hành Chiến lược, quy hoạch phát triển ngành Du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Theo Nghị quyết Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XI, Chính phủ, Bộ Văn hố, Thể thao và Du lịch chỉ đạo sớm hoàn chỉnh và ban hành Chiến lược, quy hoạch phát triển Ngành Du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 để thống nhất quản lý, phát triển ngành Du lịch. Với quan điểm phát
triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tập trung phát triển du lịch theo hướng hiện đại, có chất lượng, có thương hiệu, có trọng tâm, trọng điểm,
phát triển đồng thời du lịch nội địa và quốc tế; phát triển du lịch bền vững, đảm bảo tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa, gắn với an ninh, quốc phịng, trật tự an toàn xã hội, khai thác tối ưu lợi thế quốc gia, các nguồn lực trong và ngồi nước, phát huy mạnh vai trị nòng cốt của doanh nghiệp.
Du lịch được xác định là một ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, đa lĩnh vực, mang nội dung văn hóa sâu sắc và xã hội hóa cao, phát triển du lịch theo hướng bền vững, trên cơ sở giữ gìn và phát huy bản sắc văn hố truyền thống, bảo vệ tốt mơi trường cảnh quan, do đó q trình xây dựng và thực hiện Chiến lược trên phải có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các ngành, các cấp, dưới sự chỉ đạo thống nhất của Nhà nước.
Chiến lược cần định hướng và tổ chức phát triển du lịch trên các vùng
lãnh thổ phù hợp với đặc điểm tài nguyên du lịch gắn với vùng kinh tế, vùng văn hóa, vùng địa lý, khí hậu và các hành lang kinh tế trong mối tương quan bổ trợ liên kết nội vùng và liên vùng.
Hình thành một số khu du lịch có “thương hiệu” mang tầm cỡ khu vực và quốc tế. Hiện nay, Chính phủ đã cho lập quy hoạch các khu du lịch quốc gia (có thể th nước ngồi làm quy hoạch) làm cơ sở để thu hút đầu tư.
Ưu tiên đầu tư phát triển các trung tâm du lịch lớn ở phía Bắc, miền Trung, miền Nam; quan tâm đến các địa bàn trọng điểm, điểm đến nổi bật trong mỗi vùng, như Hà Nội - Quảng Ninh - Lào Cai - Quảng Bình - Quảng Trị - Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Đà Lạt - Nha Trang - thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác, tạo thành các cụm liên kết phát triển mạnh về du lịch để tổ chức tốt các hoạt động trên các tuyến du lịch “hành lang kinh tế Đông Tây”, “Hành trình qua các kinh đơ cổ”, “Đường Hồ Chí Minh huyền thoại”, “Con đường di sản miền Trung”. Tăng cường hợp tác quốc tế với các nước trong khối ASEAN, Trung Quốc, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, các tuyến du lịch quốc gia “ba quốc gia, một điểm đến” với Lào, Thái Lan trên tuyến hành lang Đông - Tây.
Từ Chiến lược, trên nhanh chóng hồn thiện cơ chế chính sách về du
lịch, đặc biệt là các văn bản hướng dẫn Luật Du lịch làm cơ sở cho công tác điều hành, quản lý nhà nước, cũng như trong hoạt động kinh doanh của chính các doanh nghiệp.
Tổng cục Du lịch chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi) rà sốt các quy định có liên quan đến đầu tư, xúc tiến, quảng bá du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, cơ chế liên kết, phối hợp giữa các ngành, các cấp và các doanh nghiệp… để tìm ra các quy định bất hợp lý làm cản trở sự phát triển của ngành và đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung; đồng thời kiến nghị Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch xem xét, xử lý kịp thời trong quá trình tổ chức thực hiện chiến lược.
Chiến lược cần chú trọng hơn nữa sự phối hợp đồng bộ và hợp tác chặt
chẽ với các ngành kinh tế khác, đặc biệt là những ngành dịch vụ đầu vào hỗ trợ cho Ngành Du lịch trong một chiến lược tổng thể phát triển dịch vụ của Việt Nam. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch để Ban chỉ đạo trở thành cầu nối liên kết giữa các Bộ, Ngành, Địa phương trong việc phát triển du lịch.