờ biển, hải phận và có trên 150 km Quốc lộ 1A và Quản lộ Phụng Hiệp, nên đã thu hút khá nhiều nguồn nhân lực trẻ khỏe từ các nơi khác đến, đồng thời lực lượng lao động của tỉnh dồi dào do tác động từ mức sinh của nhiều năm trước tạo nên. Cùng với lực lượng lao động ở khu vực thành thị của tỉnh ngày càng tăng và nhu cầu của q trình phát triển đơ thị hố các khu vực trung tâm thành phố, và các huyện trong tỉnh.

Thành phố Bạc Liêu nay là trung tâm các trường đào tạo của tỉnh Minh Hải trước đây, đồng thời cũng là trung tâm đào tạo cho một số tỉnh lân cận như Sóc Trăng và Cà Mau nên số học viên, sinh viên được đào tạo và ra trường hàng năm khơng những đáp ứng cho tỉnh, mà cịn bổ sung một lực lượng lớn lao động có trình độ và kỹ thuật cho các tỉnh lân cận. Do vậy người có việc làm chiếm tỷ trọng ngày một cao, thất nghiệp thấp và tương đương

với tỷ lệ lao động có việc làm của các tỉnh thành trong khu vực.

Công tác giải quyết việc làm trong những năm qua ln được tỉnh quan tâm, lực lượng lao động có việc làm ngày càng tăng, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị liên tục giảm, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp ln ở mức thấp hơn so tỷ lệ bình qn chung của cả nước và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long do kết hợp tốt và từng bước chuyển đổi cơ cấu sản xuất với đào tạo chuyển đổi ngành nghề lao động nên tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ở khu vực nông thôn nâng cao rõ rệt ở hầu hết các huyện, thành phố trong tỉnh và đang ở mức cao so với nhiều tỉnh trong cả nước, cơ cấu lao động theo ngành tiếp tục chuyển dịch nhanh theo hướng CNH,HĐH và là tỉnh có cơ cấu lao động khá hợp lý và đang phấn đấu đạt mức trung bình của cả nước và của vùng kinh tế trọng điểm khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, về thu nhập của người lao động, từng bước được cải thiện, nhất là lao động làm việc trong các doanh nghiệp, hoặc lao động làm nghề trong xây dựng như trong báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XII tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII nhiệm kỳ 2005-2010 trong phần những thành tựu đạt được về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng CNH,HĐH

cơ cấu lao động cũng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, lao động cơng nghiệp tăng từ 6,2% năm 2000 lên 7,5% năm 2005; lao động dịch vụ tăng từ 15,3% năm 2000 lên 20% năm 2005 ; lao động nông - lâm - ngư - diêm nghiệp từ 73,5% năm 2000 giảm xuống còn 72,5% năm 2005…Đến nay, tồn tỉnh có 68.892 hộ ni trồng thủy sản với 193.211 lao động, thu nhập bình quân khoảng 12 triệu đồng/người/năm [18,tr.15].

Nguồn nhân lực của tỉnh, nhìn chung giai đoạn 2006-2010 ln duy trì được tốc độ phát triển hợp lý về mặt số lượng, đồng thời được cải thiện khá rõ rệt về mặt chất lượng, đây là điều kiện thuận lợi cho tỉnh tiếp tục phát triển nhanh hơn trên hầu hết các lĩnh vực của những năm hiện tại, cũng như các năm của giai đoạn tiếp theo.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội tỉnh bạc liêu (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w