Thứ nhất, lấy hiệu quả về kinh tế, văn hóa, xã hội và mơi trường là mục tiêu phát triển tổng thể, lấy chất lượng sản phẩm, thương

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo phát triển ngành du lịch việt nam, giai đoạn 2001 2010 (Trang 86 - 89)

trường là mục tiêu phát triển tổng thể, lấy chất lượng sản phẩm, thương hiệu du lịch Việt Nam là yếu tố quyết định cho phát triển du lịch bền vững

Cùng sự nghiệp đổi mới của đất nước, 10 năm qua Ngành Du lịch đã có nhiều tiến bộ và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Những chỉ tiêu về khách, thu nhập, tỷ trọng GDP và việc làm đã khẳng định vai trò của Ngành Du lịch trong nền kinh tế quốc dân, đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xố đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, bảo vệ mơi trường và giữ vững an ninh, quốc phịng.

Bên cạnh những thành tựu đó, ngành Du lịch cịn bộc lộ một số hạn chế và bất cập nhất định; nhiều khó khăn, trở ngại vẫn chưa được giải quyết thoả đáng; chưa có bước phát triển đột phá để khẳng định thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn; hiệu quả tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của đất nước; phát triển nhưng vẫn ẩn chứa nhiều yếu tố thiếu bền vững.

Trước bối cảnh và xu hướng đó, định hướng phát triển Du lịch Việt Nam phải đáp ứng được những yêu cầu mới của thời đại về tính chuyên nghiệp, tính hiện đại, hội nhập và hiệu; quả đồng thời bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc, yếu tố truyền thống để phát triển bền vững, tương xứng với tiềm năng, lợi thế của đất nước và đáp ứng yêu cầu cạnh tranh quốc tế.

Đối với phát triển sản phẩm và định hướng thị trường cần tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, có thế mạnh nổi trội. Ưu tiên phát triển

du lịch biển; phát triển du lịch văn hóa làm nền tảng, phát triển du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm; liên kết phát triển sản phẩm khu vực gắn với các hành lang kinh tế.

Luôn xác định việc triển khai xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam cần mở rộng thêm nhiều đối tượng, trong đó có đơng đảo bà con người Việt đang sinh sống ở nhiều nước trên thế giới - vừa là nguồn khách tiềm năng vừa là những người quảng bá, xúc tiến hình ảnh Việt Nam tốt nhất đến du khách quốc tế ở chính nơi họ sinh sống. Ngành Du lịch những năm tới cần tiếp tục phát huy hiệu quả của các chiến dịch quảng bá, xúc tiến du lịch đã được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, quy mơ lớn, bài bản, có chiều sâu với các sản phẩm có tính cạnh tranh.

Tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm, loại hình du lịch đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, đặc sắc, có thế mạnh nổi trội.

Phát triển mạnh du lịch biển với hệ thống sản phẩm cạnh tranh khu vực về nghỉ dưỡng biển, tham quan thắng cảnh biển, Phát triển du lịch văn hoá gắn với di sản, lễ hội, tham quan và tìm hiểu văn hố, lối sống địa phương, du lịch làng nghề. Đẩy mạnh phát triển du lịch nghỉ dưỡng sinh thái, khám phá hang động, du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn.

Thu hút khách du lịch theo các phân đoạn thị trường, tập trung khai thác thị trường có khả năng chi trả cao. Thu hút phát triển mạnh thị trường khách quốc tế gần: Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), Đông Nam Á và Thái Bình Dương (Singapore, Malaysia, Inđơnêxia, Thái Lan, Úc); tăng cường khai thác thị trường khách cao cấp đến từ Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan), Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) và Đông Âu (Nga, Ucraina); mở rộng thị trường mới: Trung Đông, Ấn Độ.

Thu hút và phục vụ thị trường khách du lịch nội địa có nhu cầu nghỉ dưỡng, tham quan khám phá, kết hợp công việc, tham gia lễ hội, sự kiện. Tạo

dựng được thương hiệu du lịch Việt Nam và một số thương hiệu du lịch nổi bật được biết đến rộng rãi trong khu vực và trên thế giới, xây dựng hệ thống và có bài bản các thương hiệu: du lịch Việt Nam, thương hiệu du lịch vùng điểm đến, thương hiệu sản phẩm du lịch, thương hiệu doanh nghiệp du lịch, các địa danh nổi tiếng.

Chiến lược thương hiệu gắn chặt với chiến lược sản phẩm-thị trường, phát triển du lịch theo vùng và chiến lược xúc tiến quảng bá, được tiến hành bài bản, được Nhà nước, các hiệp hội ngành nghề bảo hộ, tôn vinh và hỗ trợ phát triển. Muốn vậy phải tập trung đẩy mạnh và chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa hoạt động xúc tiến quảng bá, phát huy vai trò chủ đạo của cơ quan xúc tiến du lịch quốc gia.

Xúc tiến quảng bá theo thị trường mục tiêu, lấy sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch làm nội dung trọng tâm. Đầu tư ứng dụng công nghệ cao, khai thác tối ưu công nghệ thông tin truyền thông, phối hợp tốt với đối tác quốc tế trong xúc tiến quảng bá du lịch. Gắn kết giữa khu vực nhà nước và khối doanh nghiệp trong xúc tiến quảng bá, có cơ chế phối hợp, chia sẻ lợi ích và trách nhiệm hợp lý.

Đối với phát triển thương hiệu cần tập trung phát triển một số thương hiệu du lịch nổi bật trong khu vực và trên thế giới, hướng tới việc tạo dựng thương hiệu Du lịch Việt Nam. Trước hết, Nhà nước cần tập trung hỗ trợ phát triển các thương hiệu du lịch có tiềm năng như: Saigontourist, Vinpearl Land, Hạ Long, Phú Quốc, Mũi Né, Hội An, Huế, Sapa, Đà Lạt...

Lĩnh vực xúc tiến quảng bá cần tập trung đẩy mạnh và chuyên nghiệp hóa hoạt động xúc tiến quảng bá nhằm vào thị trường mục tiêu theo hướng lấy điểm đến, sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch làm đối tượng xúc tiến trọng tâm. Cơ quan xúc tiến du lịch quốc gia có vai trị chủ đạo trong việc hoạch định chương trình xúc tiến quảng bá quốc gia và huy động các tổ chức, doanh nghiệp chủ động tham gia theo cơ chế “cùng mục tiêu, cùng chia sẻ”.

Lĩnh vực đầu tư phát triển du lịch cần tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm nâng cao năng lực và chất lượng cung ứng du lịch, tăng cường đầu tư cho kết cấu hạ tầng, xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch. Các chương trình ưu tiên cần tập trung đầu tư: Chương trình đầu tư hạ tầng du lịch; Chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch; Chương trình xúc tiến quảng bá du lịch; Chương trình phát triển thương hiệu du lịch; Đề án phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển; Đề án phát triển du lịch biên giới; Đề án phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái; Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cả nước, quy hoạch phát triển du lịch theo vùng và khu du lịch quốc gia; Chương trình điều tra, đánh giá, phân loại và xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên du lịch và tài khoản vệ tinh du lịch.

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo phát triển ngành du lịch việt nam, giai đoạn 2001 2010 (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w