Đối với tỉnh Bạc Liêu

Một phần của tài liệu NÂNG CAO chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội tỉnh bạc liêu (Trang 107 - 111)

08 Tỷ lệ xã đạt chuẩn thiết chế văn hóa đến 201 0%

3.3.2. Đối với tỉnh Bạc Liêu

Tỉnh cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp khi đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm, thích ứng với cạnh tranh để đào tạo bồi dưỡng tay nghề cho người lao động tiếp cận với công nghệ mới nhằm hạn chế việc một số chủ doanh nghiệp sa thải cơng nhân. Bên cạnh đó tăng cường cơng tác kiểm tra việc thực hiện luật lao động, an toàn - vệ sinh lao động đối với các doanh nghiệp nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động.

Tỉnh cần xây dựng chính sách thu hút và sử dụng nhân tài một cách hợp lý. Đồng thời có chính sách khuyến khích thu hút đặc biệt đối với một số nhân tài mà thế mạnh của tỉnh đang cần.

Cân đối, quy hoạch sử dụng hợp lý nguồn nhân lực của Tỉnh theo từng giai đoạn phát triển của tỉnh.

Có chính sách động viên, khen thưởng, hỗ trợ học tập đối với những sinh viên của Tỉnh đang học tại các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Cần Thơ, có kế hoạch tiếp nhận bố trí sử dụng các em sau khi học xong về tỉnh nhà công tác. Đầu tư xây dựng ký túc xá để tạo điều kiện về nơi ở cho những em có hồn cảnh khó khăn của tỉnh khi trúng tuyển vào các trường đại học tại các tỉnh và Thành phố.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở mục tiêu phương hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bạc Liêu, luận văn đã vạch ra những quan điểm cơ bản về sự phù hợp, lịch sử cụ thể, lấy con người làm nhân tố trung tâm của sự phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời luận văn đã vạch ra những giải pháp chủ yếu để phát triển nguồn nhân lực của tỉnh về: giáo dục đào tạo nội dung, chương trình, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, ngân sách đầu tư…gắn đào tạo với sử dụng, thu hút người

tài…nhằm phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

KẾT LUẬN

Phát triển nhân lực là quá trình biến đổi nhân lực cả về số lượng, chất

lượng và cơ cấu nhằm phát huy, khơi dậy những tiềm năng con người, phát triển toàn bộ nhân cách và từng bộ phận trong cấu trúc nhân cách, phát triển cả năng lực vật chất và năng lực tinh thần, tạo dựng và ngày càng nâng cao, hoàn thiện cả về đạo đức và tay nghề, cả về tâm hồn và hành vi từ trình độ chất lượng này lên trình độ chất lượng khác cao hơn, tồn diện hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp phát triển của địa phương và đất nước. Phát triển nhân lực là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đối với mọi quốc gia và được các nước đặc biệt quan tâm.

Nâng cao chất lượng dân số và phát triển nguồn nhân lực là một trong những trọng điểm của chiến lược phát triển, là chính sách xã hội cơ bản, là hướng ưu tiên hàng đầu trong tồn bộ chính sách kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước ta nói chung và của tỉnh Bạc Liêu nói riêng khi chuyển sang giai đoạn phát triển CNH,HĐH trong bối cảnh hội nhập, tồn cầu hóa về kinh tế. Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: con người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta, coi việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hoá. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, một lần nửa Đảng Cộng sản Việt Nam lại khẳng định: “phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước” [17, tr.41].

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bạc Liêu cũng như việc quy hoạch Phát triển nhân lực tỉnh giai đoạn 2011-2020 có vai trị, ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của q trình

CNH,HĐH, đảm bảo thực hiện thành cơng nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIV. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của TU, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp đồng bộ thống nhất của các sở, ban, ngành và các địa phương, sẽ được triển khai thực hiện có hiệu quả, phấn đầu đến 2020 tỉnh Bạc Liêu có giá trị sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP và vượt ra khỏi ngưỡng tỉnh có thu nhập thấp như hiện nay như theo tinh thần Đại hội Đảng bộ tỉnh Bạc liêu lần thứ XIV khẳng định nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh trong giai đoạn tới là: “tập trung đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu CNH,HĐH của tỉnh” [19, tr.108].

Bằng phương pháp biện chứng duy vật gắn với các phương pháp logic lịch sử, phân tích tổng hợp, khảo sát, chứng minh, luận văn đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn cần giải quyết trong phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Bạc Liêu.

Một là, luận văn trình bày một cách có hệ thống những những lý luận

cơ bản về nguồn nhân lực, các khái niệm về nguồn nhân lực, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như vai trị của nó đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tìm hiểu kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực thành công của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore...để rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nhằm phát triển kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Hai là, từ những lý luận trên soi rọi vào thực tiễn của địa phương, luận

văn phân tích thực trạng nguồn nhân lực tỉnh Bạc Liêu qua các khía cạnh: về số lượng, cơ cấu đào tạo, cơ cấu sử dụng trong các ngành nghề, thành phần kinh tế, giới tính, tuổi tác, hiệu quả sử dụng…từ đó, có sự đánh giá chung về thực trạng nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh. Tìm ra nguyên nhân và có sự nhận định về cơ hội và thách thức đối với tỉnh về những vấn đề trên.

Thứ nhất, trong những năm gần đây, việc phát triển nguồn nhân lực của

Tỉnh đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ như: gia tăng về số lượng và chất lượng cùng với yếu tố vốn, quản lý và cơng nghệ đóng góp ngày càng nhiều cho tăng trưởng kinh tế; nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao

động, góp phần cải thiện đáng kể tỉ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số nguồn nhân lực.

Thứ hai, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì quá trình đào tạo và

sử dụng nguồn nhân lực của tỉnh còn nhiều tồn tại như: phát triển nguồn nhân lực chưa xứng tầm với tiềm năng phát triển của tỉnh; sự bất cập về đào tạo và phân bổ sử dụng gây sự lãng phí, lao động được đào tạo chưa phát huy khả năng sáng tạo của mình, luận văn cịn nêu những vấn đề cần đặt ra đối với phát triển nguồn nhân lực trong thời gian tới.

Ba là, luận văn đưa ra những quan điểm, mục tiêu. Trên cơ sở đó tìm ra

những giải pháp khắc phục dựa trên những quan điểm chỉ đạo và định hướng của mục tiêu nguồn nhân lực của tỉnh giai đoạn 2011 - 2020.

Với những kết quả nghiên cứu của Luận văn, trong quá trình đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong cả nước nói chung và tỉnh Bạc Liêu nói riêng cịn nhiều vấn đề mới tiếp tục nghiên cứu và hồn thiện là một u cầu cấp bách. Tơi hy vọng luận văn: “Nâng cao chất lượng

nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bạc Liêu”

đóng góp phần nào vào mục tiêu phát triển của tỉnh trong thời gian tới. Tuy nhiên, với khả năng và thời gian có hạn, chắc chắn luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót, chúng tơi rất mong được sự góp ý của các nhà khoa học để luận văn được bổ sung đầy đủ hơn cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn./.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội tỉnh bạc liêu (Trang 107 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w