Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu NÂNG CAO chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội tỉnh bạc liêu (Trang 35 - 36)

Thành phố Hồ Chí Minh với vị thế là đơ thị lớn của Việt Nam, có vị trí chính trị quan trọng trong nước, là một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, khoa học - cơng nghệ, đầu mối giao lưu quốc tế, đứng đầu cả nước về mức GDP bình qn đầu người, có lợi thế về tiềm năng con người, giàu tính năng sáng tạo, đơng đảo đội ngũ lao động lành nghề, lực lượng chất xám về khoa học tự nhiên, công nghệ và xã hội nhân văn chiếm tỷ trọng lớn so với cả nước. Bên cạnh đó, Thành phố Hồ Chí Minh có tầng lớp doanh nhân nhạy bén với thị trường, có mối liên hệ và điều kiện cho phép Thành phố Hồ Chí Minh chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới nhanh, thu hút mạnh đầu tư bên ngồi, đặc biệt là trí tuệ và nguồn vốn của người Việt ở nước ngồi. Có thể nói, nguồn nhân lực của Thành phố Hồ Chí Minh có thế mạnh nổi trội, quyết định vai trò đi đầu trong sự nghiệp CNH,HĐH của cả nước. Do vậy, việc sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực sẽ giúp Thành phố phát triển kinh tế bền vững, đồng thời nhanh chóng vươn lên ngang tầm với các Thành phố lớn khác trong khu vực Đông Nam Á.

Để sử dụng triệt để những lợi thế nêu trên và có nguồn lao động chất lượng cao phục vụ công cuộc CNH,HĐH phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, tháng 12/2002, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng chương trình hành động, xác định 1 trong 7 nhiệm vụ trọng tâm để phát triển Thành phố đến năm 2010 là “phát triển nguồn nhân lực trong sự nghiệp CNH,HĐH chăm lo phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo để nhanh chóng nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài cho Thành phố và đất nước. Trong đó, vấn đề đào tạo và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo để nhanh chóng nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài cho Thành phố và đất nước. Trong đó, vấn đề đào tạo và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo để sử dụng và phát huy nguồn nhân lực được đặc biệt chú trọng”. Công tác đào tạo ở các cấp bậc học của Thành phố Hồ Chí Minh được chú trọng phát triển về nhiều mặt: quy mô, chất lượng, rèn luyện về nhân cách, đạo đức... và đặc biệt là đào tạo nguồn nhân

lực, đào tạo đội ngũ lao động. Số lượng trường đại học, cao đẳng, cơ sở dạy nghề trên địa bàn Thành phố tăng; nguồn kinh phí ngân sách và ngồi ngân sách đầu tư cho công tác đào tạo được chú trọng từ nhiều nguồn kinh phí, trong năm 2003, thành phố đã chi 278 tỷ đồng để phát triển cơ sở dạy nghề, khắc phục đáng kể tình trạng lạc hậu về trang thiết bị để đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng.

Thành phố cũng đã thực hiện chương trình việc làm gắn với phát triển kinh tế - xã hội, cùng với chương trình hỗ trợ trực tiếp giải quyết việc làm như: Quỹ Quốc gia giả quyết việc làm từ ngân sách nhà nước, quỹ CEP của Liên đoàn Lao động Thành phố, quỹ của Hội Liên hiệp phụ nữ Phành Phố, quỹ Xóa đói giảm nghèo, các trung tâm và chi nhánh dịch vụ việc làm... nhằm thu hút, bố trí lao động cho các ngành nghề trong giai đoạn 2001 - 2003, tổng số tiền đầu tư cho các chương trình này khoảng 250 tỷ đồng, riêng đầu tư cho các trung tâm và chi nhánh dịch vụ việc làm từ 1996 - 2001 khoảng 2,2 tỷ đồng. Các hoạt động tư vấn, dạy nghề gắn giới thiệu việc làm và cung ứng lao động, hội chợ việc làm, chương trình xuất khẩu lao động được Thành phố chú trọng và thực hiện tốt, góp phần thúc đẩy phát triển việc làm, phát triển nguồn nhân lực phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Như vậy, để tạo ra bước nhảy vọt về phát triển kinh tế, thách thức lớn nhất và có tính cơ bản, lâu dài đối với nước ta nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng là cuộc cạnh tranh quốc tế quyết liệt về trí tuệ. Thành phố Hồ Chí Minh cần giảm thiểu những khiếm khuyết cịn tồn tại trong việc quản lý nguồn nhân lực, đẩy mạnh các yếu tố phát triển chất lượng của nguồn nhân lực. Đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực sẽ rút ngắn khoảng cách phát triển giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội tỉnh bạc liêu (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w