Những điều kiện kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu NÂNG CAO chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội tỉnh bạc liêu (Trang 50 - 53)

Cùng với bề dày lịch sử dân tộc, thời gian để Bạc Liêu vươn lên và phát triển vẫn quá ít so với nhiều tỉnh trong cả nước và khu vực. Chưa đầy 15 năm kể từ ngày tác tỉnh đến nay (1/1997), thực sự chưa đủ để phân tích thấy rõ đâu là chủ quan, đâu là khách quan. Đồng thời khi nhìn nhận rõ các yếu tố thuận lợi, cả bên trong và bên ngoài, ta vẫn thấy nền kinh tế trong tỉnh tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Đó là cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội còn nghèo nàn, đời sống các tầng lớp dân cư chưa được cải thiện. Nhất là đồng bào thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người cịn gặp nhiều khó khăn.

Ngun nhân chính vẫn là trình độ sản xuất cịn mang nặng tính tư hữu, khả năng tiếp cận và phân tích thị trường cịn hạn chế. Sản phẩm và giá thành chưa đủ sức cạnh tranh và chưa có đủ sức hấp dẫn đối với người tiêu dùng. Chẳng hạn như gạo “một bụi đỏ” là sản phẩm đã có thương hiệu và được tung ra khá phổ biến ở các thị trường trong nước và khu vực, nhưng sự hấp dẫn và sức thuyết phục để đủ sức cạnh tranh với gạo “tám thơm”, “gạo nàng hương”...thì vẫn cịn kém và chưa thật sự làm chủ thị trường. Ngoài ra bệnh dịch từ đàn gia cầm, gia súc cộng với nhiều dịch bệnh từ cây trồng đang đe dọa đối với người trồng trọt và chăn nuôi. Cùng với sự bất lợi từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong năm 2008 - 2009 và nhiều khó khăn từ thị trường, giá cả, các vấn đề xã hội, nhất là lao động thừa, việc làm thiếu, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. Đang đặt cho Bạc Liêu những vấn đề kinh tế và xã hội cần giải quyết.

Tuy nhiên, Bạc liêu vẫn có nhiều thế mạnh cơ bản đó là nguồn lao động trẻ, tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng nhất là đất và nước, lại nằm ở vị trí địa lý hết sức thuận lợi cho việc phát triển đa dạng các ngành từ sản xuất nông, lâm, thủy sản đến công nghiệp chế biến xuất khẩu và du lịch sinh thái. Cùng với các chính sách đúng đắn và khoa học mà Bạc Liêu thực hiện trong thời gian qua, đặc biệt trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta đề xướng và lãnh đạo, về căn bản là thực hiện phương thức tiếp cận quản lý kinh tế - xã hội, theo quan điểm tăng nhanh các sản phẩm công nghiệp, từng bước chuyển dịch cơ cấu, phù hợp với lợi ích và tiềm năng sẵn có của địa phương. Đồng thời cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần các tầng lớp dân cư, đặc biệt chú ý tới các ngành, các lĩnh vực về phát triển nguồn lực, y tế, giáo dục...

Tại kỳ họp của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, XII, XIII, đều tập trung giải quyết các vướng mắc và đưa ra nhiều chủ trương nhằm cải thiện nhanh chóng tình hình phát triển kinh tế nơng thơn. Đặc biệt tại kỳ họp lần thứ XIII của Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu đã đề ra nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn: “đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH,HĐH. Đa dạng hóa các loại ngành nghề ở nơng thơn; nhân rộng

các mơ hình sản xuất, các sản phẩm có lợi thế (thủy sản, lúa chất lượng cao và muối thực phẩm), có thị trường tiêu thụ, hiệu quả kinh tế cao” [18, tr.46].

Định hướng này được phản ánh rõ qua các mục tiêu kinh tế xã hội. Nhất là đầu tư tập trung cho sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn. Cùng với sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, lấy huyện Phước Long và huyện Hồng Dân làm điểm để chỉ đạo phong trào làm đường giao thông nông thôn, phong trào xóa đói giảm nghèo, những thành tựu đầy ấn tượng trong suốt thời gian qua, đã thực sự tạo lập một môi trường thuận lợi và mở rộng cơ hội phát triển cho các tầng lớp dân cư.

Q trình phát triển nơng thơn mới ở các địa phương được bắt đầu bằng nông nghiệp, đã cải thiện một hệ tư duy cố hữu vốn có bao đời nay của người nơng dân. Bằng việc tiếp cận với các kiến thức của khoa học kĩ thuật, đầu tư vào sản xuất, trên cơ sở cải thiện cả chất và lượng sản phẩm, cùng với các biện pháp cắt giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm, đưa sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi của Bạc Liêu có thương hiệu, và chính thức tham gia sâu rộng vào thị trường trong nước và quốc tế.

Xét về một khía cạnh trong phát triển nơng thơn, đó là khắc phục tình trạng đói nghèo, trên cơ sở nhận thức được rằng, tư duy sản xuất cũ khơng cịn phù hợp với mục tiêu cao cả của việc phát triển con người vì con người. Tức là con người phải được phát triển với cuộc sống đầy đủ, khơng có người đói hoặc người nghèo. Con người chính là những chủ thể để vươn lên làm giàu cho chính mình, và cũng chính họ phải là người đem lại cuộc sống tốt hơn cho cộng đồng dân cư và Ấp, Khóm.

Mặt khác, khi xét về lợi thế cạnh tranh Bạc Liêu cịn có nhiều sản phẩm được thị trường trong nước và quốc tế ưa chuộng, song đặc biệt và rõ nhất hiện nay vẫn là hai sản phẩm tơm, lúa. Khi mà Việt Nam tham gia tồn diện vào WTO, Bạc Liêu sẽ có những điều kiện hơn về đẩy mạnh sản xuất, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu sản phẩm, phục vụ xuất khẩu do mở rộng thị trường tiêu thụ, nhờ đó mà tăng nhanh được năng lực cạnh tranh, sắp xếp và bố trí lại nguồn nhân lực, theo hướng tập trung vào những ngành có sức cạnh

tranh cao. Đây chính là yếu tố quan trọng và thời cơ cho Bạc Liêu phát triển nhanh, bền vững cho những năm của giai đoạn 2011 - 2020.

Bảng 2.1: Chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII

(Chỉ tiêu về kinh tế )

TT NỘI DUNG ĐƠN VỊ TÍNH CHỈ TIÊU

01 Nhịp độ tăng trưởng % 12,0

02 Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2010 USD 1.100

Một phần của tài liệu NÂNG CAO chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội tỉnh bạc liêu (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w