Xếp hạng cạnh tranh của du lịch Việt Nam khá thấp. Theo Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, năm 2008, Việt Nam xếp thứ 97 trên tổng số 113 nước, trong khi Singapore xếp thứ 7, Malaysia xếp 32, Thái Lan thứ 42.
Một là, các ngành hỗ trợ du lịch vẫn chưa phát triển cùng nhịp với sự phát triển của ngành Du lịch.
Sự liên kết, hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương, lãnh thổ tuy gần đây có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn yếu hoặc thiếu (Tổng cục Du lịch, Bộ Tài
nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công an) đặc biệt là việc quản lý các nguồn lực tự nhiên; cũng chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành (tài chính, ngân hàng, hàng khơng, biên phịng, hải quan, điện lực và viễn thông…) trong hỗ trợ phát triển du lịch. Bên cạnh đó, hệ thống thống kê áp dụng trong Ngành Du lịch Việt Nam cũng chưa được cải tiến nhiều.
Du lịch Việt Nam hiện vẫn chưa được đầu tư đúng với vị trí của nó trong nền kinh tế. Nhiều địa phương còn chưa coi trọng và tạo điều kiện cho du lịch phát triển. Hạ tầng lưu trú, giao thông, điện, nước… đều hạn chế, công tác quảng bá, tơn tạo các di tích, danh thắng, bảo vệ mơi trường có nhiều hạn chế, thậm chí có những việc cấp thiết như nhà vệ sinh cho du khách đã đề cập nhiều năm nhưng hầu như khơng có tiến bộ đáng kể nào.
Hai là, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông yếu kém, phương tiện vận tải lạc hậu, đường vận chuyển hàng không vẫn chưa được phát triển đúng mức.
Công nghệ thông tin chưa được ứng dụng nhiều; ứng dụng thương mại điện tử trong điều hành các tour du lịch và giao dịch giữa các nhà cung cấp dịch vụ du lịch chưa được nhiều, hoạt động xúc tiến du lịch ở nước ngồi cịn yếu về số lượng và hiệu quả.
Ba là, các dịch vụ giải trí, văn hố, thể thao vẫn chưa phát triển và các dịch vụ ngân hàng chưa đáp ứng nhu cầu. Sản phẩm dịch vụ du lịch chưa phong phú, đa dạng.
Ta có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp và có bãi biển được xếp hạng tầm quốc tế, nhưng trên phạm vi cả nước, chưa có được một khu du lịch tầm cỡ và có tên tuổi như Pataya, Phuket (Thái Lan), Sentosa (Singapore), Bali (Inđônesia), hay Genting, Langkawi (Malaysia). Đặc điểm này đã ảnh hưởng đến việc thu hút sự chú ý của khách du lịch, không kéo dài được thời gian nghỉ ngơi của khách tại Việt Nam, không tạo cơ hội để tăng chi tiêu của khách quốc tế tại Việt Nam.
Bốn là, nguồn nhân lực cho du lịch chưa được đào tạo một cách hệ thống về chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp.
Năng lực ngoại ngữ, kỹ năng công nghệ thông tin và khả năng giao tiếp còn hạn chế. Các cơ sở đào tạo du lịch phân bổ không đồng đều, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn. Mặc dù có sự bùng nổ về số lượng các công ty du lịch lữ hành trong nước, song các công ty này cạnh tranh thiếu lành mạnh về giá, chất lượng dịch vụ giảm, vi phạm các yêu cầu về giấy phép hành nghề.
Năm là, vấn đề cảnh quan môi trường du lịch chưa được chú trọng đúng mức.
Với nguồn tài nguyên du lịch phong phú bao gồm các di sản thế giới, truyền thống lịch sử phong phú, các làng nghề và các lễ hội truyền thống, những cảnh đẹp thiên nhiên phong phù và sự đa dạng của các nền văn hoá dân tộc, thời gian gần đây Việt Nam đã nổi lên và trở thành một điểm đến hấp dẫn, an toàn cho du khách quốc tế. Tuy nhiên, sự gia tăng lớn về khách du lịch, trong khi việc giữ gìn cảnh quan, mơi trường tại các khu, điểm du lịch lại chưa được chú trọng đúng mức, cộng thêm sự phát triển của các hoạt động kinh tế khác và nạn chặt phá rừng đã và đang gây ra các tác động không tốt tới môi trường du lịch.
Dù vậy, trước yêu cầu phát triển, sự đánh giá về ngành Du lịch vẫn bị coi là phát triển chưa tương xứng tiềm năng. Tính đến năm 2008, thu nhập từ du lịch đã lên đến gần 4 tỉ USD/năm, tuy nhiên, kết quả này rất nhỏ so với tiềm năng, việc quy hoạch, phát triển hạ tầng du lịch, bảo tồn và phát huy các giá trị về văn hóa, lịch sử, cảnh quan cịn hạn chế.
Ngược lại, du lịch cũng gây tác động xấu tới môi trường, làm du lịch phát triển kém bền vững. Với mật độ phát triển du lịch khá cao như vậy và với việc thiếu quan tâm đúng mức tới vấn đề bảo vệ môi trường ở các khu du lịch như hiện nay, nhiều đại biểu cảnh báo sẽ xảy ra những nguy cơ gây ô
nhiễm môi trường rất cao như ô nhiễm rác thải sinh hoạt của du khách, ô nhiễm nước thải sinh hoạt…
Việt Nam phải xử lý với ơ nhiễm, khuyến khích ngành cơng nghiệp khơng khói và khơng nước thải; hạn chế đến mức tối đa các doanh nghiệp đầu tư ngồi khu cơng nghiệp, đặc biệt là gần khu dân cư và khu du lịch. Khuyến khích các chủ đầu tư khu cơng nghiệp mời gọi các dự án sạch, ít gây ơ nhiễm mơi trường.
Ngồi vấn đề quy hoạch phát triển, vấn đề đối xử thơ bạo vơi di tích và các giá trị văn hóa khác cũng được đề cập. Trong khi khai thác các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể có từ hàng nghìn năm, chúng ta lại đang làm tổn hại tới các giá trị này.
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, nguyên Trưởng ban Chỉ đạo nhà nước về Du lịch, bức xúc: “Chúng ta đang để mất đi những giá trị du lịch mà
phải hàng triệu năm mới có được. Các bãi biển bị xuống cấp, các ngôi chùa vàng lịe vơi vữa, một số di tích lịch sử là những bãi bê tơng mênh mơng”. Nhà sử học Dương Trung Quốc đề cập trong tham luận: Những cọc gỗ Bạch Đằng gắn liền với các chiến công lừng lẫy của cha ông ta, nhưng khu vực đó đã khơng được bảo tồn cảnh quan, đặc biệt là những rặng núi án ngữ cửa biển Quảng Ninh - Hải Phòng nay sắp bị các nhà máy xi măng ngốn sạch.
Sáu là, một số vấn đề tồn tại rất lâu nhưng chưa được giải quyết dứt điểm đang hạn chế sự phát triển của ngành cơng nghiệp khơng khói.
Một số văn bản pháp luật chồng chéo, quy định khơng rõ ràng, khơng rõ trách nhiệm, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Cụ thể, việc quy định về hạn chế tốc độ xe trên các tuyến quốc lộ gây kéo dài thời gian đi lại, ức chế hành khách. Việc hạn chế xe chở khách du lịch đi vào các tuyến phố chính của Hà Nội đã gây khó khăn cho doanh nghiệp lữ hành, gây ấn tượng không tốt cho khách du lịch.
Mặc dù hầu như địa phương nào cũng có tiềm năng lợi thế riêng biệt để phát triển du lịch, nhưng nhận thức của nhiều cấp, nhiều ngành và địa phương về vị trí, vai trị của du lịch trong phát triển kinh tế- xã hội của đất nước chưa cao. Nhiều nơi chưa thực sự tạo điều kiện cho du lịch phát triển.
Các chuyên gia kinh tế khuyến cáo, để du lịch có thể phát triển và trở thành mũi nhọn trong nền kinh tế, cần phải đổi mới cơ chế chính sách, phát triển sản phẩm du lịch, mở rộng thị trường, phát triển đồng bộ hạ tầng, phát triển nhân lực du lịch, bảo vệ mơi trường, giữ gìn cảnh quan du lịch, tăng cường nhận thức, đẩy mạnh hợp tác quốc tế.
* * *
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, mười năm qua (2001-2010), trong bối cảnh đất nước ổn định, nước ta có vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự phối hợp của các cấp, các ngành, đặc biệt là sự chuyển biến nhận thức đã chuyển hoá thành chủ trương và hành động của các cấp lãnh đạo địa phương trong phát triển du lịch, sự hưởng ứng của nhân dân, sự hỗ trợ quốc tế và nỗ lực của toàn ngành, ở tất cả các thời kỳ, du lịch Việt Nam đã hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó; đã xây dựng ngành trưởng thành và phát triển về mọi mặt.
Ngành Du lịch Việt Nam từng bước hội đủ điều kiện của một ngành kinh tế mũi nhọn: có tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ trọng trong GDP tăng nhanh và liên tục; có thị trường rộng lớn; có sức lan toả mạnh, thúc đẩy nhiều ngành và địa phương phát triển, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần phát triển văn hố, xã hội; thu hút được ngày càng nhiều lao động, góp phần phát triển yếu tố con người; tăng cường hội nhập quốc tế; và đã tạo được tiền đề vững chắc cho du lịch phát triển ở mức cao hơn trong thiên niên kỷ mới.
Chương 3