Nguồn: Tổng cục Du lịch [65, tr.65].
Về thu nhập xã hội từ du lịch: Du lịch mang lại thu nhập ngày một lớn
cho xã hội. Hoạt động du lịch thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế và mọi tầng lớp nhân dân mang lại thu nhập không chỉ cho những đối tượng trực tiếp kinh doanh du lịch mà gián tiếp đối với các ngành liên quan, xuất khẩu tại chỗ và tạo thu nhập cho các cộng đồng dân cư địa phương. Tốc độ tăng trưởng nhanh về thu nhập có thể thấy rõ là năm 1990 thu nhập xã hội từ du lịch mới đạt 1.350 tỷ đồng thì đến năm 2004, con số đó đã là 26.000 tỷ đồng, gấp 20 lần.
Riêng năm 2005, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, song hoạt động du lịch vẫn diễn ra sơi động, ước tính năm 2005, ngành Du lịch đón được khoảng 3,43 triệu lượt khách quốc tế, vượt chỉ tiêu kế hoạch 7% và tăng 17% so với năm 2004; Khách du lịch nội địa đạt trên 16 triệu lượt người, vượt chỉ tiêu 7% và tăng 11% so với kế hoạch năm 2004. Thu nhập du lịch đạt 30 ngàn tỷ đồng, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Theo kết quả thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2010 lượng khách quốc tế đến Việt Nam hàng tháng đều tăng cao, đạt trung bình gần 420.000 lượt khách/tháng. Năm 2010 đón hơn 5 triệu lượt khách quốc tế; phục vụ 28 triệu lượt khách du lịch nội địa; doanh thu từ dịch vụ du lịch đạt 96.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trung bình giai đoạn 2001-2010 đạt 16,7%/năm; đóng góp 4,9% GDP cả nước; tạo việc làm cho hơn 1,4 triệu lao động...
Năm 2010 là năm đầu tiên lượng khách quốc tế đến Việt Nam hàng tháng đều tăng cao nhất trong vòng 20 năm qua. Chính sự tăng trưởng nhanh và đều đặn này nên ngành Du lịch vượt kế hoạch đề ra, đạt 5 triệu lượt khách quốc tế, tăng 32% so với năm 2009, đạt doanh thu khoảng 96 nghìn tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2009, ước đóng góp khoảng 4,5% GDP.
Đây đươc xem là một dấu ấn đáng ghi nhận, bởi nếu như năm 2000, vất vả lắm Việt Nam đón được 2 triệu lượt khách quốc tế. Bằng rất nhiều nỗ lực ứng phó với những biến động của tình hình thế giới và bệnh dịch, năm 2007, Việt Nam mới đón được vị khách quốc tế thứ 4 triệu. Nhưng ngay sau đó khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đã làm giảm lượng khách trong năm 2009 xuống còn 3,747 triệu lượt khách, giảm 11%. Và đến năm 2010 Việt Nam đã “cán đích” về trước mục tiêu đặt ra 2 tháng.
Ngồi kỷ lục về lượng khách quốc tế, du lịch nội địa cũng gặt hái được những thành công đáng kể với hơn 28 triệu lượt khách năm 2010. Mùa thấp điểm với du khách nước ngoài lại là mùa cao điểm và thu hút một lượng lớn khách nội địa. Với doanh thu khoảng 96.000 tỷ đồng, đóng góp 5% GDP cả nước, năm 2010, ngành Du lịch Việt Nam đã khẳng định vị thế của mình với nền kinh tế quốc dân.
Năm 2010 cũng được đánh dấu bởi một năm đầy ắp các sự kiện mà nổi bật, đầy hấp dẫn nhất phải kể đến sự kiện Đại lễ 1000 năm Thăng Long với nhiều hoạt động chào mừng cùng nhiều kỷ lục được lập. Song song với Đại lễ, con đường gốm sứ Việt Nam đạt kỷ lục Guiness cũng là một sự kiện
đáng chú ý. Đây cũng là năm mà các hoạt động văn hóa quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra nước ngoài được triển khai hết sức đa dạng và phong phú: Ngày quốc gia tại EXPO Thượng Hải, Tuần văn hóa Việt Nam tại các nước: Cuba, Mêhicô, Đức, Bỉ, Campuchia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc… và là năm được mùa của các di sản Việt Nam với 3 di sản của Việt Nam được UNESCO vinh danh gồm có: Trung tâm Hồng thành Thăng Long trở thành Di sản Văn hóa thế giới, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; 82 bia đá các khoa tiến sĩ triều Lê - Mạc tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám là di sản thế giới.
Đây là sự kiện quan trọng trong năm 2010 của Du lịch Việt Nam, đồng thời đánh dấu cột mốc lần đầu tiên Du lịch Việt Nam đạt kỷ lục tăng trưởng về lượng khách quốc tế, cao nhất trong lịch sử 50 năm hình thành và phát triển của ngành.
Dẫn đầu thị trường khách quốc tế đến Việt Nam là Trung Quốc với 905.360 lượt, tăng 76,7%, tiếp đến là thị trường khách Hàn Quốc (495.902 lượt) tăng 38,0%, Nhật Bản (442.089 lượt), Mỹ (430.993 lượt khách), khách từ Ôxtrâylia tăng 31,0%, Malaysia cũng tăng 29,1%...
Song song với thị trường khách du lịch quốc tế một thị trường mang ngoại tệ về cho đất nước thì thị trường nội địa cũng khá sôi động. Lượng khách du lịch nội địa đạt trên 28 triệu lượt khách. Doanh thu của ngành cũng tăng vượt bậc. Du lịch phát triển đã góp phần tăng tỷ trọng GDP của Ngành Du lịch trong khối ngành dịch vụ trong tổng thu nhập quốc dân. Trong năm 2010, thu nhập từ du lịch đạt khoảng 96 nghìn tỉ đồng, tăng 37% so với năm 2009, ước tính đóng góp 4,5% GDP cho đất nước.
Nếu so sánh về lượng ngoại tệ thu được từ lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2005 mới đạt 2,3 tỷ USD, năm 2006 là 2,85 tỷ USD, năm 2007 là 3,75 tỷ USD, năm 2008 đạt đỉnh điểm 3,93 tỷ USD, và đến năm 2009 do
tác động của khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế thế giới nên đã giảm xuống chỉ cịn 3,05 tỷ USD, thì khả năng năm 2010 này lượng ngoại tệ mà Ngành Du lịch kiếm về có thể vượt 4,6 tỷ USD.
Mục tiêu du lịch Việt Nam phấn đầu trong năm 2011 là đón 5,3-5,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 30 triệu lượt khách nội địa và đạt mức doanh thu 110 nghìn tỉ đồng, đóng góp 4,6 GDP cho đất nước.
Ở đâu du lịch phát triển, ở đó diện mạo đơ thị, nông thôn được chỉnh trang, sạch đẹp hơn, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt như Sa Pa (Lào Cai), Hạ Long (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phịng), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lị (Nghệ An), Huế (Thừa Thiên-Huế), Hội An (Quảng Nam), Nha Trang (Khánh Hòa), Mũi Né (Phan Thiết), Bình Châu (Xuyên Mộc - Bà Rịa Vũng Tàu), một số địa phương đồng bằng sông Cửu Long…); tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy các ngành khác phát triển; khôi phục nhiều lễ hội và nghề thủ công truyền thống; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước và từng địa phương, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu, mở rộng giao lưu giữa các vùng, miền trong nước và với nước ngoài.
Sự phát triển của du lịch - ngành công nghiệp khơng khói, được Nhà nước chọn là ngành kinh tế mũi nhọn - đang tạo ra hàng triệu việc làm mỗi năm, góp phần tăng cao tỉ lệ lao động có việc làm, nâng cao chất lượng đời sống của người dân. Lượng khách du lịch đến Việt Nam các năm vừa qua đều tăng lên, đòi hỏi các doanh nghiệp làm du lịch và những ngành có liên quan như giao thơng, mơi trường, dịch vụ... cần tăng thêm số cán bộ, nhân viên.
Ngành được hưởng lợi đầu tiên từ du lịch là giao thơng vận tải. Khoảng 70% - 80% số khách nước ngồi đến Việt Nam là đi du lịch, chủ yếu đi bằng đường hàng không, giúp ngành hàng không tăng trưởng mạnh, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động mỗi năm. Nếu năm 2000 chỉ có khoảng 20 hãng hàng khơng quốc tế khai thác đến Việt Nam, thì nay đã lên đến gần 50 hãng.
Tổng công ty Hàng không Việt Nam cho biết, với trên 70% lượng khách quốc tế đến Việt Nam là khách du lịch, Ngành Du lịch đang đóng vai trị then chốt trong việc lập kế hoạch hoạt động, trong đó có kế hoạch về nhân sự.
Hiện số du khách đến Việt Nam tập trung chủ yếu ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu như năm 1995, du lịch Hà Nội mới đón 300.000 khách quốc tế thì năm 2005 đã đón trên 1,1 triệu khách và năm 2008 đón 1,3 triệu khách. Lượng khách nội địa đến Hà Nội cũng tăng trưởng ổn định, khiến các cơ sở lưu trú tăng nhanh trong thời gian qua.
Tính đến cuối năm 2009, Hà Nội có 9 khách sạn 5 sao, 6 khách sạn 4 sao, 21 khách sạn 3 sao, 100 khách sạn 2 sao và 65 khách sạn 1 sao. Đi kèm với sự gia tăng này là sự tăng lên về đội ngũ nhân sự của ngành Du lịch thủ đô.
Năm 2008, Hà Nội (cũ) có trên 40.000 lao động trực tiếp và khoảng 120.000 lao động gián tiếp trong ngành Du lịch. Nhiều dự án đầu tư du lịch đang triển khai, nhiều doanh nghiệp du lịch mới ra đời... sẽ tiếp tục tạo nhiều việc làm cho lao động trực tiếp và lao động gián tiếp trong thời gian tới.
Ngành Du lịch có nhiều tác động từ trực tiếp, gián tiếp đến lan tỏa. Du lịch đã giải quyết một số lượng lớn việc làm cho người lao động, giảm tỉ lệ thất nghiệp. Du lịch thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, giúp nhiều làng nghề được phục hồi và phát triển, mở rộng giao lưu văn hoá và nâng cao dân trí, phát triển nhân tố con người, đảm bảo an ninh quốc phịng và trật tự an tồn xã hội.
Hoạt động du lịch đã tạo thêm nguồn thu để tôn tạo, trùng tu các di tích, di sản và nâng cao ý thức, trách nhiệm giữ gìn di sản văn hố vật thể và phi vật thể; khôi phục lễ hội, làng nghề truyền thống, truyền tải giá trị văn hoá đến các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế... tạo thêm sức hấp dẫn thu hút khách du lịch. Thông qua du lịch các ngành kinh tế- xã hội khác phát triển; mở thêm thị trường tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ cho các ngành khác, thúc đẩy
hoạt động thương mại, mang lại hiệu quả cao với hình thức xuất khẩu tại chỗ qua du lịch.
Các ngành nông nghiệp, thuỷ sản, giao thông, xây dựng, viễn thơng, văn hố nhờ phát triển du lịch mà có thêm động lực phát triển, diện mạo của nền kinh tế - xã hội được cải thiện và nâng lên trình độ cao hơn. Điểm mấu chốt là thơng qua du lịch đã kích cầu có hiệu quả cho các ngành kinh tế khác phát triển. Hoạt động du lịch phát triển đã kéo theo sự mở rộng giao lưu kinh tế-văn hố giữa các vùng, miền và với quốc tế, góp phần giáo dục truyền thống, đào tạo kiến thức và rèn luyện, bồi dưỡng thể chất, tinh thần cho mọi tầng lớp dân cư.
Trong quá trình phát triển du lịch, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và đối ngoại được đặc biệt coi trọng. Từ các chủ trương đến các công việc điều hành cụ thể hoạt động du lịch liên quan đến an ninh, quốc phịng đều có sự phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phịng và Bộ Cơng an. Trong chỉ đạo phát triển du lịch, nhất là phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, tổ chức các tour du lịch..., vấn đề an ninh quốc gia luôn được nhấn mạnh. Cán bộ công nhân viên chức và người lao động Ngành Du lịch, đặc biệt là các cán bộ quản lý những người tiếp xúc trực tiếp với khách và cán bộ làm công tác xúc tiến du lịch, hội nhập kinh tế quốc tế đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng an ninh, quốc phịng và có ý thức bảo vệ Tổ quốc, nêu cao tinh thần cảnh giác. Hoạt động du lịch trong thời gian qua rất sôi động, nhưng cơ bản vẫn giữ được an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và các doanh nghiệp du lịch đã quan tâm xây dựng lực lượng tự vệ, Chấp hành tốt qui định về sĩ quan dự bị, thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội. Việc phát triển du lịch ở các vùng biên giới, hải đảo đã góp phần tích cực khẳng định chủ quyền quốc gia trên biển, đất liền.
Ngành Du lịch đã phối hợp chặt chẽ với Ngành Văn hóa-Thơng tin và các bộ, ngành, địa phương liên quan gắn kết các hoạt động văn hóa, lễ hội, thể
thao với sự kiện du lịch. Hoạt động du lịch đã tạo thêm nguồn thu để tơn tạo, trùng tu các di tích và nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư trong giữ gìn, phát triển di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Kết hợp giữa tuyên truyền, quảng bá du lịch ở nước ngoài với tuyên truyền quảng bá tại chỗ đã truyền tải được giá trị văn hóa dân tộc đến khách du lịch và nhân dân.
Sự phối hợp liên ngành, địa phương chặt chẽ trong đầu tư, định hướng và chỉ đạo sát sao việc khôi phục và tổ chức nên các lễ hội dân gian trong các năm qua đã dần đi vào nền nếp và lành mạnh, phát huy được thuần phong mỹ tục. Văn hóa doanh nghiệp trong du lịch được quan tâm hơn, đặc biệt là đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội trong hoạt động du lịch. Do sức hút của hiệu quả kinh tế trong phát triển du lịch và do phối hợp tốt giữa các ngành, địa phương, cộng đồng dân cư và du lịch nên nhiều làng nghề thủ công truyền thống được khôi phục và phát triển đã tạo các điểm du lịch hấp dẫn và sản xuất hàng lưu niệm, thủ công mỹ nghệ phục vụ khách du lịch.
Theo báo cáo chưa đầy đủ của các đơn vị, 10 năm qua toàn ngành Du lịch đã xây dựng được 32 nhà tình nghĩa cho các gia đình chính sách, thương binh, liệt sỹ; nhận phụng dưỡng 643 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; đỡ đầu 2 trại trẻ mồ cơi (gần 100 em); đóng góp nhiều đợt ủng hộ đồng bào bị thiên tai (lũ, bão, lụt) gần 1 tỷ đồng và nhiều quần áo, thuốc men; tích cực tham gia xóa đói, giảm nghèo và đấu tranh, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào du lịch.
Phong trào đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ người nghèo (hưởng ứng “Ngày vì người nghèo”), ủng hộ trẻ em bị chất độc màu da cam… do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động thu hút sự tham gia nhiệt tình của tồn ngành.
Hai là, bộ máy và năng lực quản lý nhà nước về du lịch, hệ thống kinh doanh du lịch được kiện tồn, hoạt động thích nghi với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Ngày 18-9-2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 94/2003NĐ-CP về chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Du lịch. Theo
Nghị định này, Tổng cục Du lịch là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về du lịch trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong du lịch; và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể về đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp trực thuộc. Từ chức năng đó, Tổng cục Du lịch có 20 nhiệm vụ; cơ cấu tổ chức gồm 6 Vụ, Thanh tra, Cục Xúc tiến, Văn phòng Tổng cục, 8 đơn vị sự nghiệp và 15 doanh nghiệp trực thuộc.
Đến nay bộ máy quản lý nhà nuớc về Du lịch ở Trung ương có Tổng cục Du lịch, ở địa phương có 15 Sở Du lịch, 2 Sở Du lịch-Thương mại, 46 Sở Thương mại-Du lịch và 01 Sở Ngoại vụ - Du lịch, hình thành một hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về du lịch từ Trung ương đến địa phương, đang vươn lên thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch trên phạm vi cả nước và từng địa phương, hoàn thành nhiệm vụ như vai trị của một Bộ.
Các cơ chế chính sách phát triển du lịch được bổ sung, tạo môi trường cho du lịch phát triển. Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam 2001-2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 7-2002. Chương trình hành động